Ăn tối trên xe máy: Ai là người làm khổ trẻ?
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học (ĐH Sư phạm Hà Nội), cho rằng phụ huynh gây áp lực học tập khiến con phải ăn tối trên xe máy ngay giữa sân trường.
Những tranh luận về tình trạng quá tải trong giáo dục vài năm nay chưa đi đến hồi kết. Bộ GD&ĐT cố gắng cắt giảm chương trình nhưng thực tế áp lực học tập không giảm với đám trẻ, thậm chí ngày càng tăng. Tại sao?
Lý do đơn giản lắm, áp lực đó đâu đến từ chương trình mà từ chỗ khác.
Bức ảnh mang tên “Bữa tối trên xe máy” được chia sẻ trên mạng. Ảnh chụp màn hình.
Là phụ huynh của học sinh lớp 11, tôi vẫn kiên nhẫn không cho con đi học thêm dù cháu sắp thi THPT quốc gia.
Tôi không phản đối kỳ thi này, nó tăng tải hay giảm tải với hai mẹ con đều được cả. Tôi không nghĩ đến việc phải tranh giành một vị trí vào trường đại học vì nghĩ rằng con chắc chắn sẽ đỗ nếu đủ sức, không phải năm này sẽ là năm sau. Nếu không, con hãy kiếm vị trí khác phù hợp với mình hơn.
Thế nhưng, rất ít phụ huynh có suy nghĩ như vậy.
Tôi không hiểu lý do cha mẹ cuống cuồng tìm lớp học thêm cho con khi trẻ lên cấp hai, ba. Rõ ràng, thi đại học bây giờ không khó.
Học sinh thi vào trường nổi tiếng còn khó chứ nhiều đại học khác, nhất là dân lập, đơn giản lắm. Tại sao các em phải lao đầu vào học thêm như vậy?
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng cô không dạy đủ trên lớp nên phải cho con học thêm. Thế nhưng, tại sao con không thể tự tìm kiếm kiến thức để bù đắp chỗ thiếu hụt bằng sách tham khảo, tự học?
Chúng ta vẫn nói với nhau rất nhiều về các vấn đề sách giáo khoa, quá phụ thuộc vào nó. Thực tế có phải vậy không?
Thầy cô giáo dạy trên lớp theo sách giáo khoa nhưng đâu cấm tìm hiểu kiến thức ở các nguồn tài liệu khác. Tại sao học sinh không chủ động tìm hiểu kiến thức các nguồn để bổ sung mà nhất thiết phải chạy tới lớp học thêm hòng nhặt nhạnh những kiến thức vốn có ở tất cả các cuốn sách tham khảo?
Có cha mẹ sẽ nói con không giỏi, nếu bỏ bẵng thế, nó sẽ kém.
Video đang HOT
Nếu con quý vị kém, tại sao không cho con đúp để học vững hơn?
Thêm 1 – 2 năm học đâu phải đứa trẻ không thể ngóc đầu lên nổi. Ngồi nhầm lớp nhưng luôn học kém hơn bạn bè sẽ không bao giờ tốt đẹp với các bé. Phải chăng cho con đúp lớp đòi hỏi sự dũng cảm mà nhiều cha mẹ không có?
Các cha mẹ sẽ nói: Đám trẻ không tự giác.
Vậy tại sao chúng ta không tập trung rèn tính tự giác cho trẻ? Tại sao cứ nhắc chúng học để rồi lớn lên phải đi học thêm? Không có lời ngụy biện nào hết cho tình trạng trẻ ăn trên xe máy.
Cộng đồng mạng chia sẻ hình ảnh hai học sinh ăn cơm trên xe máy. Ảnh chụp màn hình.
Các phụ huynh oán trách Bộ GD&ĐT, oán trách nhà trường về chương trình học nặng. Nhưng vài năm gần đây, bộ đã cắt giảm chương trình rất nhiều, vậy sao tình trạng quá tải của trẻ vẫn không đỡ?
Những trường quốc tế học theo chương trình nhập khẩu, giáo viên nhập khẩu mà vẫn có một lượng học sinh Việt Nam đi học thêm là do đâu? Có thật đám trẻ chỉ đi học thêm để hiểu bài ở lớp hay cha mẹ còn muốn con có thành tích hoặc đạt vị trí nào đó cao hơn?
