Án tù cho “Thái tử” Lee Jae-yong ảnh hưởng thế nào đến Samsung?
Lee Jae-yong, “ Thái tử Samsung” và cũng là người thừa kế của tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc sẽ bị đi tù lần thứ 2 trong vòng chưa đầy 5 năm.
Cách đây ít ngày, Tòa án cấp cao Seoul đã kết án Phó Chủ tịch Samsung và cũng là người thừa kế của tập đoàn này Lee Jae-yong 2,5 năm tù giam với những tội danh tham ô và hối lộ. Luật sư của Lee Jae-yong đã gọi quyết định này là một sự “đáng tiếc”, song hiện chưa rõ có một bản kháng cáo gửi đến tòa án hay không.
Theo CNN, án tù cho ông Lee Jae-yong, đồng nghĩa với việc Samsung mất đi một người ra quyết định quan trọng vào thời điểm đang có những biến động lớn trong một số lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của tập đoàn này. Theo đó, Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào một cuộc chiến công nghệ, nơi mà những đối thủ của Samsung là Huawei và SMIC bị ảnh hưởng lớn. Cùng với đó là sự thiếu hụt toàn cầu về chất bán dẫn, hay việc các công ty công nghệ và nhà sản xuất ô tô đang cùng nhau định hình lại tương lai của ngành công nghệ ô tô.
Phó Chủ tịch Samsung và cũng là người thừa kế của tập đoàn này Lee Jae-yong bị kết án 2,5 năm tù giam
Samsung đang tập đoàn chaebol lớn nhất Hàn Quốc kinh doanh mọi thứ từ thiết bị điện tử, công viên giải trí cho đến bảo hiểm nhân thọ… Hiện Samsung đang là sản xuất smartphone lớn nhất thế giới, và là nhà cung cấp chíp nhớ và màn hình chủ chốt cho Apple và Huawei.
Trên thực tế, theo CNN, Lee Jae-yong đã là người lãnh đạo của Samsung kể từ năm 2014, khi cha của ông Lee Kun-hee rơi vào hôn mê. Vào tháng 10 năm ngoái, ông Lee Kun-hee đã qua đời, và Lee Jae-yong là người thừa kế của Samsung.
Video đang HOT
“Vai trò của Lee Jae-yong rất quan trọng với các dự án mới. Ông Lee Jae-yong đã tham gia các hàng loạt thương vụ lớn, như thương vụ mua lại Harman International trị giá 8 tỷ USD, một công ty Mỹ chuyên sản xuất hệ thống thông tin giải trí, an toàn và an ninh cho ô tô… Đây đều là những thương vụ lớn có giá trị lên đến hàng chục tỷ USD. Và khi Lee Jae-yong vắng mặt, Samsung sẽ trở nên thận trọng hơn trong những quyết định đầu tư mạo hiểm”, nhà phân tích SK Kim của Daiwa cho biết.
Bản án với ông Lee Jae-yong đưa ra trong bối cảnh đầy biến động
Còn theo Jeff Dongwon Kim, phó trưởng bộ phận nghiên cứu của KB Securities, việc Samsung có một nhà lãnh đạo phải ngồi tù là một vấn đề lớn của tập đoàn này.
“Hãy thử tưởng tượng tác động tới việc kinh doanh đến Apple nếu CEO Tim Cook bị bỏ tù vì hối lộ Chính phủ Mỹ hàng triệu USD”, Jeff Dongwon Kim nêu ví dụ.
Theo Jeff Dongwon Kim, các công ty đầu tư ngày càng trở nên ý thức hơn về yếu tố xã hội và có thể muốn tách mình ra khỏi những bê bối.
Vì sao "thái tử Samsung" phải nộp tới 9 tỷ USD tiền thuế?
Việc này không phải ngoại lệ, và giới siêu giàu Hàn Quốc cũng có những cách thức đảm bảo tài sản và quyền lực vẫn về tay gia đình mình.
Hôm qua, ngày 25/10/2020, Samsung thông báo chủ tịch tập đoàn Lee Kun Hee đã qua đời, hưởng thọ 78 tuổi. Ông là cá nhân biến Samsung trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh nhất thế giới, giành giật vị trí thống trị thị trường công nghệ với những cái tên sừng sỏ và lâu đời nhất lịch sử nền kinh tế.
Từ năm 2007 tới nay, Lee Kun Hee nắm giữ vị trí cá nhân giàu có nhất Hàn Quốc với tài sản ước tính trước khi mất là 21 tỷ USD. Kể từ khi Lee Kun Hee phải nằm liệt giường sau một cơn đau tim xảy ra năm 2014, con trai ông là Lee Jae Yong đã nắm quyền điều hành tập đoàn Samsung. Khi ông Lee Kun Hee qua đời, "thái tử Lee" sẽ phải gánh vác hai trọng trách. Đầu tiên, là có thể giúp Samsung vượt qua những khó khăn hiện tại, tăng trưởng sao cho xứng đáng với di sản mà người cha để lại.
