Ấn tượng với nữ sinh 3 lần đỗ thủ khoa
Là thủ khoa vào khối chuyên Văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), năm 2008 Vũ Hồng Nhung tiếp tục đứng đầu kì thi của SV hệ chất lượng cao, khoa Ngữ văn, ĐH SPHN. Mới đây, cô bạn đỗ thủ khoa tốt nghiệp ngành SP Ngữ văn với điểm học tập toàn khóa 8.71/10.0.
Hồng Nhung là một trong số 107 thủ khoa khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề giáo khi từ cụ nội là thầy đồ dạy chữ Nho, bố là thầy giáo dạy Văn còn mẹ dạy Toán tiểu học, cô bé Vũ Hồng Nhung sớm đã ngấm vào máu của mình tình yêu với phấn trắng, bảng đen. Ngày còn nhỏ, Nhung thích học Toán hơn nhưng trong cuộc thi “Hội thi kể chuyện theo sách toàn quốc bậc tiểu học toàn quốc”, cô bạn đạt giải Nhì và em đã đến với môn Văn một cách tự nhiên. Mỗi bài văn, bài thơ đều mang lại cho Nhung những cảm xúc và sự rung động thật sự để rồi em gắn tâm hồn mình với môn Văn càng sâu đậm hơn khi quyết định thi vào khối chuyên Văn của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (tỉnh Nam Định).
Với những thành tích đạt được như giải Văn kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm lớp 12, Vũ Hồng Nhung càng xác định đi hướng nghề nghiệp theo đuổi cho mình. Lúc bấy giờ nhiều người khuyên em nên thi Luật hay Báo chí bởi ngành nghề đó năng động và phù hợp với xã hội hiện đại, tuy nhiên em lại chọn con đường đi cho mình đó là mong muốn được làm một cô giáo dạy Văn. Nhớ lại điều này, Nhung tâm sự: “Em cũng suy nghĩ nhiều lắm nhưng được làm điều mình thích và đam mê là tuyệt nhất. 4 năm học văn ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, với em lúc nào cũng là những giây phút thú vị và dạy cho em rất nhiều điều nhân văn và ý nghĩa”.
Với điểm học tập toàn khóa 8.71/10.0, Hồng Nhung đỗ thủ khoa tốt nghiệp ngành Sư phạm Ngữ văn Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2012.
Chia sẻ về chuyên ngành học của mình, Nhung cho biết bộ môn nào cũng có những vẻ đẹp và giá trị riêng, tuy nhiên bản thân em lại thích văn học ViệtNam hiện đại nhất. Từ khi còn học phổ thông, Nhung đã rất ngưỡng mộ những người thầy như GS. Nguyễn Đăng Mạnh, PGS.TS. Nguyễn Thị Bình, TS. Chu Văn Sơn… và một điều may mắn đó là sau này em lại được học chính các thầy cô giáo này khiến cho tình yêu với văn chương như có thêm sức mạnh để bản thân mình gắn bó với nó nhiều hơn.
Video đang HOT
Với Nhung, học Văn giúp em giàu có hơn về mặt tâm hồn, tình cảm, dạy cho em nhiều bài học trong cuộc sống hàng ngày về cách đối nhân xử thế. Và hiện tại đã tốt nghiệp ra trường thì chính môn Văn cũng đang giúp em có một công việc ổn định để lo lắng được cho cuộc sống và tiếp tục sống với đam mê.
Bàn luận về vấn đề ngày nay có rất nhiều bạn trẻ ngại học Văn và lười học Văn, Nhung thẳng thắn nói lên quan điểm của mình: “Học Văn giúp tâm hồn sẽ phong phú hơn, giàu xúc cảm, dễ rung động và nhạy cảm, hay suy nghĩ hơn. Tuy nhiên cần hiểu chính xác môn Văn học là một bộ môn khoa học vì thế học văn đòi hỏi mỗi người bên cạnh cảm xúc và sự tinh tế, cần phải có lí trí tỉnh táo, tư duy logic, mạch lạc khi nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm. Không phải cứ học Văn là lúc nào cũng mơ màng, bay bổng, thả hồn mình trên mây trên gió như nhiều người vẫn nghĩ”.
