Andy Ho – CEO VinaCapital: Nhà đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mở nhà máy ở Việt Nam
Chiến tranh thương mại không quá liên quan đến việc xuất nhập khẩu mà liên quan nhiều hơn đến quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam không sợ vấn đề này. Một số nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc mở nhà máy ở Việt Nam để gia tăng sản xuất.
Ngày 11/10, ông Andy Ho – Giám đốc Điều hành của VinaCapital đã chia sẻ như trên tại buổi họp báo “VinaCapital – 15 năm đồng hành phát triển với Việt Nam”. Vị Giám đốc Điều hành của VinaCapital đã đưa ra những nhận định về thách thức và cơ hội của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung.
Ông Andy Ho cho rằng chiến tranh thương mại sẽ khiến một số nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc mở nhà máy ở Việt Nam để gia tăng sản xuất
Chiến tranh thương mại có thể khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm do lợi thế lương nhân công thấp của Việt Nam không thắng nổi các ưu thế về công nghệ robot và trí tuệ nhân tạo (AI) của Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Andy Ho cũng cho rằng một số nhà đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc mở nhà máy ở Việt Nam để gia tăng sản xuất. Về thị trường chứng khoán, ông Andy Ho cho biết các nhà đầu tư nước ngoài vẫn muốn vào thị trường Việt Nam.
Đặc biệt là lĩnh vực chứng khoán nước ta đã được đưa vào danh sách theo dõi của FTSE và có thể sớm vào MSCI (MSCI là viết tắt của Morgan Stanley Capital International. MSCI Inc, trụ sở tại New York, là công ty uy tín trong lĩnh vực cung cấp các công cụ phân tích thị trường tài chính). Theo ước tính của ông, nếu Việt Nam vào MSCI, khối ngoại sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào thị trường chứng khoán trong nước.
Video đang HOT
Nếu Việt Nam vào MSCI, khối ngoại sẽ đầu tư 10 tỷ USD vào thị trường chứng khoán trong nước
Về vĩ mô, nhu cầu dịch vụ sản phẩm Việt Nam vẫn tăng trưởng nhờ quá trình đô thị hóa. Mỗi năm, FDI được giải ngân khoảng 12-14 tỷ USD và vẫn tăng trưởng. Tài khoản vãng lai thặng dư 10-12 tỷ mỗi năm sẽ được tích lũy vào quỹ dự phòng lớn trên 60 tỷ USD. Với dự trữ lớn, tỷ giá Việt Nam mặc dù tăng nhưng vẫn khá ổn định nếu so với các nước Indonesia hay Ấn Độ. Ông Andy Ho cho rằng dự trữ lớn là vũ khí để đồng tiền Việt Nam ổn định.
HỒNG TRÂM
Theo thegioitiepthi.vn
Ngân hàng MUFG Nhật Bản sẽ mua lại cổ phần VietinBank của IFC?
Lãnh đạo ngân hàng MUFG bày tỏ mong muốn được nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank lên 50% vốn điều lệ trong buổi đối thoại giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các tập đoàn lớn của Nhật Bản. Nếu được chấp thuận, ngân hàng MUFG có thể sẽ mua lại cổ phần của Vietinbank từ IFC.
Trong khuôn khổ chuyến thăm Nhật Bản mới đây, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi đối thoại với các tập đoàn lớn của Nhật Bản.
Ngân hàng MUFG muốn nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank...
Tại buổi làm việc, ông Eiichi Yoshikawa, Phó Chủ tịch Ngân hàng MUFG bày tỏ: "chúng tôi đã đầu tư vào Việt Nam từ năm 1920 và MUFG muốn nâng tỷ lệ góp vốn tại VietinBank lên 50% vốn điều lệ".
Trả lời lãnh đạo ngân hàng MUFG, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng, cho biết việc tăng vốn cho ngân hàng VietinBank là rất cần thiết để đảm bảo năng lực tài chính cho ngân hàng.
Đối với tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư, theo Thống đốc Lê Minh Hưng, rất hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng Việt, đặc biệt khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các ngân hàng yếu kém, ngân hàng cần xử lý. Trong trường hợp đó, Chính phủ Việt Nam không khống chế, có thể xem xét để nhà đầu tư sở hữu hoàn toàn 100% ngân hàng đó.
Tuy nhiên, đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh "room" ở VietinBank đã cạn khi tỷ lệ sở hữu của Nhà nước ở mức tối thiểu và ngân hàng cũng đã có tới 30% vốn thuộc sở hữu nước ngoài.
