[ẢNH] Cảnh báo 10 thói quen xấu gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến, nguy hiểm, cướp đi tính mạng của rất nhiều người. Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, chủ yếu đến từ lối sống với những thói quen thiếu khoa học, lành mạnh như: Hút thuốc, uống rượu, ăn mặn, thức khuya hay ăn đêm…
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ung thư dạ dày. Trong thuốc lá chứa nhiều hàm lượng lớn nicotine – chất độc phá hủy hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa
Theo nghiên cứu vào năm 2011 của “Tạp chí thế giới về tiêu hóa”, nicotine làm giảm việc sản sinh oxit nitric – một hóa chất trong dạ dày giúp cải thiện lưu lượng máu, tăng cường chất nhầy giúp bảo vệ dạ dày không bị axit tiêu hóa ăn mòn. Bằng cách làm giảm sự bảo vệ của oxit nitric, khói thuốc lá có thể gây đau dạ dày, đặc biệt trong trường hợp viêm loét dạ dày, khả năng biến chứng sang ung thư dạ dày sẽ tăng lên
Rượu bia là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý ung thư nguy hiểm, trong đó có ung thư dạ dày
Nguyên nhân là do, khi rượu đi vào cơ thể, dưới tác dụng của enzyme alcohol dehydrogenase, rượu được oxy hóa thành acetaldehyde – một chất gây ung thư bằng cách gây tổn thương gene
Theo kết luận của Viện nghiên cứu ung thư Nhật Bản, những người ăn mặn thường có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp đôi so với người bình thường. Được biết, với mỗi gram muối ăn thêm mỗi ngày, nguy cơ mắc ung thư dạ dày sẽ tăng lên 8%
Nguyên nhân là do, thói quen ăn đồ ăn nhiều muối sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn HP hình thành và phát triển mạnh, làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày
Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, làm tăng nguy cơ béo phì, giảm trí nhớ… thức khuya là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Thức khuya thường xuyên sẽ làm cho dạ dày hoạt động quá tải, tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, dịch vị dạ dày tiết nhiều hơn dễ dẫn đến mắc các bệnh như viêm loét, tăng nguy cơ gây ung thư
Do đó, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày, thay vì thức khuya, bạn nên hình thành cho mình thói quen ngủ sớm và đủ giấc
Video đang HOT
Việc ăn vào lúc đêm muộn, đặc biệt là các loại đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như mì tôm, nước ngọt có gas… sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bạn, đặc biệt là hệ tiêu hóa
Việc ăn khuya sẽ khiến dạ dày không có thời gian nghỉ ngơi, làm cản trở sự phục hồi của niêm mạc dạ dày. Nếu thói quen này diễn ra thường xuyên, bạn có thể sẽ phải đối mặt với căn bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm
Ít hoạt động thể lực sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày
Thói quen lười vận động sẽ khiến các chất béo trong thức ăn không được chuyển hóa và sử dụng, lâu ngày sẽ tích tụ trong dạ dày, gây đau, viêm loét dạ dày, làm tiền đề cho ung thư phát triển
Bạn hãy hình thành cho bản thân thói quen tập thể dục thường xuyên. Không chỉ giúp cho cơ thể săn chắc, thon gọn, việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp sức khỏe của bạn luôn ổn định, giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, thói quen ăn đồ chua cay, đặc biệt là trong khi đói, là một trong những nguyên gây ra ung thư dạ dày
Khi đói, nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, khi kết hợp với axit của những thực phẩm có vị cay, nóng sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, làm tổn thương dạ dày, dễ hình thành những vết loét gây đau, khó chịu ở dạ dày
Với tính đa dạng, tiện dụng lại đẹp mắt và có mùi vị hấp dẫn, những đồ ăn chế biến sẵn luôn “được lòng” mọi người. Tuy nhiên, việc ăn đồ ăn chế biến sẵn thường xuyên sẽ tiềm ẩn nguy cơ