Tôi không biết những đứa trẻ này về sau có thành công và hạnh phúc hay không nhưng dám chắc rằng chúng hiện giờ vô cùng khổ sở và bất hạnh.
Còn gì hại sức khỏe hơn là phải ăn trong khói bụi trên đường với những cái xóc xe máy nẩy người? Còn gì đáng thương hơn khi bữa ăn đàng hoàng bên cha mẹ cũng không có? Còn gì khổ sở hơn là cuộc sống mệt mỏi chỉ toàn ăn, ngủ, học?
Nếu muốn tham gia cuộc đua, tại sao không nuôi một con ngựa mà đẻ con làm gì? Đã biết như vậy là làm khổ con, tôi mong các cha mẹ dừng lại.
Ngày 12/12, mạng xã hội lan truyền hình ảnh nữ sinh trung học ở TP.HCM đứng giữa sân trường ăn vội khay cơm (bố mẹ chuẩn bị từ trước) đặt trên yên xe máy.
Tác giả bình luận: “Ăn cơm giữa sân trường để chuẩn bị vào ca ba. Khổ cho cô bé học sinh này, đã ‘lao động’ từ 7h đến 17h rồi, bây giờ lại ăn vội bữa cơm chiều giữa sân trường để đi ca ba ở một ‘xí nghiệp’ khác. Có nơi nào học sinh khổ như ở ta không nhỉ? Học từ sáng sớm đến tối khuya, đến ăn bữa cơm cũng phải đứng giữa trời?”.
Trước đó không lâu, clip ghi cảnh 2 nam sinh được bố đèo trên xe máy, vừa di chuyển vừa tranh thủ ăn cơm hộp để kịp giờ học thêm cũng nhận được nhiều phản hồi từ dư luận.
Phần lớn ý kiến cho rằng học sinh Việt Nam đang quá vất vả, chịu nhiều áp lực học tập không cần thiết đến từ cha mẹ, nhà trường và chính bản thân học sinh.
Theo Zing
'Hội chứng con vịt'
Trước căng thẳng, dồn ép của áp lực học tập, nhiều học sinh phải nỗ lực, đấu tranh với chính mình, rồi dằn vặt, tổn thương tâm lý, xuất hiện ý nghĩ tự sát, giải thoát âm thầm.
Con vịt bơi trên mặt nước có vẻ thảnh thơi, nhưng bên dưới đôi chân nó phải đạp liên hồi thì mới có thể nổi trên mặt nước. Tương tự như vậy, các em học sinh của chúng ta cũng đang phải đối mặt với áp lực vô cùng lớn để học tốt, học theo kỳ vọng của gia đình, nhà trường.
Người ta gọi hiện tượng này là "Hội chứng con vịt" (Duck syndrome). Tranh minh họa:Tuổi Trẻ.
Cha mẹ quá kỳ vọng
Một bộ phận không nhỏ cha mẹ luôn kỳ vọng quá lớn vào con mình. Sự kỳ vọng này có nhiều nguyên nhân: Kỳ vọng do áp lực thành tích và kỳ vọng do ước vọng về một tương lai tốt đẹp cho con.
Trước hết, kỳ vọng do áp lực thành tích, đây là hiện tượng khá phổ biến, nhất là với các em học sinh ở thành thị. Phần lớn cha mẹ muốn con phải đạt được thành tích bằng bạn bè, không bao giờ để con mình thua kém bạn bè. Hơn nữa, do hiện tượng dạy thêm, học thêm tràn lan ở thành thị nên cha mẹ cũng phải dốc toàn lực để con mình có cơ hội học được thật nhiều.
Thậm chí, có không ít bậc cha mẹ còn bị chi phối tâm lý bởi các bậc phụ huynh khác. Hằng ngày họ phải chịu sức ép của dư luận, nào là bàn luận về chuyện con mình học trường nào, môn nào, cô thầy nào dạy hay nhất, uy tín nhất...
Thử nghĩ, làm sao họ có thể chấp nhận để con ở nhà tự học? Ước mơ, hoài bão để giúp con cái trưởng thành sau này, đó là ý tưởng tốt. Tuy nhiên, thực tế có rất ít cha mẹ đánh giá đúng được con cái mình đang sở hữu cái gì, tiềm năng của con đến đâu.
