Án xưa – Luật nay: Lý Thường Kiệt bị hãm hại phải tịnh thân
Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn (SN 1019) vào thời vua Lý Thái Tổ và mất năm 1105 dưới thời vua Lý Nhân Tông.
Tranh minh họa Lý Thường Kiệt và bài thơ thần
Nam quốc sơn hà
Ông được lịch sử ghi nhận là một vị anh hùng dân tộc có nhiều đóng góp trong công cuộc phá Tống, bình Chiêm.
Đặc biệt, bài thơ thần Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) của ông được coi như bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Sử cũ chép: ‘Vua Lý Thánh Tông thấy Lý Thường Kiệt dung mạo đẹp đẽ, tài năng khác thường, mới khuyên ông tự thiến mình đi để tiện việc gần gũi nhà vua trong cung cấm. Lý Thường Kiệt thuận theo.
Hằng ngày, ông hầu cận bên vua, hiến việc tốt, can việc xấu, giúp vua hết mọi cách’. Vì công lao đó, ông được cử giữ chức Kiểm hiệu Thái bảo – một chức rất cao trong triều…
Người tịnh thân khi xưa thường là hoạn quan, không được trọng dụng trong những việc quốc gia đại sự.
Vậy tại sao một người có tài và có trí như Lý Thường Kiệt lại can tâm làm việc này?
Và khi đã tịnh thân sao ông vẫn được giao trọng trách cầm quân đánh giặc và lập nhiều chiến công hiển hách khiến quân Tống phía Bắc, quân Chiêm phía Nam phải khiếp sợ.
Dịch giả, nhà nghiên cứu lịch sử Thái Bá Tân chỉ ra rằng, giả thuyết về việc tịnh thân của Thái Úy họ vua ban này không thuyết phục.
Lý do là trước khi trở thành hoạn quan ông đã có một mối tình với Dương Hồng Hạc, tức hoàng hậu Thượng Dương sau này.
Giả thuyết Lý Thường Kiệt tự hoạn vì tiền cũng bị bác bỏ. ‘Lý Thái Tông thấy Lý Thường Kiệt ‘mặt mũi đẹp đẽ’ nên cho 3 vạn quan tiền bảo tự hoạn để vào cung hầu hạ’.
Video đang HOT
Lập luận này không mấy có lý bởi vì, ông là con một công thần của nhà Lý nên gia sản của người cha để lại đủ để sống dư dả.
Ông cũng không thể nào tự nguyện tịnh thân để vào cung làm quan bởi với cương vị là con của một công thần, việc đó chẳng khó khăn gì.
Tuy nhiên, có một giả thiết đưa ra là Lý Thường Kiệt bị hãm hại thì có vẻ hợp lý và logic.
Nếu đúng vậy thì những kẻ hãm hại ông phải bị trừng trị theo đúng pháp luật thời nay. Việc ông bị hãm hại phải trở thành thái giám bất đắc dĩ.
Để bảo toàn cho hậu vận nhà Lý, khi Hồng Hạc và Hoàng Hậu Thiên Cảm đã đứng ra nhờ Lý Thường Kiệt giúp đỡ nhưng ông đã khước từ.
Chính vì vậy, Hồng Hạc và Hoàng hậu Thiên Cảm đã bức hại Lý Thường Kiệt trong một đợt tịnh thân tuyển hoạn quan vào cung.
Căn cứ vào diễn biến vụ việc, hành động của Hồng Hạc và Hoàng hậu Thiên Cảm phải bị xử tội theo pháp luật thời nay.
Giả sử Lý Thường Kiệt là nạn nhân của vụ bức hại này, có đơn tố cáo gửi tới cơ quan chức năng yêu cầu xử lý các đối tượng.
Trong vụ việc này, nếu có đủ chứng cứ cơ quan chức năng có thể buộc tội các đối tượng theo quy định tại Điều 121 Bộ Luật hình sự về tội làm nhục người khác.
Theo đó, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị xử phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Theo Tinngan
Án xưa - Luật nay: Làng bị xóa sổ vì để cướp lộng hành
Đây là vụ án cướp của giết người đặc biệt nghiêm trọng, kéo dài trên 20 năm, số người bị giết không thể tính hết.
