Ăn vỏ chuối có thể… tăng cân, cải thiện giấc ngủ
Chuyên gia dinh dưỡng Susie Burrell nói rằng vỏ chuối có những tác dụng bất ngờ mà không mấy người biết.
Những tác dụng của vỏ chuối được vị chuyên gia dinh dưỡng này đưa ra đó là nó có thể cải thiện giấc ngủ của bạn, tăng cường sức khoẻ cho làn da và thậm chí là hỗ trợ giảm cân.
Vỏ chuối có những tác dụng đặc biệt mà chúng ta không biết.
Đặc biệt, nó còn giúp tăng hàm lượng chất xơ tổng thể của người sử dụng lên ít nhất 10% vì rất nhiều chất xơ có thể được tìm thấy trong vỏ chuối. Bạn sẽ nhận được thêm gần 20% vitamin B6, gần 20% vitamin C nữa và bạn sẽ tăng cả lượng kali và magiê của mình..
Tuy nhiên, Burrell cũng khuyên mọi người không nên ăn trực tiếp vỏ chuối mà nên cho vào một ly sinh tố, đồ nướng hoặc cà ri để tăng lượng dinh dưỡng dễ dàng hơn.
“Bạn sẽ làm tăng khối lượng và hàm lượng dinh dưỡng của các công thức nấu ăn với sự thay đổi tối thiểu về hương vị và kết cấu của của bữa ăn”, Susie Burrell nhấn mạnh.
Video đang HOT
Burrell tiết lộ rằng việc chọn vỏ chuối để ăn cũng rất quan trọng. Chuối có vỏ màu vàng sáng có tỷ lệ chất chống oxy hóa cao hơn liên quan đến tác dụng chống ung thư trong khi vỏ xanh (chuối chưa chín) đặc biệt giàu amino acid tryptophan có liên quan đến chất lượng giấc ngủ tốt.
Vỏ chuối xanh cũng rất giàu tinh bột kháng, loại chất xơ đặc biệt có lợi cho sức khỏe đường ruột.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/NyPost
Giấc mơ dữ giúp con người rèn luyện cảm xúc để vượt qua nỗi sợ hãi
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Geneva (UNIGE) và Đại học Bệnh viện Geneva (HUG), Thụy Sĩ hợp tác với Đại học Wisconsin (Hoa Kỳ) đã phân tích giấc mơ của một số người và xác định khu vực nào của bộ não đã được kích hoạt khi họ trải qua nỗi sợ hãi trong giấc mơ.
Họ phát hiện ra rằng một khi các cá nhân thức dậy, các vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát cảm xúc đã phản ứng với các tình huống gây sợ hãi có hiệu quả hơn nhiều. Những kết quả này, được công bố trên tạp chí Human Brain Mapping, chứng minh rằng giấc mơ giúp chúng ta phản ứng tốt hơn với các tình huống đáng sợ, từ đó mở ra phương hướng cho các phương pháp trị liệu dựa trên giấc mơ mới để chống lại sự lo lắng.
Khoa học thần kinh đã quan tâm đến những giấc mơ trong một vài năm trở lại đây, tập trung vào các khu vực của não bộ hoạt động khi chúng ta đang mơ. Các nhà khoa học đã sử dụng điện não đồ mật độ cao (EEG), sử dụng một số điện cực đặt trên hộp sọ để đo hoạt động của não. Gần đây, họ phát hiện ra rằng một số vùng nhất định trong não chịu trách nhiệm hình thành giấc mơ và một số vùng khác được kích hoạt tùy thuộc vào nội dung cụ thể trong giấc mơ như nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến nỗi sợ hãi, khu vực nào trong não của chúng ta được kích hoạt khi chúng ta có những giấc mơ xấu?", Lampros Perogamvros, một nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm về giấc ngủ và nhận thức do giáo sư Sophie Schwartz đứng đầu khoa Thần kinh cơ bản và Y học nhận thức, UNIGE, và là giảng viên lâm sàng chính tại Phòng thí nghiệm về giấc ngủ của HUG nói.
Vùng não hoạt động trong những giấc mơ dữ
Các nhà khoa học từ Geneva đã đặt 256 điện cực EEG lên 18 đối tượng hay thức dậy nhiều lần trong đêm. Mỗi lần những người tham gia thức dậy, họ phải trả lời một loạt câu hỏi như: "Bạn có mơ không? Và, nếu mơ, bạn có cảm thấy sợ hãi không?"
"Bằng cách phân tích hoạt động của não dựa trên phản ứng của những người tham gia, chúng tôi đã xác định được hai vùng não liên quan đến cảm giác sợ hãi trong giấc mơ là vùng thủy đảo (insula - thùy nhỏ ở não trước) và vỏ não cingulate", Perogamvros, nhà nghiên cứu tại Geneva giải thích. Insula cũng liên quan đến việc đánh giá cảm xúc khi thức dậy và được tự động kích hoạt khi ai đó cảm thấy sợ hãi.