Hiện tỷ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước tại VietinBank là 64,46% còn tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài tại VietinBank chạm trần 30% theo quy định của NHNN và đây cũng là một trong những lý do khiến Vietinbank gặp nhiều khó khăn trong việc tăng vốn điều lệ.
Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán MB (MBS) những khó khăn về tăng vốn cấp 1 cũng như tỷ lệ sở hữu của cổ đông ngoại đạt mức tối đa sẽ giới hạn khả năng tăng trưởng tín dụng cũng như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngân hàng.
Trở ngại đầu tiên đến từ việc VietinBank phải tuân thủ những quy định của NHNN về việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt về ngân sách nhà nước thay vì cổ tức cổ phiếu hay cổ phiếu thưởng.
Ngoài ra, theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ, trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong các ngân hàng không được giảm dưới 65% và tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước hiện tại ở CTG là 64,46%. Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) có khả năng không tham gia vào đợt phát hành riêng lẻ của CTG.
"Chúng tôi cho rằng khả năng phát hành thêm riêng lẻ cho những nhà đầu tư bên ngoài là thấp vì điều này có thể làm giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước tại ngân hàng", MBS nhận định. Room ngoại của VietinBank hiện tại cũng đã đạt mức tối đa 30% và khá thách thức để tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đông nước ngoài", báo cáo MBS viết.
Hiện 2 cổ đông nước ngoài lớn đang sở hữu trên 5% vốn điều lệ tại VietinBank là ngân hàng Mitsubishi (19,73%) và Công ty Tài chính quốc tế IFC (5,39%
Và mong muốn của Vietinbank
Trong ba ngân hàng thương mại Nhà nước đã cổ phần hóa (gồm cả Vietcombank và BIDV), VietinBank trở nên đặc biệt bởi tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài đã được lấp đầy, tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã giảm xuống giới hạn cuối cùng 65%.
Để tăng vốn điều lệ, VietinBank chỉ còn cách: một là trả cổ tức bằng cổ phiếu, thực hiện chính sách cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ các nguồn đang giữ lại; hai là phát hành cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn; ba là nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện phát hành riêng lẻ.
Tuy nhiên, hiện nay việc tăng vốn của Vietinbank là vô cùng "gian nan". Bởi chính sách trả cổ tức bằng cổ phiếu những năm qua không được triển khai (liên quan đến yêu cầu nộp cổ tức bằng tiền về ngân sách Nhà nước) hay kế hoạch ngân sách trung hạn của Nhà nước không bố trí nguồn để đầu tư vào các NHTM. Mặc dù mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phải bố trí ngân sách để tăng vốn cho các ngân hàng. Nhưng đến nay, vẫn phải chờ.
Khi khó "nuôi con bằng sữa mẹ", VietinBank tìm cách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, ở cách thứ ba: nới tỷ lệ sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài. Mong muốn nâng tỷ lệ góp vốn vào VietinBank lên 50% vốn điều lệ của ngân hàng MUFG có lẽ cũng là mong muốn hiện tại của Vietinbank. Nhưng với room cho nhà đầu tư nước ngoài như hiện tại, rõ ràng NHNN phải chấp thuận cho phép nâng room sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng. Tuy nhiên, điều này cũng không hề đơn giản.
Hiện chưa rõ giải pháp cuối cùng của VietinBank để tăng được vốn. Nhưng nếu không tăng được vốn, đồng nghĩa với dư địa để mở rộng hoạt động cấp tín dụng của Vietinbank cũng không còn, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng này trong những tháng cuối năm và năm tới.
Tuy nhiên, cơ hội vẫn có với cả ngân hàng MUFG và Vietinbank. Hiện ngân hàng MUFG đang sở hữu 19,73% vốn điều lệ VietinBank và cơ hội đang ở trước mắt bởi trong một diễn biến mới đây, nguồn tin của Bloomberg cho biết Công ty Tài chính quốc tế (IFC) - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới - đang tìm kiếm người mua 8,02% cổ phần tại VietinBank do tổ chức này đầu tư hơn 7 năm qua. Nếu được chấp thuận, khả năng ngân hàng MUFG sẽ mua lại cổ phần Vietinbank từ IFC.
Lê Thúy
Theo danviet.vn
Nhà đầu tư hoảng loạn, Vn-Index để mất tới gần 50 điểm Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (11/10), thị trường chứng khoán ghi nhận đà giảm sâu trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, chỉ số Vn-Index để mất tới gần 50 điểm, thanh khoản tăng cao. Đà bán tháo trên thị trường chứng khoán Âu, Mỹ tối qua (10/10) và châu Á sáng nay dường như đã tác động...