Ăn trộm đồ lót nam, người phụ nữ nhận kết bẽ bàng
Người phụ nữ phải vào tù sau khi có hành vi lấy trộm chiếc quần có giá tiền triệu.
Mới đây, tờ Oriental Daily đưa tin, một phụ nữ Malaysia đã bị kết tội ăn cắp đồ lót nam có hơn 1.200 RM (hơn 6 triệu đồng) tại một trung tâm thương mại ở Melaka.
Trong phiên tòa xét xử, lý giải cho hành động trộm cắp của bản thân, người phụ nữ này nói rằng chị ‘không có lựa chọn nào khác’ khi chị phải nuôi 3 con, chăm sóc cha mẹ ốm yếu và người chồng hiện đang thất nghiệp. Người phụ nữ cũng thành thật thừa nhận tội lỗi của bản thân, đồng thời hi vọng có thể được giảm nhẹ hình phạt.
Video đang HOT
Người phụ nữ phải nhận án tù cho hành vi trộm cắp. Ảnh: Oriental Daily
Trước lời khai nhận của bị cáo, cũng như xét thấy đối tượng từng có tiền án vào năm 2018 và 2019, tòa quyết định tuyên người phụ nữ tội danh trộm cắp, kết án 10 tháng tù.
Trước đó, dân tình cũng không khỏi ngỡ ngàng trước sự việc một người đàn ông học vấn cao sở hữu thói quen biến thái khi thích lấy trộm quần lót phụ nữ. Qua khám xét garage tại nhà người đàn ông, cảnh sát phát hiện một miếng vải buồm phủ trên một chiếc túi nhựa đựng đầy quần lót. Ước tính, có tới 500 chiếc quần trong đó.
Theo thông tin, kẻ trộm biến thái trên là một lao động cao cấp, sở hữu cuộc sống khá giả khi có đầy đủ xe hơi, nhà riêng. Thế nhưng chính người này thú nhận không hiểu điều gì đã khiến bản thân có những hành động lố bịch như vậy. Dù không muốn làm điều này, thế nhưng mỗi lần nhìn thấy quần lót của phụ nữ, bản thân ông ta lại không thể kiểm soát được ham muốn. Người đàn ông này sau đó đã bị phạt giam 15 ngày cho hành động trộm cắp trên.
Australia là quốc gia đầu tiên cung cấp bộ dụng cụ tự lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, tháng 7 tới, Australia sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cung cấp bộ dụng cụ tự lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ, không cần sự can thiệp của y tá hoặc bác sỹ.
Australia sẽ cung cấp bộ dụng cụ tự lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung cho phụ nữ. Ảnh: 9news.com.au
Đây là một phương pháp mới ít gây xâm lấn, thuận tiện và thoải mái hơn, giúp khuyến khích tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung đối với những người không muốn xét nghiệm định kỳ vì những lý do cá nhân.
Giáo sư Karen Canfell thuộc Trung tâm Daffodil cho biết mỗi năm có trên 900 phụ nữ tại Australia được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó khoảng 250 người tử vong. 80% các trường hợp mắc ung thư cổ tử cung mới được phát hiện là những người chưa từng khám sàng lọc hoặc đã quá hạn khám sàng lọc định kỳ. Giáo sư Canfell tin rằng việc đưa thêm phương pháp tự thu thập mẫu xét nghiệm vào hoạt động tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp thu hẹp khoảng cách trong các cộng đồng có tỷ lệ sàng lọc thấp hơn.
Vào tháng 12/2017, Australia đã trở thành quốc gia tiên phong toàn cầu áp dụng phương pháp HPV xét nghiệm ung thư cổ tử cung thay phương pháp cũ là PAP.
Nghiên cứu của Hội đồng Ung thư bang New South Wales cho thấy, nhờ việc triển khai trên toàn quốc chiến dịch chủng ngừa virus HPV và chương trình xét nghiệm mới tầm soát ung thư cổ tử cung, tỉ lệ phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư cổ tử cung tại Australia hiện thấp nhất trên thế giới.
Giáo sư Marion Saville, Giám đốc điều hành của Trung tâm phòng chống ung thư cổ tử cung của Australia tin rằng nước này có khả năng xóa bỏ ung thư cổ tử cung "trong vòng 5 hoặc 6 năm tới".
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ, có nguy cơ gây tử vong. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Khi triệu chứng xuất hiện thường là lúc ung thư đã phát triển và ở giai đoạn khó điều trị.
Các nghiên cứu cho thấy với tỉ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới vào năm 2022 chỉ ở mức chưa đến 6/100.000 người và dự kiến đến năm 2035 chỉ còn 4/100.000, có khả năng đến năm 2060 có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này hoặc tỉ lệ chỉ còn 1/100.000. Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi các quốc gia nỗ lực phủ rộng phạm vi tiêm vaccine ngừa ung thư cổ tử cung cho các trẻ em gái đến tuổi trưởng thành và phụ nữ, cũng như tăng cường tầm soát ung thư sớm. Tuy nhiên, đây vẫn là một công tác hết sức khó khăn tại các nước đang phát triển và kém phát triển.
Các chuyên gia cho rằng thách thức lớn là làm sao đưa chương trình chủng ngừa đến các nước đang phát triển, nơi ước tính mỗi năm có 250.000 người tử vong vì bệnh ung thư này. Nếu thành công của Australia được nhân rộng trên toàn thế giới, có thể cứu sống được 62 triệu phụ nữ trong thế kỷ tới.
Nghịch lý quyền phá thai ở châu Á Tại châu Á, quyền phá thai vẫn còn là chủ đề gây tranh cãi khi khu vực này đối mặt với các vấn đề chồng chéo phức tạp, soi chiếu từ tôn giáo, văn hóa, luật pháp cho đến chính trị. "Tôi chưa từng lựa chọn giữ lại cái thai", Rara - phụ nữ ngoài 20 tuổi đến từ Jakarta, Indonesia - nói....