Ảnh: Bệnh chân tay miệng gia tăng nhanh ở TP.HCM
Mỗi ngày Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM tiếp nhận điều trị gần 300 bệnh nhi mắc chân tay miệng và số ca có xu hướng gia tăng.
Năm nay theo đánh giá của bác sĩ, dịch đến muộn khi trẻ từ 1-5 tuổi trở lại trường trễ, vì vậy dịch chân tay miệng chỉ mới vào đầu mùa chưa đạt đỉnh dịch. Song, tình trạng bệnh nhi nhập viện do bệnh ngày càng tăng dần. Ghi nhận vào chiều 12/10, tại Khoa Nhiễm – Thần Kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM cho thấy không khí có phần ngột ngạt khi lượng bệnh nhi đến khám điều trị trở nên đông đúc.
Theo Ths BS Trần Ngọc Hạnh Đan, trung bình mỗi ngày có tầm 200 bệnh nhi đến thăm khám điều trị ngoại trú và hiện có 50 ca đang điều trị nội trú. Trong đó, có 2 ca đang có diễn tiến nặng được theo dõi tích cực tại phòng cấp cứu của khoa. Cả hai bé đều có 1 số triệu chứng sốt cao, giật mình liên tục, hô hấp bất thường và có một số dấu hiệu về thần kinh.
Các bệnh nhi nặng đang được theo dõi cho hạ sốt tích cực, theo dõi nhịp thở, huyết áp, nhịp tim.
Video đang HOT
Theo bác sĩ, năm nay có tăng nhẹ so với năm 2019, song chưa vào đỉnh dịch nên chưa chắc bằng năm 2018 vị “vỡ trận” khi dịch chồng dịch, chân tay miệng có kèm thêm dịch sởi khiến bệnh viện rất vất vả.
Mỗi tua trực có 2 bác sĩ và 5 điều dưỡng chăm sóc cho hàng trăm bệnh nhi, do tình hình COVID-19 nên việc cắt giảm nhân sự qua khu sàng lọc đang khiến khoa có phải căng mình với dịch. Dự kiến nếu đỉnh dịch tầm 1 tháng tới sẽ cần phải tăng cường nhân sự.
Bác sĩ Đan cho biết thêm, 2020 có phần dễ thở hơn khi có sự phân tuyến rõ ràng, phác đồ điều trị được chuẩn hoá nên không có tình trạng bệnh nhân vượt tuyến đổ về đông. Bệnh viện có thể hội chẩn trực tuyến với các tuyến dưới để điều trị ca nặng hoặc có những chỉ định những ca đặc biệt chuyển viện một cách an toàn.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), từ đầu năm đến nay TP.HCM ghi nhận 6.358 ca tay chân miệng tại 24 quận, huyện. Số liệu đáng báo động và chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh để dịch không lây lan trên diện rộng.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm chủ yếu do nhóm virus đường ruột enterovirus gây ra, lây truyền qua đường tiêu hóa, đặc biệt thể EV-71 có thể gây ra những biến chứng về thần kinh cho trẻ. Hiện, chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Khi trẻ có các triệu chứng như sốt cao liên tục, giật mình, chới với khi ngủ hoặc thức, run tay chân, đi đứng loạng choạng không vững, nôn ói liên tục, da xanh tái, thở mệt cần phải nhập viện gấp. Phòng bệnh bằng cách cho trẻ ăn chín uống sôi, ở sạch, giữ bàn tay sạch, chơi đồ chơi sạch và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Xuất hiện 6 ca tay chân miệng tại một trường mầm non
Ngày 12/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết vừa xuất hiện 6 ca tay chân miệng tại Trường Mầm non phường 5 (quận 11).
Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai những phương pháp để giám sát phòng chống dịch tay chân miệng ngay từ khi xuất hiện những ca bệnh đầu tiên.
Trước khi nhận trẻ vào lớp, nhà trường tổ chức đo nhiệt độ, cho trẻ rửa tay và kết hợp cùng Trạm Y tế, Trung tâm Y tế thực hiện khám sàng lọc bệnh tay chân miệng. Lớp học, đồ chơi của trẻ cũng được lau chùi sạch sẽ mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn để đem lại sự an toàn cho trẻ khi sinh hoạt và vui chơi.
Trẻ được dạy rửa tay sạch sẽ
Cô Võ Thị Hồng Thuỷ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phường 5 cho biết, vào mỗi buổi sáng các cô đón trẻ thì tầm soát trẻ nhằm phát hiện những trẻ có dấu hiệu nghi ngờ sẽ liên lạc với phụ huynh đến cho trẻ đi khám. Sau đó, phụ huynh báo lại kết quả khám cho các cô để các cô nắm được bé có bị bệnh tay chân miệng hay không, từ đó có biện pháp phòng dịch ở lớp học. Bên cạnh đó, trường cũng áp dụng các biện pháp để phòng tránh tay chân miệng như hạn chế cho trẻ ra sân trong những đợt cao điểm như hiện nay; buổi trưa khi trẻ ăn thì cho trẻ ngồi giãn cách, còn khi ngủ cho trẻ nằm đối đầu với nhau.
Ngoài những cách trên, mỗi một lớp cũng có một góc tuyên truyền về bệnh tay chân miệng hướng dẫn ngắn gọn, dễ hiểu kèm những hình ảnh minh hoạ để phụ huynh xem và thực hiện cho đúng.
Trước tình hình bệnh tay chân miệng bước vào mùa cao điểm, HCDC đã kết hợp cùng Trung tâm Y tế quận 11 thực hiện giám sát công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non trên địa bàn quận. Tính đến hết tuần 40, quận 11 báo về HCDC có 152 ca tay chân miệng, tăng hơn 150% so với trung bình 4 tuần trước, đứng thứ 17 toàn thành phố. Quận 11 cũng đã ghi nhận các chùm ca bệnh tay chân miệng trong trường học.
Tay chân miệng tăng nhanh, rửa tay là cách phòng bệnh quan trọng Hiện đã vào năm học mới, học sinh đến trường, dự báo số mắc tay chân miệng sẽ gia tăng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước ghi nhận 38.704 trường hợp mắc tay chân miệng...