Chia sẻ về dự định trong tương lai Nhung cho biết em mong muốn trở thành một cô giáo dạy Văn giỏi vì thế em sẽ cố gắng học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của các thày cô giáo đi trước, để làm tốt công tác chuyên môn và dự định học tiếp lớp Thạc sĩ chuyên ngành văn học Việt Nam hiện đại.
Bảng thành tích ấn tượng của thủ khoa Vũ Hồng Nhung: Huy chương bạc nghiệp vụ sư phạm toàn quốc năm 2009 – 2010 Giấy khen sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của trường ĐH Sư phạm Hà Nội Giải nhì thuyết trình văn học, giải nhất ứng xử sư phạm cấp khoa Bằng khen vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2010 – 2011 của Bộ GD-ĐT Giải thưởng Sao Tháng Giêng năm học 2010- 2011 của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Bằng khen đạt thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên của Thành đoàn Hà Nội Giải thưởng thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
Phạm Oanh
Theo dân trí
GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn: Một đời nặng chữ văn
Theo thầy: Dạy văn lấy cảm làm đầu/ Một đời tôi chỉ một câu dặn mình/ Dạy văn dạy nghĩa dạy tình/ Dạy văn mà cũng dạy mình dạy ta...
Gần trưa, điện thoại di động của tôi reo liên tục và nhận tin nhắn ào ạt. Tất cả chỉ một nội dung: Thầy chúng tôi, GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn vừa trút hơi thở cuối cùng. Mới đây mấy ngày, PGS-TS Trần Hữu Tá, tôi và nhà giáo Nguyễn Thanh Văn đến thăm thầy, mừng thầy vẫn còn khang kiện, vẫn còn trò chuyện vui vẻ dẫu khi nhớ khi quên. Tết này, con trai thầy vừa xây xong căn nhà khang trang và dành cho thầy chỗ nghỉ, chỗ tiếp khách tốt nhất. Chúng tôi đều mừng cho thầy và tin thầy sẽ còn mạnh khỏe vài ba năm nữa là ít, vậy mà... Thầy ơi!
Tấm gương tự học
Đậu thành chung, thầy chọn nghề dạy học, nhưng văn chương Tự lực văn chương ngày đó "cứ như gan ruột" của lớp người mới xuất thân từ trường Pháp - Việt, và thầy thấy cần phải học thêm mới có thể bước chân vào làng văn. Tấm gương tự học của thầy, tôi nghĩ, những lớp người trẻ tuổi cần phải học tập. Ngày đó, trường thầy dạy có cụ Nguyễn Tường Đôn dưới Hội An lên dạy chữ Hán và thầy xin học. Cứ đều đặn mỗi tuần, thầy Đôn lên dạy là trả bài làm của "học trò" Lê Trí Viễn và ra bài làm mới.
giữa), PGS Trần Hữu Tá (bìa phải) cùng nhà văn - nhà báo Vu Gia, Xuân Nhâm Thìn 2012.
Chẳng bao lâu, thầy đọc được tân thư chẳng mấy khó khăn. Muốn thi tú tài (thí sinh tự do), thầy bèn nghỉ dạy, xin làm chân giám thị tại Trường Quốc học (Huế). Muốn học môn gì thì cứ đứng ở cửa sổ nghe thầy giảng, rồi đêm về tra lại sách vở. Môn tiếng Anh (sinh ngữ phụ) thì thầy theo học vị mục sư trong làng, ấy mà kỳ thi tú tài năm 1945, bài luận tiếng Anh, thầy viết chạy 8 trang giấy thi. Kết quả, thầy đỗ thủ khoa.
