Anh cảnh báo không khoe hình selfie trong lễ tốt nghiệp
Chụp hình tại lễ tốt nghiệp và đăng lên mạng xã hội không có gì sai, nhưng các sinh viên tại Anh đang được khuyến cáo nên dừng lại việc này.
Nghiên cứu cho thấy 74% sinh viên không biết hình ảnh bằng cấp của họ có thể được dùng để làm bằng giả – Ảnh: ALAMY
Hedd – cơ quan chính thức của Vương quốc Anh chuyên cung cấp dịch vụ xác minh bằng cấp, cho biết hơn 2/3 sinh viên có kế hoạch chụp ảnh selfie tại lễ tốt nghiệp.
Tuy nhiên, Hedd cảnh báo xu hướng này đang tạo cơ hội cho những kẻ lừa đảo tiếp cận với các logo, biểu tượng, chữ ký, con dấu, hình ba chiều và những từ ngữ trên tấm bằng, góp phần tiếp tay cho ngành kinh doanh bằng giả đang bùng nổ.
“Các mẫu thiết kế mới nhất có thể bị sao chép dễ dàng để dùng cho việc giả mạo và qua mặt các nhà tuyển dụng không có điều kiện xác minh”, tổ chức này cho biết.
Nghiên cứu được Hedd tiến hành cho thấy 69% sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp trong năm nay tại Anh đang lên kế hoạch ghi lại thành tựu của họ bằng cách chia sẻ ảnh với những người theo dõi trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram và các kênh được ưa thích khác. Trong khi đó, 24% dự định quay video với tấm bằng của mình.
Nghiên cứu trên cũng cho thấy có đến 74% sinh viên không biết rằng hình ảnh bằng cấp của họ có thể được sử dụng để làm bằng giả.
Video đang HOT
Jayne Rowley – giám đốc điều hành tại Graduate Prospects, nơi đang điều hành Hedd, cảnh báo các sinh viên tốt nghiệp đừng để những kẻ gian lận có cơ hội được hưởng lợi từ những năm tháng học tập vất vả của mình.
“Bạn đã được khuyên không nên chia sẻ ảnh hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe của mình, thì giờ đây bằng cấp cũng thế, không nên đưa chúng lên mạng.
Gian lận bằng cấp ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Sau khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào một tấm bằng, các sinh viên tốt nghiệp không nên để mình rơi vào nguy cơ mất cơ hội trên thị trường việc làm vào tay một ứng cử viên xài bằng giả”, Rowley nói.
Theo tuoitre.vn
Niềm vui của cụ ông 85 tuổi nhận bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Sau 3 năm đèn sách, cụ ông Lê Phước Thiệt (85 tuổi, quê ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã cầm trên tay tấm bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, hoàn thành được ước mơ của mình.
Cụ Lê Phước Thiệt vừa nhận bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh ở tuổi 85.
Cụ Thiệt là tân thạc sĩ đặc biệt nhất, nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ hội trường lễ tốt nghiệp của ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) sáng 10/6.
Khoảnh khắc đáng nhớ đối với cụ Thiệt trong lễ phát bằng tốt nghiệp năm học 2018 - 2019 của ĐH Duy Tân (Đà Nẵng)
Ban Giám hiệu ĐH Duy Tân và gia đình cùng chúc mừng cụ Thiệt trong ngày vui giấc mơ hoàn thành chương trình cao học của cụ đã thành hiện thực
Cách đây hơn 3 năm, Dân trí có bài báo phản ánh cụ Lê Phước Thiệt (SN 1933) đã khiến mọi người rất ngạc nhiên và nể phục khi đăng ký dự thi cao học. Khi đó, ở tuổi ngoài 80 mà vẫn còn muốn đi học, cụ nói: "Tôi có phương châm sống "không bao giờ là quá trễ". Tôi đi học phải vì bằng cấp hay danh vị. Nó không có ý nghĩa khi tôi đã ở tuổi này. Tôi học để làm chậm quá trình lão hoá của não bộ, như một cách để vận động để rèn luyện sức khoẻ trí não qua việc lĩnh hội những kiến thức mới. Thêm nữa, tôi muốn làm gương cho con cháu. Tôi muốn con cháu trong nhà thấy rằng ông cố, ông nội tuổi này còn ham học; thì con cháu không lý gì mà lười học"
Nói được là làm được, cụ Thiệt đã hoàn thành chương trình cao học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, nhận bằng tốt nghiệp đúng thời hạn đào tạo như các học viên khác.