Ảnh minh họa
Vụ án xảy ra tại huyện Gia Viễn, Ninh Bình, được phát hiện vào triều vua Lê Hy Tông (1694).
Sách Lịch triều tạp kỷ của Ngô Cao Lãng ghi: 'Niên hiệu Chính Hòa thứ 15. Tháng 5. Dân ấp Đa Giá Thượng có tội, bị triệt hạ...'.
Còn sách Đại Nam nhất thống chí trong mục tỉnh Ninh Bình, phần 'Sông núi' ghi: 'Núi Đa Giá cách huyện lỵ Gia Viễn 3 dặm về phía Bắc. Núi cao, hiểm vắng, nhiều hang hốc.
Sau đời Lê Trung Hưng, cạnh núi có bọn dân ác xã Đa Giá Thượng cùng nhau lập khoán ước riêng, đặt điếm tuần, giết hại hành khách, vứt xác vào hang núi lấy của.
Làng Đa Giá Thượng có một nhóm trộm cướp hung đồ, tác oai, tác quái.
Lúc đầu còn lén lút, nhưng sau nhóm cướp khống chế được tất cả các chức sắc trong làng cùng theo chúng, dần dần hình thành cả một làng ăn cướp, có quy định khoán ước với nhau rất chặt chẽ.
Chúng lập ra một nhà trạm trên đường thiên lý với 'vỏ bọc' là quán ăn uống và nghỉ trọ.
Đến đêm, khách đang say giấc thì có nhóm cướp xông vào, trói giật cánh khuỷu, nhét giẻ vào miệng, lôi lên núi đá và ném xuống hang sâu rồi về chia nhau tiền bạc.
Qua điều tra, triều đình bắt gần 300 kẻ phạm tội.
Người ta xác định được 52 tên đầu sỏ, khép vào tội tử hình. Số còn lại là tòng phạm, bị bắt đi đày. Làng Đa Giá Thượng bị xóa sổ.
Người ta đẵn tre làm thang, nối dây thòng xuống hang Kẽm Trống, xúc được vô số hài cốt, đem lên hỏa táng.
Theo dõi diễn biến của vụ án trên, nổi lên là hành vi câu kết của chủ quán trọ với nhóm cướp đường nhằm cướp tài sản của khách.
Manh động hơn là chúng có thể ra tay sát hại bất cứ người nào có ý chống đối.
Việc làm tác oai, tác quái của những kẻ này kéo dài đến 20 năm mới bị xóa sổ.
Chỉ vì ăn đút lót nên các quan địa phương đã bỏ mặc dân nghèo rơi vào hoàn cảnh tang thương.
Kết thúc vụ án có tới 52 kẻ bị khép vào tội tử hình.
Nhưng trên thực tế, vụ án này còn có nhiều đối tượng liên quan khác chưa được đưa ra định tội.
Xét theo quy định của pháp luật thời nay, đây là vụ án có tính chất hết sức nghiêm trọng cần phải xử đúng người đúng tội.
Trước hết, đối với kẻ chủ mưu gây ra những vụ cướp tài sản, giết người thì phải xử lý nghiêm minh theo quy định tại Điểm C Khoản 4 Điều 133 - Bộ Luật hình sự.
Ngoài ra, phải tịch thu hết số tài sản mà những kẻ cướp được trả lại cho người bị hại.
Trong trường hợp này, đối với những quan huyện xưa kia nếu còn sống thì phải điều tra truy rõ họ đã nhận của nhóm cướp bao nhiều tiền để xử lý từng đối tượng liên quan.
Mặt khác, vụ án này chỉ liên quan đến một số cá nhân, ai làm thì người đó chịu.
Vì vậy, pháp luật thời nay không có điều luật nào quy định về việc xóa sổ cả làng.
Theo Tinngan
Hai bé gái bị hãm hại Hai bé gái người dân tộc thiểu số mới đây đã bị yêu râu xanh hãm hại trong lúc ở nhà một mình và nơi rừng vắng. Vụ việc sau đó đã đuợc Công an điều tra và khởi tố. Nhiều trẻ em ở miền núi Nghệ An đi rừng hay ở nhà một mình luôn rình rập nguy cơ bị xâm hại...