Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga
Bộ Ngoại giao Anh thông báo, ngày 30/9, London đã áp đặt trừng phạt Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina, đồng thời cấm xuất khẩu một số hàng hóa và dịch vụ quan trọng đối với Nga.
Bà Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga. Ảnh: TASS
Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina bị Chính phủ Anh áp đặt lệnh phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh. Ngoài ra, Anh cũng cấm xuất khẩu một số hàng hóa và dịch vụ nhằm vào “các lĩnh vực dễ bị tổn thương của nền kinh tế Nga”.
Trước đó cùng ngày, Mỹ và Nhật Bản cũng đã áp đặt một số lệnh trừng phạt nhằm vào giới chức và hàng hóa của Nga. Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận sơ bộ về gói biện pháp trừng phạt thứ 8 nhằm vào Moskva, trong đó có việc áp trần giá dầu mỏ của Nga với nước thứ 3. Dự kiến, EU sẽ thông qua quyết định cuối cùng về gói trừng phạt này vào tuần tới.
Những động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký sắc lệnh sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) cũng đã tổ chức một cuộc họp về vấn đề này.
CH Séc: Biểu tình quy mô lớn chống chính phủ và phản đối tư cách thành viên NATO, EU
Cuộc biểu tình diễn ra nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao.
Video đang HOT
Những người biểu tình cũng nhằm vào tư cách thành viên EU và NATO của nước này.
Quang cảnh cuộc biểu tình tại Séc. Ảnh: Reuters
Hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Praha, Cộng hòa (CH) Séc, ngày 28/9, yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Petr Fiala từ chức trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao, đồng thời kêu gọi xem xét lại mối quan hệ với EU và NATO.
Cuộc biểu tình diễn ra vào ngày lễ quốc gia của CH Séc với nhóm tổ chức "Nước Séc trên hết" (Czech Republic First!) kêu gọi Chính phủ Séc bảo đảm các hợp đồng khí đốt với Nga, phản đối tư cách thành viên EU và NATO, đồng thời đảm bảo quốc gia ở châu Âu này "trung lập về quân sự".
Cuộc biểu tình cũng nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao - mặc dù có mức trần giá năng lượng mới.
Michela Marikova, một người biểu tình, nói: "Chúng tôi ở đây vì tình hình trong hai, ba năm qua rất khó khăn. Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt với Nga về khí đốt", giải thích rằng mặc dù không ủng hộ cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng ủng hộ việc duy trì quan hệ thương mại với Moskva.
Một người biểu tình khác, yêu cầu giấu tên, cho biết "Chúng tôi cảm thấy EU coi thường các ưu tiên của 'các nước nhỏ như CH Séc'". Về phần mình, Pavel Nebel, 53 tuổi, nói: "Chính phủ hiện nay chỉ phục vụ Brussels, sức mạnh của Mỹ và NATO; không quan tâm đến lợi ích của công dân Séc".
Cuộc biểu tình mới này diễn ra sau một cuộc biểu tình quy lớn khác do cùng một nhóm tổ chức được tiến hành hồi đầu tháng 9 vừa qua, ước tính khoảng 70.000 người tham gia tại Quảng trường Wenceslas ở Praha.
Giá năng lượng cao, được thúc đẩy bởi cuộc xung đột ở Ukraine, đã gây áp lực lên các chính phủ trên khắp châu Âu để giảm bớt gánh nặng chi phí năng lượng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Chính phủ Séc đã kí tham gia các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga và có lập trường cứng rắn đối với việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Miroslav Sevcik, Chủ nhiệm Khoa Kinh tế tại Đại học Kinh tế và Thương mại Praha và là người phát biểu đầu tiên tại cuộc biểu tình ở Praha, đã kêu gọi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Phản ứng về cuộc biểu tình, Thủ tướng Séc Fiala cho rằng sự kiện này được tổ chức "bởi các lực lượng thân Nga, gần với các quan điểm cực đoan và chống lại lợi ích của CH Séc".
Nghị viện châu Âu đình chỉ đàm phán gia nhập EU của Serbia do quan hệ với Nga EU đang tăng áp lực với Serbia do củng cố quan hệ với Moskva và không tham gia các lệnh trừng phạt Moskva liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Quá trình đàm phán gia nhập EU của Serbia đạt được ít tiến triển trong 8 năm qua. Ảnh: EWB Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 29/9, Nghị viện châu Âu...