Những loại thực phẩm này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chứa nhiều dầu mỡ, muối và chất phụ gia, khi vào cơ thể sẽ dẫn tới việc khó tiêu hóa, tăng gánh nặng cho dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Để giảm khả năng mắc ung thư dạ dày, bạn hãy thực hiện ăn chín, uống sôi, tránh xa những đồ ăn chế biến sẵn. Điều này vừa giúp đảm bảo sức khỏe, đồng thời giúp bạn tiết kiệm chi phí ăn uống
Thói quen hoạt động ngay hoặc nằm ngủ ngay sau khi xong cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày
Thói quen xấu này khiến dạ dày phải hoạt động hết công suất, gây ra những cơn đau dạ dày, viêm loét mạn tính, tiền đề của sự xuất hiện khối u ở dạ dày
Ung thư dạ dày có nguyên nhân gây bệnh do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình từng có thành viên có tiền sử bị ung thư, nguy cơ tự bị mắc ung thư liên quan sẽ có tỷ lện cao hơn
Để hạn chế bệnh ung thư dạ dày, mọi người cần tăng cường nhiều rau xanh, nhất là các loại rau đậm màu, trái cây tươi và các vitamin, khoáng chất thiết yếu trong khẩu phần ăn hàng ngày
Bên cạnh việc chú ý xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, mỗi người cần chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện những bất thường sớm, tăng cơ hội điều trị bệnh thành công
Những tác hại từ căn bệnh đau dạ dày gây nên
Bệnh đau dạ dày được coi là căn bệnh phổ biến ngày nay, gây ra những cơn đau âm ỉ, cùng với tình trạng khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn,... đeo bám bạn từng ngày khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức.
Tuy nhiên người bệnh thường có xu hướng bỏ mặc, để đến khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm mới điều trị thì đã muộn. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày.
Dấu hiệu của việc bị bệnh đau dạ dày
- Đau thượng vị: Đây là dấu hiệu cơ bản của bệnh và thường có ở tất cả những người bị mắc các bệnh lý tá tràng. Người bệnh bị đau thượng vị có thể đau vùng dưới hoặc cách xa mũi ức. Cảm giác đau thường là do tùy từng người đau âm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chiu... nhưng không có cảm giác đau quằn quại và cơn đau thường xảy ra khi cơ thể đói quá hoặc có thể no quá.
- Ăn kém: Người có biểu hiện này có thể kém ăn do hệ tiêu hóa không tiêu, tức bụng, căng bụng dẫn đến ăn không ngon, kém ăn.
- Ợ chua, ợ hơi: Đây là dấu hiệu rất quan trọng của bệnh đau dạ dày do sự vận động của dạ dày bị rối loạn làm thức ăn bị khó tiêu dẫn tới lên men và sinh ra hơi. Bệnh nhân có thể bị ợ hơi, ợ chua và ở lên nửa chừng và kèm theo đó là các dấu hiệu đau sau mũi ức hoặc sau xương ức ( dấu hiệu đau thượng vị).
- Buồn nôn và nôn: Là hiện tượng các thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng . Triệu chứng này là biểu hiện của các bệnh có liên quan tới dạ dày gây ra nôn như: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, xuất huyết dạ dày.
-Xuất huyết tiêu hóa: hay còn gọi là xuất huyết dạ dày là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch và chảy vào lòng ống tiêu hóa. Những biểu hiện cơ bản dễ nhận thấy của xuất huyết tiêu hóa là như bị nôn ra máu đỏ tươi, máu đen hoặc đi ngoài ra máu. Khi người bệnh có hiện tượng này là do những bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày,...
Nguyên nhân đau dạ dày
Có thể bạn đau dạ dày do ăn uống thất thường, do uống rượu bia, do làm việc căng thẳng, sinh hoạt không điều độ...nhưng ở đây, tôi muốn nhấn mạnh về nguyên nhân do khuẩn H.P gây ra. Lý do? Vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đau dạ dày, ung thư dạ dày và có thể lây cho người thân của bạn.
Khuẩn H.P là gì?
Vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (theo WHO, tổ chức Y tế thế giới). Các nhà khoa học Đức gần đây cũng đã tìm thấy mối liên hệ giữa những tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra trong dạ dày với sự hình thành, phát triển của các tế bào Ung thư dạ dày sau thời gian dài nhiễm khuẩn Hp.
Khuẩn HP lây thế nào?