Vỏ não cingulate đóng vai trò trong việc chuẩn bị các phản ứng vận động và hành vi trong trường hợp bị đe dọa. "Lần đầu tiên, chúng tôi đã xác định được mối tương quan thần kinh của nỗi sợ hãi khi chúng ta mơ và đã quan sát thấy các khu vực tương tự được kích hoạt khi trải qua nỗi sợ hãi ở cả hai trạng thái ngủ và thức".
Những giấc mơ có giúp chúng ta chuẩn bị cho cuộc sống tốt hơn lúc thức dậy?
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã điều tra mối liên hệ có thể tồn tại giữa nỗi sợ hãi trải qua trong giấc mơ và những cảm xúc từng trải qua khi thức dậy. Họ đã đưa ra một cuốn nhật ký giấc mơ cho 89 người tham gia trong thời gian một tuần. Các đối tượng được hỏi rằng mỗi sáng khi thức dậy, họ ghi lại liệu họ có nhớ những giấc mơ họ trải qua trong đêm không để xác định cảm xúc mà họ cảm nhận, bao gồm cả nỗi sợ hãi.
Vào cuối tuần, họ được đưa vào trong một máy chụp cộng hưởng từ (MRI). "Chúng tôi đã cho mỗi người tham gia xem những hình ảnh tiêu cực về cảm xúc, chẳng hạn như hành hung hoặc tình huống đau khổ, cũng như hình ảnh bình thường, để xem vùng não nào hoạt động nhiều hơn khi sợ hãi và liệu vùng kích hoạt có thay đổi hay không tùy thuộc vào cảm xúc trong giấc mơ so với tuần vừa qua", Virginie Sterpenich, nhà nghiên cứu tại khoa Khoa học thần kinh ở UNIGE nói.
Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến các khu vực não truyền thống liên quan đến việc quản lý cảm xúc. "Chúng tôi nhận thấy rằng khi con người cảm thấy sợ hãi trong giấc mơ của họ càng lâu, thì các vùng trên não như insula, cingulate và amygdala (phần chất xám hình quả hạnh nằm ở mỗi phần đại não) lại ít được kích hoạt hơn khi cùng người đó lúc nhìn vào những bức ảnh tiêu cực", ông Sterpenich nói. "Thêm vào đó, hoạt động ở vỏ não trung gian trước trán, được biết là ức chế amygdala trong trường hợp sợ hãi, tăng tỷ lệ thuận với số lượng giấc mơ đáng sợ!".
Những kết quả này chứng minh mối liên kết rất mạnh mẽ giữa những cảm xúc mà chúng ta cảm thấy trong cả giấc ngủ và sự tỉnh táo. Họ cũng củng cố một lý thuyết khoa học thần kinh về giấc mơ: chúng ta mô phỏng các tình huống đáng sợ trong khi mơ để phản ứng tốt hơn với chúng khi thức dậy. "Giấc mơ có thể được coi là một sự huấn luyện thực sự cho các phản ứng trong tương lai của chúng ta và có khả năng giúp chúng ta đối mặt với những nguy hiểm trong cuộc sống thực", theo giả thuyết của Perogamvros.
Giấc mơ: một liệu pháp mới?
Sau sự khám phá về một chức năng tiềm tàng của giấc mơ, các nhà nghiên cứu hiện đang lên kế hoạch nghiên cứu một hình thức trị liệu giấc mơ mới để điều trị chứng rối loạn lo âu. Họ cũng quan tâm đến những cơn ác mộng, bởi vì không giống như những giấc mơ xấu, trong đó mức độ sợ hãi ở mức trung bình, những cơn ác mộng được đặc trưng bởi mức độ sợ hãi quá mức làm gián đoạn giấc ngủ và tác động tiêu cực đến cá nhân khi thức dậy.
"Chúng tôi tin rằng nếu vượt quá một ngưỡng sợ hãi nhất định trong giấc mơ, nó sẽ mất đi vai trò có lợi như một bộ điều chỉnh cảm xúc", Perogamvros kết luận.
HOÀNG DƯƠNG
Theo nhandan.com.vn/Scitechdaily
Hươu chết ở Thái Lan, trong bụng có 7 kg rác và nhựa Con hươu hoang đã chết sau khi nuốt khoảng 7 kg túi nylon và các loại rác thải khác tại Thái Lan, cho thấy tình trạng xả rác nghiêm trọng ra môi trường thiên nhiên ở nước này. Theo AFP, Thái Lan là một trong những nước tiêu thụ nhiều nhựa nhất thế giới. Người dân quốc gia này trung bình sử dụng...