Ăn vặt có hại khủng khiếp cho sức khỏe ra sao?
Nhiều người có thói quen ăn vặt một cách thường xuyên và liên tục mà không biết điều này đang âm thầm rước đủ các loại bệnh gây huỷ hoại sức khoẻ cơ thể.
Theo các nhà khoa học, chỉ nên gói gọn việc ăn uống trong vòng 10 tiếng/ngày hoặc ăn ít hơn khung thời gian này, và sau đó để cơ thể nghỉ ngơi trong một thời gian dài không nạp thức ăn là cách tốt nhất để có một cơ thể khỏe mạnh.
Khiến cơ thể làm việc liên tục
Thực tế, việc ăn ba bữa một ngày mới phát triển gần đây theo quá trình cuộc cách mạng công nghiệp của con người. Có nghĩa là bắt đầu vào đầu thế kỷ thứ 19, trong suốt chiều dài lịch sử, bữa sáng không tồn tại.
Nhưng ngày nay, mọi người có xu hướng ăn nhiều hơn 3 bữa chính, mà thường gọi là ăn vặt.
Và việc phát triển các ứng dụng gọi đồ ăn trên điện thoại thông minh khiến mọi người dễ dàng gọi món ăn uống và khiến cơ thể luôn trong trạng thái no khoảng 16 tiếng/ngày.
Cơ thể có 2 trạng thái là lúc đói và sau khi ăn. Trạng thái hấp thụ thức ăn là thời gian trao đổi chất cùng thời điểm hoạt động của hệ miễn dịch.
Và khi chúng ta ăn không chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn sản xuất phản ứng viêm nhất thời. Viêm là một phản ứng bình thường của cơ thể đối với nhiễm trùng và chấn thương, giúp bảo vệ chống lại các tác nhân gây căng thẳng.
Điều này cũng có nghĩa rằng hành động ăn cũng tạo ra mức độ căng thẳng sinh học cho hệ thống miễn dịch. Và khi mọi người liên tục ăn vặt, cơ thể luôn trong trạng thái sản xuất phản ứng viêm.
Và những tác hại
Trong khoảng 4 tiếng sau khi ăn, các vi khuẩn đường ruột thâm nhập vào máu kích hoạt hệ thống miễn dịch gây viêm. Tiến trình này được điều khiển bởi một cơ quan được gọi là “inflammasome”, chịu trách nhiệm phát hiện các vi khuẩn lạ và tấn công nó. Nhưng đây là tiến trình ngắn hạn để bảo vệ hệ thống miễn dịch.
Nhưng chứng viêm sau ăn đang ngày càng nghiêm trọng hơn bởi lối sống hiện đại.
Những bữa ăn vặt tiếp nối nhau và quá nhiều calo và chất béo bão hoà khiến cơ thể tạo ra phản ứng viêm để bảo vệ và được kích hoạt liên tục vì thói quen ăn vặt thường xuyên khiến cơ thể luôn trong tình trạng phản ứng quá tải gân bất lợi cho sức khỏe theo thời gian.
Video đang HOT
Chính lối sống này đã phát sinh 2 căn bệnh là bệnh tim và tiểu đường tuýp 2. Do đó, các nhà khoa học khuyên rằng, giảm tần suất ăn hay ăn uống hạn chế, ăn ít là cách hỗ trợ sức khỏe cơ thể và chống lại các bệnh tiểu đường, béo phì, tim mạch.
Và cũng đừng ăn quá khuya sẽ dẫn đến việc tăng cholesterol và glucose khiến cơ thể sản sinh chất kháng insulin, mà sẽ gây ra tình trạng đói nhiều hơn vào ngày hôm sau. Điều này lại khiến bạn phải nạp thêm nhiều thức ăn hơn so với thông thường.
Điều gì xảy ra khi bạn thiếu ngủ thường xuyên?
Thiếu ngủ có thể khiến bạn mất phương hướng - và cũng có thể gây tử vong.
Thiếu ngủ sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tổng thể - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Không có một giấc ngủ ngon chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Tiến sĩ Dearbhaile Collins (Mỹ) nói thêm: Điều này gây ra một số tác động sinh lý trên cơ thể.
Đây là những gì sẽ xảy ra khi bạn không thể ngủ đủ mỗi đêm.
1. Dễ bị nhiễm virus hơn
Tiến sĩ Daniel Lanzer nói với Eat This, Not That!: Thiếu ngủ có thể khiến mọi người dễ bị nhiễm virus hơn. Trong những thời điểm thế này, việc tăng tính nhạy cảm của chúng ta đối với nhiễm virus là điều cuối cùng chúng ta muốn làm - đặc biệt là do thói quen ngủ kém.
2. Sự tập trung và phối hợp tồi tệ hơn
Theo tiến sĩ Lili Barsky, một khía cạnh khác của việc ngủ không ngon là "Khả năng tập trung kém và giảm khả năng phối hợp - điều này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người lái xe và những người vận hành máy móc hạng nặng".
