áng sợ với sán làm ổ ở ‘cậu nhỏ’
Vừa qua, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã tiếp nhận một ca sán lá gan nhỏ làm ổ trong “cậu nhỏ” của bệnh nhân.
Vừa qua, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã tiếp nhận một ca sán lá gan nhỏ làm ổ trong “cậu nhỏ” của bệnh nhân. Đây là cách gây bệnh đáng sợ của sán lá gan nhỏ cùng với việc chúng gây xơ gan, ung thư gan.
Thật bất ngờ ổ sán trong da “cậu nhỏ”
Trong da “cậu nhỏ” của một bệnh nhân nam, 42 tuổi, ở Hà Nội có một ổ sán lá gan nhỏ. TS. Nguyễn Thu Hương – Phó Trưởng khoa Ký sinh trùng, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết: Bệnh nhân nam phát hiện u nhỏ cộm cứng ở thành dương vật gần một tháng. Chỉ hơi ngứa nhưng không đau. Khám dưới da cách bao quy đầu 0,5cm có một vật dài 2cm, nhỏ mỏng.
Chu trình gây bệnh của sán lá gan nhỏ
Chẩn đoán theo dõi ký sinh trùng dưới da. Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt khối u. Phẫu tích khối u thấy ở trung tâm có một ký sinh trùng dài khoảng 2cm dẹt, đường kính 1mm màu vàng trong, phần đầu cắm chặt vào vật hang.
Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương chẩn đoán hình thể ban đầu là con sán dẹt có hình lá, màu hồng nhạt, hơi khô cứng, kích thước 18mm x 1mm x 5mm. Mẫu vật đã được xác định chính xác là sán lá gan nhỏ Clonorsis sinensis.
Đây là loại sán gây bệnh trên người hay gặp tại các vùng người dân có thói quen ăn gỏi cá sống. Bình thường, sán gây tổn thương ở gan và có thể gây ung thư gan. Thực tế sau khi hỏi bệnh cặn kẽ, được biết bệnh nhân này cùng bạn hay đi nhậu có ăn món cá sống. Như vậy, có thể sán lá gan nhỏ đã vào cơ thể bệnh nhân qua đường tiêu hóa và chu du xuống làm tổ ở “cậu nhỏ”.
Sán lá gan nhỏ gây bệnh như thế nào?
Loài sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis thường gặp ở Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á như Philippine, Singapore, Malaysia và Việt Nam. Sán lá gan nhỏ có hình lá, thân dẹt, màu đỏ nhạt. Sán dài 10-12mm, rộng 2-4mm, có hai mồm hút: mồm hút phía trước (thông với đường tiêu hoá) và mồm hút phía sau. Trên thân sán có cả bộ phận sinh dục đực và cái.
Sán lá gan nhỏ (sau đây gọi tắt là sán) ký sinh ở các ống mật nhỏ trong gan. Ở Việt Nam, những loài cá chép, cá rô, cá diếc, cá trôi, cá mè, cá chạch… đều có thể là vật chủ trung gian của sán lá gan nhỏ. Khi người ăn cá sống như món gỏi cá hoặc cá nấu chưa chín kỹ, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào ruột. Khoảng 15 giờ sau di chuyển tới ống mật lên gan, sau 26 ngày sẽ phát triển thành sán trưởng thành và gây bệnh. Sán có thể sống 15-25 năm trong cơ thể người.
Video đang HOT
Sán gây tổn thương nặng nề ở gan: kích thích thường xuyên đối với gan, đồng thời chiếm thức ăn và gây độc. Do sán thường bám chặt vào ống mật, dùng mồm để hút thức ăn nên lâu dần gan sẽ bị xơ hóa lan toả, tổ chức gan bị tăng sinh và có thể dẫn tới hiện tượng xơ hoá gan, cổ trướng, thoái hoá mỡ ở gan. Độc tố do sán tiết ra có thể gây dị ứng, gây thiếu máu.
Biểu hiện bệnh
Bệnh thường gặp ở vùng nuôi cá bằng phân tươi và có tập quán ăn gỏi cá. Triệu chứng của bệnh sán lá gan nhỏ phụ thuộc vào nhiễm nhiều hay ít sán và phản ứng của cơ thể người bệnh. Nếu nhiễm ít, không có triệu chứng gì đặc biệt. Khi nhiễm trên 100 con sán trở lên thì bệnh biểu hiện qua 2 giai đoạn:
Giai đoạn khởi phát: bệnh nhân chán ăn, ăn không tiêu, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy hoặc táo bón thất thường. Toàn thân có thể phát ban, nổi mẩn.