Phần lớn sở thích, nguyện vọng, năng khiếu, lý tưởng, hoài bão... của con, cha mẹ chưa hiểu được một cách đầy đủ. Vì vậy, kỳ vọng của cha mẹ vượt quá giới hạn của con, từ đó con cái họ luôn bị áp lực. Nếu không được giải tỏa kịp thời thì áp lực tiếp tục đè nặng đứa trẻ và rất dễ nảy sinh các vấn đề tiêu cực.
> Học sinh, sinh viên tự tử vì áp lực học tập
Tham vấn học đường còn hời hợt
Tham vấn học đường là hoạt động trợ giúp tất cả học sinh nâng cao năng lực tự giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong học tập, quan hệ xã hội; định hướng nghề nghiệp; phát hiện sớm và phát triển các chương trình phòng ngừa, can thiệp thích hợp trong nhà trường.
Tuy nhiên, ở Việt Nam, tham vấn học đường vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, những nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Công tác tham vấn học đường ở nước ta mới được các cấp ngành có liên quan lưu tâm trong vòng vài năm trở lại đây, đội ngũ cán bộ tham vấn học đường còn mỏng và còn nhiều thiếu hụt về kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng tham vấn.
Trong khi đó, học sinh của chúng ta nói chung còn khá non nơt vê kinh nghiêm sông va ky năng ưng pho vơi nhưng tac đông tư bên ngoai. Đa số cac em co rất nhiều khúc mắc về tâm sinh lý, trong học tập, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè... nhưng không thể tự giải quyết được.
Một bộ phận không nhỏ trong số đó đã rơi vào trạng thái dồn nén, căng thẳng, lo âu, rối loạn tâm lý, thậm chí còn có ý định tự tử vì không chịu đựng được áp lực quá lớn từ phía gia đình, nhà trường và xã hội.
Vì thế, về lâu dài cần quan tâm hơn đến việc xây dựng hệ thống tham vấn trong nhà trường để hệ thống này đủ mạnh, đủ sâu. Đồng thời trang bị kiến thức, kỹ năng tham vấn cho cán bộ, giáo viên, để mỗi thầy cô vừa là người truyền thụ tri thức, giáo dục nhân cách, vừa là người bạn, người đồng hành tư vấn, định hướng tâm lý của học sinh.
Học sinh thiếu kỹ năng sống
Thực tế hiện nay có quá nhiều áp lực nặng nề từ việc học kiến thức, đòi hỏi bản thân các em học sinh phải được trang bị những kỹ năng sống cần thiết để tự vượt qua được. Những kỹ năng như kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân, kỹ năng hòa đồng tập thể... thật sự rất cần thiết.
Nhưng hiện tại những kỹ năng đó vẫn chỉ mang tính lý thuyết, học sinh rất khó vận dụng vào thực tế. Phải giúp học sinh thể hiện thuần thục các kỹ năng như làm chủ cảm xúc và hành vi bản thân, từ đó mới có thể hình thành năng lực làm chủ hành vi và điều khiển, điều chỉnh hành vi phù hợp trong quá trình học tập.
Quan trọng hơn hết là hướng dẫn học sinh cách giải quyết một cách hài hòa, hiệu quả những căng thẳng nảy sinh trong quá trình học tập, trong các mối quan hệ. Song, cần lưu ý rằng việc hình thành kỹ năng cho học sinh không phải là việc làm một sớm một chiều, mà phải là cả một quá trình thường xuyên, liên tục.
Có thể nói áp lực trong học tập ở mức độ nhất định là cần thiết, nhưng áp lực vượt ngưỡng thì lại phản giáo dục. Mong rằng người lớn cần thay đổi tư duy tích cực. Mỗi phụ huynh cần suy nghĩ rằng: con mình mạnh khỏe, biết chia sẻ, đồng cảm, mạnh dạn, tự tin, học hành tiến bộ, có được những kỹ năng sống cơ bản... đó là điều hạnh phúc nhất.
Còn ở trường, thầy cô giáo phải thật sự là điểm tựa tinh thần vững chắc cho các em học sinh, họ chính là người định hướng, tháo gỡ áp lực tinh thần, luôn đồng hành trong sự phát triển của học trò.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Công
Giảng viên tâm lý học ĐH Nguyễn Huệ
Theo Tuổi Trẻ