Không chỉ sống trong dạ dày, Các nhà khoa học đã tìm thấy khuẩn HP ở trong các mảng bám trên răng, trong các khoang, hốc của cơ thể như khoang miệng, đường ruột... Chính vì vậy, chúng cũng dễ dàng lây nhiễm theo nhiều con đường khác nhau trong đó phổ biến nhất là đường từ miệng - miệng và đường ăn uống.
Đây là nguyên nhân thường thấy nhiều gia đình cả nhà bị bệnh dạ dày. Vi khuẩn Hp dễ dàng kháng thuốc kháng sinh Sử dụng kháng sinh điều trị các bệnh lý khác trong khi dạ dày đang có vi khuẩn Hp, hoặc không tuân thủ tốt phác đồ hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp là hai nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng vi khuẩn Hp kháng thuốc kháng sinh.
Tỷ lệ người nhiễm Hp trên thế giới rất cao, ở Việt Nam, tỷ lệ này lên tới 70%, chính vì vậy, trong quá trình sử dụng kháng sinh để điều trị các bệnh lý khác nhau nhiễm trùng hô hấp, chúng ta đã vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn Hp kháng lại loại thuốc kháng sinh đó. Việc dễ dãi trong sử dụng kháng sinh của người dân ở các nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm cho tình trạng Hp kháng thuốc ngày càng phức tạp hơn.
Tác hại của việc đau dạ dày gây nên
Xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là bệnh phổ biến ở người đau dạ dày. Đây là hệ quả của bệnh viêm loét dạ dày cấp, mãn tính và một số bệnh lý khác gây ra. Các vết loét ở dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do không điều trị bệnh viêm loét dạ dày kịp thời, thường xuyên sử dụng các thực phẩm có hại cho dạ dày.
Nếu để viêm dạ dày dẫn đến xuất huyết dạ dày rất nguy hiểm vì bệnh khó điều trị, ở dạ dày cầm máu khó khăn. Nếu xuất huyết dạ dày nặng sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính, biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạch nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch, thở dốc, một số trường hợp còn sốt nhẹ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Do đó, các bác sĩ cho rằng khi bị viêm loét đau dạ dày bệnh nhân sớm điều trị ngay tránh để lâu gây nguy hiểm cho tính mạng khi bị xuất huyết dạ dày.
Thủng dạ dày
Theo các bác sĩ đây được xem là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày.
Các vết loét trong dạ dày ngày càng sâu khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và ngày càng trở nên mỏng đi. Nếu người bệnh cứ chủ quan, không chữa trị dứt điểm thì vết loét này có thể tạo thành vết thủng trên dạ dày kèm theo xuất huyết dạ dày. Thủng dạ dày có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Bình thường người bệnh chỉ có một lỗ thủng có thể là một ổ loét xơ chai hoặc ổ loét non. Ổ loét dạ dày đa số ở bờ cong nhỏ, ít gặp ở mặt trước hay mặt sau dạ dày. Kích thước thường to hơn ở tá tràng, có thể mềm mại hoặc sơ chai do loét non hay loét mãn tính.
Ung thư dạ dày
Theo hội ung thư học Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày ngày càng cao và là 1 trong 5 bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt, ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa và chỉ có 30 /1000 bệnh nhân ung thư dạ dày đến viện ở giai đoạn sớm còn lại đều ở giai đoạn quá muộn.
Ung thư dạ dày ngày càng phổ biến tại Việt Nam
Khi dạ dày đã xuất hiện vết loét mà người bệnh chủ quan không điều trị thì nguy cơ bị ung thư hóa từ vết loét trên niêm mạc dạ dày cao hơn rất nhiều lần. Dấu hiệu của ung thư dạ dày và đau dạ dày đôi khi giống nhau như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn nên nhiều bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn tính rất chủ quan. Chỉ đến khi đau không chịu nổi, thiếu máu, sụt cân nhanh...họ mới đến bệnh viện thì đã quá muộn.
Thanh Linh (T/h)
Dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo sớm ung thư dạ dày Ung thư da day la môt trong nhưng bênh ly ung thư tiêu hoa thương găp va con sô măc ung thư da day hang năm trên thê giơi co xu hương gia tăng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng ban đầu, phương pháp phòng ngừa và điều trị căn bệnh này với TS.BS Phạm Văn...