Ấn tượng Hành trình trên đất Chín rồng của học sinh THPT
Trong buổi báo cáo dự án Hành trình trên đất Chín rồng, học sinh trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM) đã mang đến một cái nhìn toàn diện về vùng đồng bằng sông Cửu Long, hội chợ nông sản và mô hình nhà, biệt thự thích nghi với bão lũ.
Sáng 27-3, sân trường THPT Lê Quý Đôn ngập tràn những gian hàng ẩm thực miền Tây Nam Bộ, những mô hình nhà chống bão, biệt thự nổi, những tập san về các tác phẩm văn học của tác giả miền Nam.
Điệu múa Sóc Sờ Bai của lớp 12D4. Ảnh: KHÁNH CHI
Đó là kết quả của dự án Hành trình trên đất Chín Rồng: Along The Nine Dragon. Dự án có sự tham gia của gần 600 học sinh lớp 12, 11 và 7 tổ bộ môn Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Vật lý, Công nghệ, Sinh học.
Hoạt cảnh về đời sống người dân phương Nam. Ảnh: KHÁNH CHI
Dự án được trường THPT Lê Quý Đôn triển khai từ đầu năm học 2020-2021, với mục đích thực hiện quy định của Sở GD&ĐT TP.HCM về đổi mới giảng dạy, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập, rèn luyện kỹ năng mềm.
“Thông qua dự án, học sinh đã có kiến thức sâu sắc về nhiều khía cạnh của khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ứng dụng kiến thức được học trong SGK vào thực tế, kỹ năng mềm được phát triển giúp học sinh tự tin hơn để phát triển ở những môi trường khác” – thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên môn Lịch sử trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ.
Thầy Đăng Du cho biết, 7 tổ bộ môn đã đưa ra đề tài là những vấn đề của khu vực ĐBSCL. Sau đó, các lớp tham gia dự án lập kế hoạch giải quyết vấn đề, được thầy cô góp ý sửa chữa hoàn thiện kế hoạch và tiến hành thực hiện.
Học sinh thuyết minh về đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: KHÁNH CHI
Video đang HOT
Buổi báo cáo dự án gồm 2 chương: chương 1 Vùng đất Chín Rồng và chương 2 Mêkông cất cánh.
Ở chương 1, học sinh mang đến cái nhìn bao quát về địa lý, văn hóa, lịch sử của vùng MêKông thông qua các tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh. Chương 2 là không gian giới thiệu những sản phẩm được lấy ý tưởng từ tiềm năng của khu vực này, đưa ra hướng giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khu vực.
Học sinh chăm chú lắng nghe thuyết minh về thế mạnh khu vực. Ảnh: KHÁNH CHI
Học sinh tổ Địa lý đã làm nên mô hình Kho Báu Chín Rồng, khái quát về khoáng sản, các loại cây trồng, vật nuôi vùng ĐBSCL và tình hình khai thác, hướng khắc phục, cải tạo. Tổ Lịch sử giới thiệu về những di tích lịch sử, văn hóa của khu vực ĐBSCL. Tổ Ngữ văn đưa đến các tập san văn học Sao sáng trời Nam của các tác giả nổi tiếng tại miền Nam.
Mô hình Kho Báu Chín Rồng. Ảnh: KHÁNH CHI
Mô hình về một hệ sinh thái của khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: KHÁNH CHI
Cuộc trò chuyện với học sinh các tổ thực hiện dự án. Ảnh: KHÁNH CHI
Học sinh tổ Vật lý, Công nghệ dựa vào thực trạng khu vực và tiềm năng phát triển du lịch để làm những mô hình nhà chống bão, nhà khắc phục tình trạng ngập của thành phố, tuabin gió tận dụng năng lượng thiên nhiên, biệt thự nổi. Tổ Sinh học, Hóa học sử dụng nguyên liệu thiên nhiên để làm chất chỉ thị, đo lường độ nhiễm phèn của vùng đất đó.
Học sinh thuyết minh về mô hình tuabin gió. Ảnh: KHÁNH CHI
Mô hình biệt thự nổi lấy ý tưởng từ chiếc ghe của người dân miền Tây. Ảnh: KHÁNH CHI
Nhiều học sinh thể hiện niềm yêu thích, hứng thú của mình với dự án. Kim Ngọc nói về mô hình nhà chống bão của lớp mình: “Mô hình nhà chống bão của chúng tôi có kết cấu hình trụ, mái hình nón sẽ giảm được nhiều lực tác động của mưa bão, giúp ngôi nhà vững vàng hơn”.
Kim Ngọc giới thiệu với giáo viên về mô hình nhà chống bão của lớp mình. Ảnh: KHÁNH CHI
Gian hàng chế tạo giấy chỉ thị từ nguyên liệu thiên nhiên. Ảnh: KHÁNH CHI
“Chúng tôi thấy tự hào vì được trưng bày, giới thiệu ẩm thực của quê mình với mọi người. Qua dự án, chúng tôi học hỏi được nhiều hơn về văn hóa miền Tây sông nước, tinh thần làm việc nhóm, chủ động trong công việc. Tôi mong có thêm sân chơi phát triển hơn về văn hóa để nhiều học sinh cùng tham gia” – Minh Khoa và Ánh Như (lớp 12) chia sẻ.
Gian hàng ẩm thực của lớp 12A6. Ảnh: KHÁNH CHI
Củng cố kiến thức học trực tuyến
Tuần tới, nhiều trường phổ thông sẽ dạy bài mới, nhưng giáo viên cũng sẽ được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho số học sinh chưa được tiếp cận chương trình trong thời gian học trực tuyến.
Chiều 24/2, giáo viên Trường mầm non Thực hành Linh Đàm dọn vệ sinh, hấp sấy toàn bộ khăn chuẩn bị đón trẻ quay lại trường học
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội), nói rằng, tính cả thời gian nghỉ Tết, đến nay, học sinh đã nghỉ trọn 1 tháng; nhiều học sinh, giáo viên đang nóng lòng được quay lại trường. Theo ông Vũ, dù "tạm dừng đến trường, không dừng học" nhưng chất lượng học trực tuyến không đồng đều.
Với học sinh trung bình yếu, học sinh ở khu vực không có điều kiện, một số em không học được buổi nào. Cụ thể, tỷ lệ học trực tuyến ở cấp tiểu học đạt 94,6%, THCS đạt 97%. Các trường đã nỗ lực duy trì nhiều hình thức như gửi bài tập qua Zalo, in phiếu ở trường cho phụ huynh đến lấy trực tiếp... nhằm đảm bảo không đứt đoạn chương trình.
Ông Vũ nhận định, dù tuần tới các trường sẽ dạy bài mới, nhưng giáo viên cũng sẽ được giao nhiệm vụ bồi dưỡng, củng cố kiến thức cho số học sinh chưa được tiếp cận chương trình trong thời gian học trực tuyến. Vì thế, giáo viên sẽ vất vả hơn, nhà trường sẽ nỗ lực hơn.
Nóng lòng đến trường
Nhiều học sinh cuối cấp muốn quay lại trường học vì các kỳ thi cận kề. Các phụ huynh không có chỗ gửi con cũng muốn con em mình sớm được đến lớp trở lại.
Cả tuần nay, anh Trần Văn Thường, ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) phải "nhốt" 2 con, gồm 1 học sinh tiểu học, 1 trẻ mầm non, trong nhà để đi làm. Đến trưa, anh tranh thủ về nhà cơm nước cho con, đầu giờ chiều lại đi làm tiếp. "Vừa tất bật đi làm, vừa lo lắng con ở nhà nghịch ngợm bị ngã, sờ ổ điện nên tâm trạng luôn thấp thỏm, không yên. Chỉ mong tuần tới các con được quay lại trường học để bố mẹ yên tâm", anh Thường nói.
Vũ Hà My, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, nói rằng, học trực tuyến có hiệu quả đối với học sinh có ý thức, đỡ thời gian đi lại, nhưng em vẫn thích sớm được đến trường. "Có những vấn đề cần trao đổi trực tiếp với giáo viên mới làm rõ được hay gặp gỡ bạn bè khiến mình cảm thú vị hơn những ngày ở nhà", Hà My nói.
Cô Phan Hà Thanh, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội), cho rằng, học trực tuyến có nhiều hạn chế như khó kiểm tra, đánh giá học sinh có ghi chép không, tiếp thu đến mức nào, trả bài cho cô có sử dụng tài liệu hay không... "Cô trò đều rất nóng lòng quay lại trường, lớp. Sau khi đi học trở lại, giáo viên sẽ phải kiểm tra, đánh giá lại kiến thức học sinh xem các em nắm được thực tế đến đâu", cô Thanh nói.
Trong khi đó, ở bậc mầm non, khi hay tin Hà Nội đề xuất cho học sinh quay trở lại trường học từ ngày 2/3, giáo viên Trường mầm non Thực hành Linh Đàm hôm qua rửa, phơi khô tất cả đồ chơi, giáo cụ học tập; vệ sinh phòng học, phòng vệ sinh, sân chơi, hấp sấy lại toàn bộ bát đũa, khăn mặt.
Lực lượng bảo vệ thau dọn bể cá, chỉnh trang lại cây, hoa. Nhà trường cũng xây dựng kịch bản chi tiết để đón trẻ trở lại đảm bảo an toàn như, bố trí bàn đo thân nhiệt trước từng cửa lớp, sát khuẩn tay. Giáo viên có trách nhiệm lưu nhật ký theo dõi thân nhiệt của trẻ mỗi ngày.
"Hằng ngày, khăn lau mặt, lau tay của trẻ đều được máy hấp, sấy nhiệt độ cao... Trường có 4 sân chơi và các hành lang cũng sẽ được tận dụng để chia theo lớp trẻ tập thể dục và tăng cường hoạt động vận động nhưng không tập trung quá đông người", Hiệu trưởng nhà trường, bà Vũ Nguyệt Ánh, cho biết.
Cho học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Trường hồ hởi triển khai, trường vẫn cấm tiệt! Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông nhiều cấp học kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 1/11. Đáng chú ý, Thông tư cho phép học sinh dùng điện thoại trong giờ học phục vụ tìm kiếm tài liệu dưới giám sát của giáo viên. Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, trên lớp, giáo viên sẽ giao cho học...