Giai đoạn toàn phát: bệnh nhân đau vùng gan nhiều hơn, có biểu hiện thiếu máu, vàng da và cổ trướng xuất hiện ở giai đoạn muộn. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể sốt thành từng cơn hoặc sốt kéo dài.
Xét nghiệm phân: có thể tìm thấy trứng sán. Trường hợp nhiễm ít, cần phải xét nghiệm dịch tá tràng. Các xét nghiệm miễn dịch; siêu âm có giá trị chẩn đoán. Xét nghiệm chức năng gan có giá trị trong việc đánh giá tổn thương. Siêu âm gan có thể phát hiện được sán lá gan và các tổn thương do sán gây ra.
Điều trị có khó không?
Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh sán lá gan nhỏ có thể được chữa khỏi. Bệnh nhân mắc sán lá gan cần phải được theo dõi điều trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng. Thuốc có thể dùng là praziquantel liều 75mg/kg cân nặng.
Lời khuyên của bác sĩ
Bệnh sán lá gan nhỏ rất nguy hiểm, có thể gây ung thư gan, xơ gan và làm “mất mặt” đấng nam nhi khi làm tổ ở “cậu nhỏ”. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh được bằng biện pháp đơn giản và hiệu quả như sau: giữ vệ sinh ăn uống như không ăn gỏi cá hoặc ăn cá nấu chưa chín kỹ trong món lẩu.
Không ăn cua, cá nấu chưa chín kỹ. Không ăn mắm cua sống. Không ăn sống các loại rau trồng dưới nước như rau cần, rau muống, rau ngổ, sen, súng, rau răm, rau rút… Cần quản lý và xử lý phân hợp vệ sinh: không dùng phân tươi nuôi cá, bón ruộng. Ủ phân đúng quy định, không phóng uế bừa bãi.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Sán làm tổ trong gan vì ham ăn gỏi cá 'sạch'
Gỏi cá là món khoái khẩu của nhiều người nhưng ít ai biết rằng đây là món ăn mang lại nguy cơ bệnh tật cao. Sán từ cá chưa nấu chín có thể thâm nhập vào cơ thể, chu du trong máu, thành mạch.
Hình ảnh sán lá gan.
Chán ăn, rối loạn tiêu hóa vì sán
Anh Nguyễn Công Thành trú tại thành phố Thái Bình mắc bệnh sán lá gan nhỏ. Anh Thành là tín đồ của món gỏi cá. Mỗi lần về quê, anh Thành cũng thưởng thức xong món gỏi cá mới đi về nhà.
Anh kể các loại cá diếc, cá mè làm gỏi cá đều rất ngon. Điều khiến anh Thành yên tâm thưởng thức gỏi cá vì cá nuôi ở ao là cá sạch, không có hóa chất. Cá bắt lên được rửa sạch và lên thớt luôn.
Một thời gian sau anh Thành hay bị triệu chứng đau bụng âm ỉ vùng gan và chán ăn, vàng da, tiêu chảy. Nhiều lần, anh Thành có cảm giác rối loạn tiêu hóa lúc táo bón, lúc tiêu chảy bất thường. Đôi lúc, cơ thể nổi ban. Anh Thành cho rằng bị nóng gan nên uống giải độc gan nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Đến tháng trước, anh đi khám bệnh, bác sĩ cho biết anh bị sán lá gan nhỏ tấn công gây xơ hóa gan.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh anh Thành mắc phải là do ăn cá chưa nấu chín. Lúc này, anh Thành ngớ người ra vì mình hay ăn gỏi cá. Anh Thành kể mỗi khi về nhà, thấy ao cá ở quê sạch không được nuôi bằng cám tăng trọng nên anh tranh thủ làm gỏi cá.
Khi nghe bác sĩ giải thích về sán lá gan, anh Thành mới nghĩ ra những chiếc chuồng chó và lợn bên cạnh ao cá. Các chất thải của vật nuôi đều được người nhà anh làm thức ăn cho cá. Vậy mà, anh vẫn yên tâm cá nuôi ao tự nhiên là sạch nhất.
Trường hợp của ông Vũ Quốc Hải trú tại Chùa Láng, Hà Nội cũng tương tự. Ông Hải nghiền món gỏi cá. Ông Hải kể mỗi lần về quê, ông lại cố gắng bắt một hai con cái sạch dưới ao lên làm gỏi. Các loại rau thơm, chanh và dấm giúp ông quên đi vị tanh của cá nước ngọt.
