Anh cáo buộc Huawei thông đồng với chính phủ Trung Quốc
Các nhà lập pháp ở Anh đã thúc giục nước này đẩy nhanh việc loại bỏ thiết bị của Huawei khỏi cơ sở hạ tầng di động 5G của mình, khi cho rằng Huawei đã thông đồng với chính phủ Trung Quốc.
Giới lập pháp Anh muốn đẩy nhanh lệnh cấm Huawei tham gia phát triển mạng 5G tại nước này
Theo Engadget, Ủy ban Quốc phòng Vương quốc Anh đã công bố một báo cáo dài, thúc giục chính phủ nước này xem xét liệu lệnh cấm có thể được đẩy từ năm 2027 sang năm 2025 hay không. Các quan chức nói rằng có “bằng chứng rõ ràng” về sự thông đồng giữa Huawei và chính phủ Trung Quốc, đồng thời khuyến nghị các quốc gia khác làm việc cùng nhau để xây dựng lại năng lực sản xuất công nghệ thông tin đã bị mất khi phần lớn ngành công nghiệp này ban đầu được gia công bởi công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Báo cáo bắt đầu bằng cách liệt kê các vấn đề như đồng sáng lập Ren Zhengfei (Nhậm Chính Phi) từng làm trong quân đội Trung Quốc, hay là công ty Trung Quốc nên Huawei có thể phải đáp ứng yêu cầu hoạt động gián điệp theo luật Tình báo năm 2017 của nước này. Mặc dù không nêu bằng chứng cụ thể nhưng Trung tâm An ninh mạng Quốc gia của Vương quốc Anh cho biết Huawei hoàn toàn có thể chèn cửa hậu vào các sản phẩm của mình. Họ lấy ví dụ với những sai sót trong kỹ thuật của Huawei trước đây, tuy không cố ý đặt cửa hậu nhưng Huawei hoàn toàn có thể chọn theo hướng đó một khi bị yêu cầu.
Chưa dừng lại ở đó, báo cáo còn đưa ra những nghiên cứu từ các nhà đầu tư mạo hiểm André Pienaar, Christopher Balding, thành viên xã hội của Henry Jackson và Roslyn Layton – người sáng lập China Tech Threat. Điều này bao gồm khoản trợ cấp mà Huawei nhận được hay mô hình sở hữu không rõ ràng của công ty. Ngoài ra, việc sử dụng thiết bị Huawei ở Anh đã khiến các thành viên khác của mạng chia sẻ thông tin tình báo Five Eyes cảm thấy khó chịu.
Nội dung báo cáo cũng nói về chính sách của các chính phủ đối với CNTT và sản xuất. Theo báo cáo, một trong những lý do khiến Huawei có thể chiếm được thị phần lớn như vậy là do giá rẻ. Trong khi đó, sự thiếu đa dạng trong chuỗi cung ứng viễn thông khiến các quốc gia phụ thuộc vào các nhà cung cấp đơn lẻ.
Phản ứng trước cáo buộc này, Huawei cho biết với CNBC rằng báo cáo trên là “thiếu độ tin cậy” và “được xây dựng dựa trên quan điểm hơn là thực tế”. Huawei cũng nói thêm rằng họ hy vọng mọi người sẽ “nhìn thấu những lời buộc tội thông đồng vô căn cứ này” và thay vào đó hãy nhìn vào hồ sơ của công ty trong hai thập kỷ qua.
Đáp trả chính quyền ông Trump, Trung Quốc chuẩn bị điều tra chống độc quyền với Google
Đáng chú ý, cuộc điều tra nhắm vào Google này được tiến hành dựa trên đơn kiện của chính Huawei vào năm ngoái.
Các nguồn tin của Reuters cho biết, Trung Quốc đang chuẩn bị tiến hành điều tra hãng Google, vì các cáo buộc liên quan đến việc người khổng lồ tìm kiếm này lợi dụng hệ điều hành Android để kìm hãm cạnh tranh.
Vụ kiện được đệ trình lên vào cuối năm ngoái bởi người khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc, Huawei, hãng đang trở thành đích ngắm cho các biện pháp trừng phạt thương mại của Mỹ. Đơn kiện của Huawei đã được cơ quan quản lý thị trường hàng đầu đất nước này đệ trình lên Ủy ban chống độc quyền của Hội đồng Nhà nước.
Các cáo buộc của Huawei cho rằng Google đã lợi dụng vị thế trên thị trường của mình để có thể gây ra "tổn thất khủng khiếp" đến các công ty Trung Quốc như Huawei, khi việc mất đi sự hỗ trợ từ nền tảng Android của hãng công nghệ Mỹ đã làm các công ty này mất sự tin cậy và doanh thu của mình.
Trước đó, việc Huawei bị đưa vào danh sách đen về thương mại đã ngăn Google hỗ trợ kỹ thuật cho các điện thoại mới của Huawei cũng như ngăn chúng truy cập vào các ứng dụng dịch vụ của Google, thành phần quan trọng đối với hầu hết thiết bị Android trên thị trường quốc tế. Huawei cho biết, doanh thu của họ trong năm 2019 đã bị sụt giảm 12 tỷ USD so với mục tiêu ban đầu, một phần lớn là vì các biện pháp trừng phạt từ chính phủ Mỹ.
Tuy nhiên vẫn chưa rõ cuộc điều tra chống độc quyền này sẽ tập trung vào dịch vụ nào của Google. Một điều đáng chú ý là hầu hết thương hiệu smartphone Trung Quốc, bao gồm cả Huawei, đều sử dụng phiên bản Android mã nguồn mở không có các dịch vụ Google trên điện thoại của mình khi bán tại thị trường Trung Quốc. Các dịch vụ này được thay thế bằng các ứng dụng riêng của mỗi hãng.
Một nguồn tin cho biết, quyết định chính thức về việc tiến hành hay không cuộc điều tra này sẽ được đưa ra ngay trong tháng Mười tới đây và có thể ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ Trung trong thời gian tới.
Cuộc điều tra này được xem như hành động đáp trả việc chính quyền tổng thống Trump gần đây đã liên tục chèn ép các công ty công nghệ Trung Quốc, do các cáo buộc liên quan đến an ninh quốc gia. Các động thái này bao gồm cả việc đưa Huawei và SMIC vào danh sách đen về thương mại, đồng thời buộc hãng ByteDance phải từ bỏ hoạt động kinh doanh TikTok tại thị trường Mỹ.
Cuộc điều tra này đến đúng vào thời điểm Trung Quốc đang tiến hành cải tổ lại bộ luật chống độc quyền của mình với các chỉnh sửa bao gồm gia tăng đáng kể mức phạt tối đa và mở rộng phạm vi xác định đối với quyền kiểm soát thị trường của một công ty nào đó.
Chủ tịch Huawei: 'Đừng lãng phí cơ hội trong khủng hoảng' Chủ tịch luân phiên của Huawei trấn tĩnh các nhân viên mới của mình khi Mỹ gây nhiều bất lợi cho hãng. Trong buổi tọa đàm mới nhất với các nhân viên mới, của Chủ tịch luân phiên Huawei, ông Guo Ping, đã mượn câu nói Winston Churchill, một chính trị gia nổi tiếng người Anh, để thể hiện quan điểm của mình:...