[ẢNH] Cách phòng tránh các loại bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa cũng chính là lúc khí hậu, thời tiết có sự thay đổi, chính vì thế nếu không chú ý đến sức khỏe thì con người rất dễ mắc phải các bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Dưới đây là một số cách phòng tránh hiệu quả bệnh giao mùa mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.
Bệnh hô hấp thường thấy đầu tiên đó là cảm cúm. Các triệu chứng chính của cảm cúm như: sốt, nghẹt mũi, đau họng, đau mỏi toàn thân…
Cảm cúm xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, cảm cúm còn đi kèm với các biểu hiện khác như: nôn, đi ngoài… Chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần hết sức lưu tâm
Chế độ ăn uống hợp lý có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa. Vừa tăng cường chất dinh dưỡng cho cả gia đình, nhưng cũng vừa phải đảm bảo đủ cả chất và đủ cả lượng
Bên cạnh những loại thực phẩm giàu protein thì các bà nội trợ cần kết hợp thêm một số thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin C, vitamin A như: rau xanh, củ, quả… giúp cơ thể được khỏe mạnh, chức năng của hệ hô hấp được phát huy
Đồng thời, một số loại trà như: trà bạc hà, trà thảo mộc… cũng có thể bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho các thành viên trong gia đình
Thói quen sinh hoạt cần được cải thiện, cụ thể là việc lên kế hoạch làm việc, khung thời gian ngủ, nghỉ, đảm bảo ngủ đủ số giờ /ngày, tránh tình trạng thời gian ngủ quá ít kéo dài khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Video đang HOT
Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh chung bằng cách che mũi, miệng khi hắt hơi, ho, hạn chế khạc nhổ bừa bãi ra môi trường xung quanh
Bệnh hô hấp xuất hiện lúc giao mùa tiếp đến là viêm họng. Tác nhân gây ra viêm họng được xác định do một số yếu tố như: thời tiết, độ ẩm… thay đổi, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển
Triệu chứng ban đầu của viêm họng như: ngứa mũi, hắt hơi, nóng trong… nặng hơn là sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi… Một số trường hợp người bị viêm họng sẽ cảm thấy khó thở, xuất hiện hạch ở cổ gây sưng tấy
Thói quen uống nhiều nước sẽ rất hữu ích trong những ngày thời tiết giao mùa, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc viêm họng
Đối với người có những triệu chứng nhẹ ban đầu thì cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng, tăng cường các hoạt động thể dục thể thao ở không gian thông thoáng, sạch sẽ và bổ sung các loại nước như: trà gừng…
Luôn chú ý tới nhiệt độ cơ thể khi ở trong từng thời điểm giao mùa của năm. Giữ ấm cơ thể, tuy nhiên không nên mặc quá nhiều đồ khiến cơ thể nóng bức, mồ hôi thấm ngược vào trong
Thay đổi thời tiết đột ngột không chỉ gây ra những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp mà đây còn là khoảng thời gian khiến những bệnh hô hấp mạn tính dễ tái phát
Cụ thể như: hen phế quản, giãn phế quản… Đây là hai bệnh nguy hiểm nếu người bệnh không tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ và có một số phòng tránh nhất định
Với những người mắc hen phế quản, cần tránh các yếu tố như: khói thuốc lá, thức ăn gây dị ứng… khiến người bệnh dễ lên cơn hen
Thường xuyên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, tạo không gian sống thoáng mát, giảm những biến chứng xấu từ bệnh hen phế quản, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa
Còn với những người mắc giãn phế quản cần thường xuyên vệ sinh: răng, miệng, họng… Đánh răng sau khi ngủ dậy buổi sáng, trước khi đi ngủ buổi tối, sau khi ăn, và xúc miệng bằng nước muối
Hạn chế đi ra ngoài, nhất là tới những không gian chật hẹp, khói bụi
Tránh tiếp xúc với những người mắc cúm, đồng thời rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với các đồ vật chung, nơi công cộng
Nguyễn Minh (Tổng hợp)
Bảo vệ "cửa ngõ" cơ thể, phòng bệnh hô hấp thế nào?
Bộ phận mũi, họng của con người là "cửa ngõ" khiến virus, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng nhất vào đường hô hấp. Do đó, để phòng, chống các bệnh về đường hô hấp việc vệ sinh mũi, họng thường xuyên là phương pháp hiệu quả được các chuyên gia y tế khuyến cáo để phòng bệnh.
Theo thống kê, bệnh lý hô hấp và tai mũi họng đứng đầu danh sách 5 loại bệnh có số người mắc cao nhất. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra là mối lo lắng của nhiều người, việc vệ sinh mũi, họng sạch sẽ để phòng chống các bệnh đường hô hấp lại càng được quan tâm hơn.
