Android Q có thể chứa tính năng ‘nhấn sâu’ như 3D Touch
3D Touch là tính năng được Apple giới thiệu lần đầu trên iPhone 6s/ 6s Plus vào năm 2015, nhưng giờ đây tính năng này mới được Google quan tâm và đưa đến trong bản Android sắp ra mắt.
Android có thể trang bị tính năng mà Apple đã phát triển được gần 4 năm – Ảnh: AFP
Theo Neowin, công nghệ màn hình nhạy áp lực 3D Touch có thể phát hiện tới 3 mức áp suất khác nhau, cho phép người dùng truy cập các tính năng ứng dụng cụ thể trực tiếp từ màn hình chính. Ví dụ, với một lần nhấn mạnh hơn sẽ kích hoạt danh sách các phím tắt cho ứng dụng. Các nhà phát triển cũng có thể tận dụng tính năng bên trong các ứng dụng, như một cách để truy cập các tính năng cụ thể dễ dàng hơn.
Mặc dù nhiều quyết định thiết kế do Apple đưa ra cuối cùng được sao chép trong không gian Android nhưng điều này đã không xảy ra với 3D Touch. Tuy nhiên, theo tài liệu được phát hiện bởi 9to5Google, Google đang có ý định đưa tính năng này đến Android bằng một tính năng gọi là “Deep Presses”.
Giống như 3D Touch, ý tưởng là thiết bị có thể phát hiện khi người dùng cố tình nhấn mạnh hơn vào màn hình. Thay vì cung cấp chức năng hoàn toàn mới, phần mô tả trong tài liệu cho thấy rằng nhấn sâu sẽ chỉ đơn giản giúp người dùng kích hoạt các hành động nhấn lâu nhanh hơn.
Google đã phát hành bản beta mới của Android Q cho những người thử nghiệm vào đầu tuần này, nhưng Deep Presses vẫn chưa có mặt. Bên cạnh đó, không có thiết bị nào trên thị trường có phần cứng hỗ trợ ngay bây giờ. Cho đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy các công ty đang xem xét một tính năng như vậy cho điện thoại thông minh của họ, nhưng có thể Google đang lên kế hoạch trở thành một trong những người đầu tiên bổ sung nó.
Video đang HOT
Theo Thanh Niên
Những cải tiến mới của Android Q trong bản beta thứ hai
Tuy Android Pie vẫn đang được triển khai nhưng phiên bản kế tiếp của nó - Android Q đã được ra mắt với những sự thay đổi rất quan trọng. Google gần đây đã công bố bản beta thứ hai dành cho nhà phát triển với rất nhiều tính năng mới thú vị.
1. Bubbles
Google đã áp dụng một tính năng gọi là Bubbles được tích hợp trong hệ thống thông báo. Về cơ bản, bong bóng sẽ nổi lên trên các nội dung hiển thị trên màn hình và cho phép người dùng có thể dễ dàng thực hiện những tác vụ như trả lời tin nhắn một cách nhanh chóng. Các bong bóng này có thể mở rộng khi người dùng sử dụng hoặc thu nhỏ lại khi chưa cần đến.
2. Cấp quyền truy cập tốt hơn
Một số quyền truy cập đang được cải tiến trong Android 10 Q. Quan trọng nhất là người dùng có thể kiểm soát dữ liệu về vị trí tốt hơn, với những tùy chọn về khả năng chia sẻ vị trí gồm "Không bao giờ", "Chỉ khi ứng dụng đang hoạt động", "Luôn luôn".
Người dùng cũng sẽ có khả năng kiểm soát quyền truy cập vào các tập tin được chia sẻ. Các ứng dụng sẽ được yêu cầu sử dụng trình chọn tệp hệ thống, điều này sẽ cho phép người dùng lựa chọn tập tin mà ứng dụng có thể truy cập, thay vì cấp quyền truy cập toàn bộ tập tin cho ứng dụng.
3. Hỗ trợ điện thoại gập
Android đã nhanh chóng cập nhật xu hướng điện thoại hiện nay với việc Google đã hỗ trợ các thiết bị gập chạy hệ điều hành Android, bao gồm việc có thể thay đổi kích thước ứng dụng và hỗ trợ chuyển đổi ứng dụng màn hình.
4. Chia sẻ nhanh hơn
Tính năng chia sẻ trong Android thường rất chậm nhưng trong Android Q, Google đã thêm vào các phím tắt chia sẻ cho phép người dùng chuyển đến ứng dụng cần chia sẻ nội dung. Bằng cách này, người dùng không cần phải truy cập menu chia sẻ vốn có tốc độ rất chậm khi hiển thị danh sách các ứng dụng chia sẻ.
5. Bảng cài đặt bên trong ứng dụng
Người dùng sẽ có thể điều chỉnh các cài đặt một cách dễ dàng và nhanh chóng liên quan đến ứng dụng, như việc có thể kích hoạt Wi-Fi hoặc kết nối di động từ bên trong trình duyệt web.
6. Hỗ trợ thông tin độ sâu của bức ảnh
Một camera có nhiều ống kính khi chụp ảnh thì thông tin độ sâu sẽ được lưu trữ cùng bức ảnh đó, nhưng trong Android Q, ứng dụng sẽ có thể sử dụng thông tin này. Tức người dùng sẽ có thể chỉnh sửa hiệu ứng bokeh hay mức độ mờ của ảnh trong các ứng dụng khác nhau. Tính năng này có thể hữu ích với các ứng dụng chuyên chỉnh sửa ảnh.
7. Hỗ trợ HDR10
Google đang phát triển việc hỗ trợ định dạng HDR10 vào hệ điều hành Android, cho phép người dùng có khả năng quay video chất lượng tốt hơn trên bất kì ứng dụng nào. Trên hết, Android sẽ hỗ trợ video codec AV1 - giúp các nhà cung cấp nội dung truyền thông có thế phát video chất lượng cao hơn trên các điện thoại Android.
8. Những sự thay đổi khác
Về tổng thể, Android đã trở nên nhanh hơn một chút. Google vẫn đang tiếp tục mở rộng Vulkan trong Android và tăng cường hiệu năng ART (Android Runtime) để giúp các ứng dụng khởi chạy nhanh hơn và sử dụng ít bộ nhớ khi khởi chạy. Ngoài ra, phiên bản beta thứ hai cũng giới thiệu MicrophoneDirectionAPI cho phép các ứng dụng có thể cài đặt hướng của microphone khi đang ghi âm.
Nguồn: DigitalTrends
Android Q sẽ hỗ trợ cảm ứng lực, tương tự như 3D Touch trên iPhone Google vừa đăng tải thông tin cho biết rằng, phiên bản hệ điều hành Android Q sẽ hỗ trợ tính năng cảm ứng lực, tương tự như 3D Touch của Apple. Tức là bạn có thể dùng lực nhấn lên màn hình để khởi động hay điều khiển các ứng dụng hoạt động. Tuy không tiết lộ rõ cách thức hoạt động của...