Khi kháng chiến bùng nổ, thầy được phân công đi dạy học. Thế là nghề giáo đeo theo thầy cho đến cuối đời. Lắm lần, thầy xin tổ chức chuyển ngành để theo đuổi nghiệp văn chương, nhưng không được. Vẫn bám trường, bám lớp, yêu nghề nhưng thầy không bỏ văn chương. Theo thầy: Dạy văn lấy cảm làm đầu/ Một đời tôi chỉ một câu dặn mình/ Dạy văn dạy nghĩa dạy tình/ Dạy văn mà cũng dạy mình dạy ta... Với thầy, đó cũng là một đời với văn.
Chữ nghĩa chưa thông thì chớ viết, chớ giảng
Mỗi lần đọc sách tôi biếu, thầy đều có ý kiến cụ thể từng câu, từng chữ sau một thời gian không lâu. Trong một lần trò chuyện, thầy kể có một thời, đồng nghiệp cho rằng thầy khó tính. Ngày đó thầy làm lãnh đạo Khoa Ngữ văn (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), thường gạch những chỗ sai trong văn bản của cán bộ trẻ, kể cả ở các đơn xin phép của sinh viên.
Khi gạch dưới những chữ sai, thầy giảng giải vì sao sai và đề nghị sửa tại chỗ. Thầy nói, thầy không khó tính nhưng đó là thói quen và phải truyền đạt thói quen đó cho nhiều người. Thầy giáo dạy văn, đứng trước một bài thơ, bài văn, nhất là văn thơ cổ, điều đầu tiên phải chú trọng tìm hiểu là chữ nghĩa. Chữ nghĩa chưa thông thì chớ viết, chớ giảng. Dĩ nhiên cũng có lúc phải... lờ đi, nhưng đó là vấn đề khác. Cái đáng sợ nhất là không hiểu mà tưởng hiểu.
Tôi nghĩ thầy cầu toàn mà nói thế thôi, chứ biết bao giáo trình, biết bao bài nghiên cứu khoa học, cứ sai đăng đăng đê đê ra đó, có ai đính chính gì đâu, và cũng có lắm người chép lại. Thầy dặn đi dặn lại hãy nghĩ kỹ trước khi viết, nếu muốn đi xa trong nghề. Thầy kể, lúc viết lại chương Nguyễn Khuyến trong Giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam (tập 4), thầy giật mình vì lâu nay vẫn đọc hai câu luận trong bài Nhớ cảnh chùa Đọi là Dặm thế ngõ đâu từng trúc ấy/ Thuyền ai khách đợi bến đâu đây, trong lúc nó phải là Dặm thế ngõ đâu từng trúc ấy/ Thuyền ai khách đợi bến dâu đây. Lỗi chỉ một cái dấu: dâu thành đâu, nhưng vì âm vang câu thơ rất hay nên bị tê liệt cảnh giác, không đặt vấn đề thắc mắc gì cả...
Những lời dạy của thầy, con luôn đưa vào cuộc sống, nhưng vẫn chưa thấm vào đâu. Bây giờ, nghĩ về thầy, nhớ về thầy nhưng thầy đâu còn nữa. Thầy ơi!
GS-NGND, nhà văn Lê Trí Viễn sinh ngày 10-3-1918, tại xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông từng giảng dạy tại Trường ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc), ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM. Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất. Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1971). Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2012.
Theo Vu Gia
Người Lao Động
Nữ thủ khoa đam mê công nghệ nano "Công nghệ nano như một mảnh đất màu mỡ đầy bí ẩn mà em muốn tìm hiểu và khai phá, nó mang nhiều thách thức nhưng cũng mang đến cơ hội thành đạt lớn cho những người có đam mê" - chia sẻ của Phạm Thái Hà, thủ khoa tốt nghiệp của Trường ĐH Công nghệ-ĐHQGHN. Với điểm học tập toàn khóa: 3.70/4.00,...