3. Tăng nguy cơ béo phì
Thiếu ngủ có thể dẫn đến tăng cân - SHUTTERSTOCK
Giấc ngủ kém tác động đến các hoóc môn ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Ngủ kém có thể dẫn đến lượng leptin thấp hơn và mức ghrelin cao hơn, do đó có thể dẫn đến ăn quá nhiều và béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc Covid-19.
Chỉ cần giảm ngủ trong hai tuần có thể gây ra sự thay đổi đáng kể trong khả năng giảm mỡ trong cơ thể và tăng cảm giác đói được điều chỉnh bởi hoóc môn gây đói, ghrelin, theo Eat This, Not That!
4. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ không đủ giấc có thể làm giảm khả năng dung nạp glucose của cơ thể và dẫn đến kháng insulin và tiểu đường.
Kết quả của một đêm ngủ không ngon giấc, chúng ta có thể thấy tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường trở nên tồi tệ hơn đáng kể, có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu của họ, theo Eat This, Not That!
5. Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn
Giấc ngủ bị suy giảm làm giảm khả năng điều chỉnh hoóc môn căng thẳng của cơ thể, có thể dẫn đến huyết áp được kiểm soát kém.
Ngủ không đủ giấc và bị gián đoạn có liên quan đến việc kích hoạt các hoóc môn căng thẳng trong cơ thể, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, theo Eat This, Not That!
6. Có thể gây nỗi sợ mất ngủ
Bác sĩ Daniel Erichsen (Mỹ) cho biết: Bạn cảm thấy kiệt sức và có thể phát triển nỗi sợ mất ngủ.
7. Có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
Giấc ngủ giảm trong thời gian dài có liên quan đến việc tăng hình thành khối u và có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Một trong những lý do cho điều này có thể là do melatonin có chức năng quan trọng trong việc điều phối nhiều khía cạnh của chức năng tế bào và sửa chữa mô, theo Eat This, Not That!
8. Bạn có thể rút ngắn cuộc sống của mình
Theo dược sĩ Dusan Goljic (Mỹ), điều đáng sợ là, giấc ngủ kém thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ dự kiến của chúng ta. Vì nó hạn chế nghiêm trọng chất lượng cuộc sống của chúng ta.
9. Sẽ cảm thấy căng thẳng hơn
Bác sĩ Andrea Paul, cố vấn y tế của Illuminate Labs (Mỹ), cho biết: Cơ thể cần ngủ để phục hồi và bình thường hóa các hoóc môn căng thẳng. Vì vậy, khi bạn thường xuyên mất ngủ, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng tinh thần hơn, theo Eat This, Not That!
10. Có thể đãng trí hơn
Theo bác sĩ Alex Dimitriu (Mỹ), sự chú ý và tập trung cũng bị ảnh hưởng do giấc ngủ kém, và mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc học và nhớ những tài liệu mới, hoặc dễ quên những gì đã học trước đó.
11. Sẽ giảm mức testosterone
Thiếu ngủ có liên quan đến việc sản xuất và mức độ testosterone thấp hơn trong số các triệu chứng khác. Testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và khả năng xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp, theo Eat This, Not That!
12. Có thể làm giảm ham muốn tình dục
Bác sĩ David Cutler (Mỹ) cho biết: Những người không ngủ đủ giấc thường có ham muốn tình dục thấp hơn. Những người cảm thấy mệt mỏi căng thẳng thường quá lo lắng để thư giãn, theo WebMD.
13. Da có thể lão hóa
Tiến sĩ Kemunto Mokaya (Mỹ) cho biết: Là một bác sĩ da liễu, tôi lo ngại về tác động của việc ngủ không đủ giấc đối với làn da.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ kém chất lượng mạn tính có liên quan đến quá trình lão hóa da. Da tự đổi mới trong khi ngủ và sửa chữa một số tác động của stress ô xy hóa trong khi ngủ.
Điều cần ghi nhớ
Tiến sĩ Jason Levine (Mỹ) nói: Nếu bạn thấy mình phải đối mặt với chứng mất ngủ thường xuyên, hãy cân nhắc tìm hiểu về vệ sinh giấc ngủ. Ví dụ, đừng sử dụng thiết bị một giờ trước khi đi ngủ. Hãy xem xét gặp gỡ một nhà tâm lý học lâm sàng hoặc bác sĩ tâm lý để đánh giá và đưa ra phương pháp điều trị và hỗ trợ thích hợp, theo Eat This, Not That!
Bổ sung vitamin D trong năm đầu đời giúp giảm béo phì ở tuổi thanh niên Mức độ thấp của vitamin D trong năm đầu đời sẽ tỷ lệ nghịch với hội chứng chuyển hóa ở tuổi vị thành niên và được cho là nguyên nhân gây bệnh béo phì. Bổ sung vitamin D đầu đời giúp kiểm soát tình trạng chuyển hóa trong cơ thể Các nhà nghiên cứu tại Đại học Michigan, Mỹ đã sử dụng dữ...