Cố chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun Hee, 1942-2020.
Trọng trách thứ hai Lee Jae Yong phải thực hiện là trách nhiệm với đất nước: nộp khoản thuế thừa kế khổng lồ. Trang tin Reuters ước tính số tiền Lee Jae Yong phải trả lên tới hơn 9 tỷ USD.
Hàn Quốc là quốc gia chịu thuế thừa kế lớn thứ hai thế giới, ở mức 50% giá trị thị trường trung bình của cổ phiếu trong 4 tháng trước và sau khi mất của người sở hữu. Đây là mức nặng thứ hai chỉ sau con số 55% của Nhật Bản; mà nếu như người nhận tài sản thừa kế cũng là cá nhân sở hữu cổ phần lớn nhất trong công ty, mức thuế thừa kế sẽ phải đóng lên tới 65%.
Trong quá khứ, ta đã nhiều lần thấy số tiền thuế lớn đè áp lực lên những người thừa kế của các tập đoàn Hàn Quốc. Năm 2018, Koo Kwang-mo, người thừa kế LG Group cùng các chị em của mình phải trả số tiền thuế 8,7 tỷ USD trong vòng 5 năm. Năm 2019, khi chủ tịch tập đoàn Hanjin Group là Cho Yang-ho qua đời, con trai của ông - chủ tịch tập đoàn Korean Airlines là Cho Won-tae đã phải bán một phần cổ phần để trả hơn 230 triệu USD tiền thuế cho chính phủ Hàn Quốc.
" So sánh với thời điểm 20 năm trước khi gia đình tôi thành lập công ty, giá trị của cổ phiếu đã lên cao quá cao, tới mức phải tìm cách bẻ lái luật pháp để mà trả thuế. Thực tế, tôi sẽ phải bán cả công ty để bù tiền thuế", một CEO nặc danh trả lời Financial Times. Theo dữ liệu mà nhóm nghiên cứu thị trường CEO Score thu được, người thừa kế 25 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc phải trả tổng cộng 21 tỷ USD tiền thuế.
Lee Jae Yong.
Cơ chế "cha truyền con nối" trong các tập đoàn Hàn Quốc lớn bộc lộ điểm yếu, khi mà người nhận quyền tiếp quản đế chế phải bán bớt cổ phần, tự tay cắt đi chút quyền hành của mình để có thể trả được lượng tiền thuế khổng lồ.
Tuy nhiên, vẫn có những khe cửa hẹp cho phép Lee Jae Yong giảm bớt gánh nặng thuế má. Những cách thức được dùng nhiều trong giới siêu giàu Hàn Quốc và cũng là tâm điểm lên án của nhiều bên.
Trong tổng số 59 nhóm kinh doanh có tài sản vượt mức 5 triệu won (4,3 tỷ USD), có ít nhất 19 đứa trẻ chưa tới 18 tuổi nắm trong tay cổ phần trị giá triệu USD của công ty. Trong số đó, có những bé còn chưa biết nói hay mới chập chững biết đi. Những đứa trẻ giàu có ngày một xuất hiện nhiều khi mà những chủ tịch tập đoàn lớn, những cá nhân vực dậy nền kinh tế Hàn Quốc sau chiến tranh, ngày một già đi.
Để gia đình quản lý tập đoàn của mình giữ được hàng tỷ USD cũng như quyền lực tuyệt đối trước những quyết định tương lai của công ty, họ cho phép con, cháu họ hàng nhận những khoản thừa kế khổng lồ. Theo khảo sát của Bloomberg trong năm 2019, thì đứa trẻ Hàn Quốc nắm trong tay nhiều triệu USD tiền cổ phiếu nhất, ở mức 19 triệu USD, là cháu nội 15 tuổi của Huh Man-jung - chủ tịch GS Holdings.
Trước thời điểm ông Lee Kun Hee qua đời, phát ngôn viên đại diện cho gia đình vị tỷ phú nói ra quyết định cuối cùng của con cái ông Lee, rằng "mọi đồng tiền thuế liên quan tới tài sản thừa kế sẽ được trả một cách minh bạch, như luật pháp yêu cầu".
Ấy mới là chuyện mức thuế kỷ lục, còn chưa rõ những diễn biến tiếp theo của quá trình chuyển giao quyền lực sẽ ra sao. Ở vị thế tập đoàn hàng đầu với chủ tịch là một trong những cá nhân quyền lực nhất nền kinh tế, gánh nặng phía trước của Samsung không chỉ dừng lại ở 50%.
Kế vị ở các chaebol Hàn Quốc ngày càng giống một cuộc chiến, đã tới lúc phải thay đổi? Huynh đệ đưa nhau ra tòa, người ngồi tù vì cáo buộc thâu tóm quyền lực, việc thừa kế trong các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc đang ngày càng khó khăn. Sự ra đi của Chủ tịch Lee Kun-Hee ở tuổi 78 chính thức đưa Samsung sang một trang mới, dù đã nhiều năm qua Phó chủ tịch Lee Jae-yong, con trai...