Ông không hay biết mình đã bị sán lá gan. Khi biểu hiện tiêu chảy, ông đi bệnh viện làm xét nghiệm phân mới biết mình bị sán lá gan. Kết quả xét nghiệm trong phân có trứng sán lá gan. Siêu âm gan có hình ảnh gan tăng sáng, ống mật bị giãn, thành ống mật và thành túi mật dày.
Cá nước ngọt là vật chủ gây bệnh sán lá gan nhỏ
Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, sán lá gan nhỏ là bệnh do một loại sán có tên là Clonorchis sinensis (thường thấy ở các tỉnh phía Bắc) hoặc Opisthorkis viverrini (thường thấy ở các tỉnh miền Trung) kí sinh ở ống mật gây nên.
Tại Việt Nam, bệnh sán lá gan nhỏ đã được xác định phân bố ít nhất ở 18 tỉnh, thành phố: Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Hòa Bình, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Đăk Lăk, Gia Lai, có nơi tỷ lệ nhiễm tới 37% như ở Nam Định, Phú Yên.
Gọi là sán lá gan nhỏ bởi sán trưởng thành chỉ dài 10-20mm và rộng 2-4mm, kích thước này nhỏ hơn nhiều so với kích thước của loài sán lá gan lớn. Sán lá gan nhỏ ký sinh ở gan gây ra những tổn thương nghiêm trọng, thường xuyên gây kích thích với gan, chiếm thức ăn và gây độc.
Sán lá gan nhỏ trưởng thành sống trong đường mật của người hoặc một số động vật khác (chó, mèo...) và đẻ trứng. Trứng sán theo mật xuống ruột và bị đào thải ra ngoài qua phân, khi xuống nước nở thành ấu trùng lông rồi vào ốc để phát triển thành ấu trùng có đuôi.
Ấu trùng đuôi từ ốc xâm nhập vào cá, tiếp tục phát triển thành nang ấu trùng, ký sinh chủ yếu ở trong cơ cá. Khi vào đến ruột non người, nó sẽ thoát nang và xuyên qua thành ruột, qua ổ bụng rồi vào gan, sau khoảng một tháng sẽ phát triển thành sán trưởng thành ký sinh trong đường mật và tiếp tục đẻ trứng.
Sán lá gan nhỏ gây tổn thương nghiêm trọng ở gan, có thể dẫn đến xơ gan, cổ chướng và gan thoái hóa mỡ. Vị trí ký sinh và kích thước của sán dễ gây hiện tượng tắc mật, dần dần biến chứng nhiễm trùng, tạo điều kiện để ung thư gan phát triển.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh sán lá gan nhỏ phụ thuộc nhiều vào cường độ nhiễm, vị trí sán ký sinh và phản ứng của vật chủ. Ở giai đoạn khởi phát, bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa: chán ăn, ăn không tiêu, buồn nôn, đau âm ỉ vùng gan, tiêu chảy và táo bón thất thường. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể bị phát ban, nổi mẩn và bạch cầu ái toan tăng đột ngột.
Sang thời kỳ toàn phát, các triệu chứng ngày càng rõ rệt hơn gồm: thiếu máu phù nề, thường bắt đầu từ chi dưới rồi đến toàn thân, gầy sút nhanh và rõ rệt. Bệnh nhân còn có thể chảy máu cam, nôn ra máu và có những rối loạn tim mạch khác. Trong trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn, có thể sốt rét kéo dài hoặc sốt kiểu sốt rét.
Ngoài ra, bệnh nhân còn bị đau âm ỉ vùng gan (đôi khi rất dữ dội), vàng da nhẹ, phân có thể trắng, nước tiểu vàng sẫm. Nếu sán ký sinh đầy ống mật chủ hoặc các đường mật trong gan thì có thể gây tắc mật hoàn toàn. Bệnh không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến xơ gan và tử vong.
Thạc sĩ Hà cho biết để phòng ngừa bệnh sán lá gan, tuyệt đối không ăn cá chưa nấu chín như: gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức. Không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế xuống các nguồn nước.
Theo Infonet
7 loại cá có thể gây ung thư gan Các nhà khoa học Nhật Bản và Campuchia công bố kết quả nghiên cứu cho thấy 7 loại cá nước ngọt ở Campuchia có thể gây ung thư gan ở người. Cá cóc đậm Đó là cá cóc đậm (tên khoa học Cyclocheilichthys apogon), cá cóc (Cyclochelichthys enoplos), cá ba kỳ trắng (Cyclocheilichthys repasson, thuộc họ cá chép), cá rầm đất (Puntius brevis),...