Cụ Thiệt vẫn đi học bằng xe máy cùng người cháu ở quê. Bất kể nắng mưa, cụ vẫn đi học chăm chỉ. Lúc nào cũng đến lớp đến lớp đúng giờ, đi học về đến nhà khi đã 9-10h đêm là chuyện bình thường với cụ Thiệt. Cụ quen thuộc với thư viện nhà trường khi thường xuyên đến đây tìm tài liệu để học, sách để đọc. Cụ cũng lên mạng tìm tài liệu, làm bài tập trực tuyến, cũng nghiên cứu để hoàn thành các bài tiểu luận, luận văn tốt nghiệp.
Cụ kể: "Thầy Võ Thanh Hải - Hiệu phó nhà trường gặp những hôm mưa bão, vẫn nói: Trời ơi, mưa gió như vậy, cụ nghỉ học một hôm cũng được. Sao lặn lội đi học quá là vất vả. Thầy ấy nói thế, nhưng hôm nào cũng đợi tôi đến lớp, bởi thầy hiểu tính tôi.
Hay như thầy Hiển. Tôi nói, môn học của thầy là môn học khó. Các bạn học của tôi cũng nói thế. Thế nhưng khi trả bài thi của tôi, thầy nói rất bất ngờ, vì tôi kêu học khó, nhưng lại làm bài thi rất là tốt. Tôi nghe thầy nói thế, tôi mừng"
Ba năm đèn sách, cụ Thiệt chia sẻ: "Việc học hành, thi cử, làm luận văn..., tất cả tôi đều thấy không khó. Mà khó là việc đi lại từ nhà ở Đại Lộc (Quảng Nam) ra Đà Nẵng học."
Cụ Lê Phước Thiệt (ngoài cùng bên phải) đã miệt mài đèn sách suốt ba năm qua để nỗ lực hoàn thành chương trình cao học như các học viên khác.
"Tôi mừng vì thấy trong quá trình học tập, mình vẫn tiếp thu được kiến thức, vẫn hoàn thành các bài thi, luận văn. Như vậy là trí não mình vẫn còn khoẻ. Cái khó là từ quê ra đây học, có khi mưa bão, lụt lội, rồi đêm hôm, với cái tuổi của mình, như rứa cũng cực thiệt" - cụ Thiệt nói
Cùng cụ Thiệt từ quê nhà ở Đại Lộc (Quảng Nam) ra Đà Nẵng dự lễ tốt nghiệp và nhận bằng thạc sĩ, có tới 10 người con cháu của cụ đến dự trong ngày đặc biệt này. Bác Lê Phước Long - cháu gọi cụ Thiệt bằng chú chia sẻ: "Cả nhà ai cũng mừng cho chú của tôi. Ông nói là làm được, là tấm gương hiếu học cho con cháu tự hào và phấn đấu noi gương. Ở quê, chú Thiệt còn thường xuyên vận động bạn bè gây quỹ khuyến học, trao học bổng hàng năm cho các cháu trong tộc họ có thành tích học tập tốt hàng năm".
Khánh Hiền
Theo Dân trí
Khám phá văn hóa tốt nghiệp của các trường trên thế giới Cùng tìm hiểu những nét văn hóa đặc trưng trong lễ tốt nghiệp của một số trường đại học trên thế giới. Với các teen Việt thì tháng 5 chính là mùa chia tay tuổi học trò với những lễ bế giảng, tổng kết năm học. Dù có đôi chút khác biệt về thời gian nhưng cũng giống như Việt Nam, lễ bế...