Các chuyên gia y tế cho biết, mũi họng được ví như của ngõ của cơ thể có nhiệm vụ canh gác khi có vi rút, vi khuẩn hay khói bụi xâm nhập. Để đảm nhận nhiệm vụ đó, mũi, họng được cấu tạo đặc biệt phù hợp với nhiệm vụ đó. Tại vùng mũi, họng được bao phủ bởi một lớp niêm mạc có lông chuyển.
Trên bề mặt niêm mạc được bao phủ một thảm nhầy. Lớp thảm nhầy có chức năng bắt giữ vi khuẩn, các chất bụi bẩn... rồi vận chuyển ra phía cửa mũi sau, xuống họng. Đồng thời lớp nhầy này kết hợp với lông chuyển ở phía dưới và hệ thống mao mạch của cuốn mũi để thực hiện các chức năng làm ấm, làm ẩm, làm sạch không khí khi đi qua mũi vào khí phế quản, bảo vệ phổi trong mùa lạnh.
Khi virus, vi khuẩn tấn công niêm mạc mũi rồi gây viêm với triệu chứng ban đầu như nghẹt mũi, chảy nước mũi (ảnh minh hoạ)
Về nguyên tắc, tác nhân gây viêm đường hô hấp như virus hoặc vi khuẩn, khói bụi nói chung hiếm khi đi thẳng vào phổi mà thường gây bệnh ở đường hô hấp trên trước. Virus, vi khuẩn tấn công niêm mạc mũi rồi gây viêm với triệu chứng ban đầu như nghẹt mũi, chảy nước mũi...
Đây là triệu chứng, tuy nhiên, xét về bản chất thì đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể để có thể tống nhanh nhất tác nhân gây bệnh ra ngoài. Do đó, mũi lúc này giống như hệ thống siêu lọc để bảo vệ cơ thể, bảo vệ đường hô hấp dưới. Đáng lưu ý, có đến 95% hạt dịch tiết chứa virus lọt vào hốc mũi sẽ bị niêm dịch trong hốc mũi bắt lại, dẫn xuống họng sau đó được nuốt xuống dạ dày rồi bị tiêu diệt.
Xịt mũi, rửa mũi để bảo vệ "cửa ngõ" của cơ thể phòng các bệnh hô hấp (ảnh minh hoạ)
Tương tự như vậy đối với họng, sau khi đi vào vùng hầu họng, virus sẽ xâm nhập vào các tế bào niêm mạc và nhân lên và khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, chúng sẽ phá vỡ tế bào và tìm đến một tế bào mới, đến một lúc nào đó, tùy thuộc vào sức khỏe mỗi người, số lượng virus đủ lớn sẽ phá vỡ hệ miễn dịch của con người và sẽ phát bệnh.
Vì thế, để bảo vệ "cửa ngõ" của cơ thể trong thời điểm bệnh dịch như hiện nay, chuyên gia y tế khuyến cáo nên vệ sinh mũi, họng sạch sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, làm thông thoáng đường thở, phòng ngừa các bệnh cảm cúm, sổ mũi, viêm mũi xoang.
Nên vệ sinh mũi hàng ngày bằng xịt mũi chứa Carragelsoe - đây là hoạt chất chiết xuất từ tảo đỏ đã được chứng minh có tác dụng kháng virus phổ rộng, tiêu diệt các loại virus cảm cúm. Các nghiên cứu đã chứng minh xịt mũi chứa Carragelsoe sẽ diệt được nhiều loại virus gây cảm lạnh, cảm cúm và cún H1N1, human coronavirus và nhiều loại khác. Việc vệ sinh mũi hàng ngày bằng xịt mũi là để trả lại độ nhớt cho thảm nhầy và có thể diệt trừ vi rút gây cảm lạnh, cúm.
Đồng thời, súc họng bằng thuốc dạng dung dịch sát khuẩn để tác động làm sạch vi khuẩn, virus tại vùng hầu họng nhằm phòng bệnh hiệu quả.
Súc họng bằng thuốc dạng dung dịch sát khuẩn để tác động làm sạch vi khuẩn, virus tại vùng hầu họng nhằm phòng bệnh hiệu quả (ảnh minh hoạ)
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, không nên lạm dụng bơm rửa mũi nhiều hoặc xì mũi mạnh, đặc biệt là đối với trẻ em vì nếu thực hiện không đúng động tác này, vô tình lại đưa vi khuẩn vào cơ thể..
Khi phải di chuyển ra ngoài nên dùng khăn che mặt để tránh bụi bẩn bay vào mũi. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi, họng nên đến các cơ sở y tế để khám và được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.
8 loại thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn Sữa ấm, trà hoa cúc, trà xanh, sữa hạnh nhân hay sinh tố chuối đều là những thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn. Sữa ấm: Sữa ấm là một trong những lựa chọn tốt nhất để bạn có giấc ngủ sâu. Bởi, trong sữa chứa tryptophan tác dụng làm tăng serotonin trong não, giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ...