Ăn tỏi miệng hôi không ai dám gần, nhớ ăn cùng thứ này, miệng sạch bóng khử hết mùi khó chịu
Để khử hết được mùi hôi sau khi ăn loại củ gia vị này, bạn có thể dùng sữa, ăn bưởi hoặc nước trà xanh.
Tỏi là loại củ gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Trong tỏi được chứng minh là rất giàu vitamin cùng khoáng chất tốt cho sức khỏe như: Canxi, kali, sắt, magie, selen cùng kẽm. Việc ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp phòng chống được nhiều bệnh tật, trong đó có cảm lạnh.
Mặc dù tốt cho sức khỏe nhưng tỏi lại khá nặng mùi, vì thế chúng sẽ để lại “dấu vết” sau khi ăn khiến bạn cảm thấy mất tự tin. Nguyên nhân dẫn đến mùi hôi này là do khi được nghiền nhỏ, tỏi sẽ giải phóng ra một loại khí đặc biệt có mùi hôi đặc trưng. Tỏi sống mùi sẽ nồng hơn so với tỏi chín, chúng có thể lưu lại mùi trong miệng lên tới vài giờ.
Vậy có cách nào để khử mùi hôi của tỏi hay không?
1. Uống sữa
Sau khi ăn các món có tỏi bạn nên uống một ly sữa và tốt nhất là sữa ấm. Trong loại đồ uống này rất giàu protein, chất này sẽ tạo ra phản ứng để loại bỏ mùi hôi có trong khoang miệng. Khi uống bạn nên nhấp từng ngụm nhỏ và uống từ từ.
2. Nước chanh
Có thể bạn chưa biết, nước chanh có tác dụng khử mùi hôi của tỏi cực kỳ tốt. Cách làm rất đơn giản, bạn lấy một cốc nước ấm rồi cho vào đây 2 lát chanh mỏng. Ngụm đầu tiên bạn súc miệng như bình thường, sau đó uống từ từ cho tới hết.
Bằng cách này, mùi hôi của tỏi sẽ được loại bỏ một cách tự nhiên. Nếu có sẵn lá bạc hà, hãy cho thêm vài lá vào cốc nước, hiệu quả làm sạch sẽ được nhân lên gấp đôi.
3. Bưởi
Bưởi có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Không những thế, hương thơm của bưởi còn giúp khử mùi rất tốt. Vì thế, sau mỗi bữa ăn có sự xuất hiện của tỏi, bạn chỉ cần ăn 1 – 2 múi bưởi là miệng sạch sẽ, thơm tho không còn mùi hôi.
4. Táo gai
Táo gai là loại quả có vị chua, khử mùi hôi và rất tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Bạn có thể chuẩn bị táo gai khô hoặc tươi và ăn chúng sau bữa trưa hay dùng làm bữa nhẹ đều được.
5. Lạc
Nghiên cứu chỉ ra, trong lạc có chứa hơn 140 chất thơm tự nhiên. Không chỉ vậy, lạc còn có beta-sitosterol – chất ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Vì thế, sau bữa ăn, bạn chỉ cần nhai và nuốt vài hạt lạc thì mùi tỏi nồng mấy cũng sẽ lập tức biến mất.
6. Uống nước trà
Sau bữa ăn, bạn nên uống 1 cốc nước trà xanh. Trong loại nước này có chứa các chất diệt khuẩn tương tự như súc miệng. Nhờ thế mà mùi hôi nồng của tỏi sẽ biến mất một cách nhanh chóng.
7. Uống giấm táo pha loãng
Trong giấm táo có chứa pectin giúp thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn tốt. Bạn chỉ cần cho 1 – 2 thìa giấm táo vào cốc nước rồi khuấy đều lên và súc miệng 10 – 15 giây sau bữa ăn thì răng miệng sẽ sạch hết mùi hôi.
Nghiên cứu đã chỉ ra, nước giấm táo pha loãng không những ngăn mùi hôi miệng mà còn hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa cực kỳ hiệu quả.
Ngoài ra, để giảm bớt tác động của mùi tỏi, thay vì ăn sống bạn nên chế biến tỏi trước khi ăn. Một trong những cách để ăn tỏi ngon, tốt cho sức khỏe đó là làm tỏi Laba. Đây là món ăn được chế biến bằng cách ngâm tỏi cùng giấm và đường phèn cho tới khi tỏi chín với màu xanh như ngọc bích.
Video đang HOT
Món tỏi Laba rất tốt cho cơ thể, nó giúp bảo vệ hệ tim mạch, kháng khuẩn, chống viêm, tốt cho hệ tiêu hóa, làm sạch đường ruột và thải độc hiệu quả. Tỏi khi ngâm chín có vị chua ngọt, thanh mát, cực hợp làm đồ ăn kèm.
Tham khảo công thức làm tỏi Laba dưới đây.
Cách làm tỏi Laba đơn giản tại nhà
Nguyên liệu
- Tỏi: 8 củ
- Đường phèn
- Giấm ăn
- Baking soda
Các bước làm tỏi Laba
- Tách tỏi thành từng tép rời rồi cho vào chậu. Thêm nước ấm rồi ngâm tỏi khoảng 10 phút. Vớt tỏi ra rổ, chà xát nhẹ nhàng để phần vỏ tỏi tự động rời ra.
- Loại bỏ phần vỏ tỏi rồi lựa những tép căng, mẩy. Vứt bỏ những tép không may bị dập, nảy mầm hoặc bị sâu.
- Vớt tỏi ra rổ/rá rồi phơi khô. Bạn có thể sử dụng khăn giấy thấm khô hết nước trên bề mặt của tỏi. Lưu ý, chỉ khi nào tỏi khô hoàn toàn mới có thể đem đi ngâm. Tuyệt đối không để tỏi dính nước kẻo dễ bị hỏng.
- Dùng dao cắt bỏ phần gốc của tép tỏi để giúp tỏi nhanh chín hơn.
- Cho tỏi vào lọ thủy tinh đã được tiệt trùng sạch, lau khô. Tiếp đến, bạn thêm 1 ít đường phèn vào sau đó đổ giấm gạo vừa đủ ngập tép tỏi cùng 1 chút baking soda.
Baking soda sẽ giúp tỏi khi chín có màu xanh đẹp mắt. Vì thế, có thể không cho phần nguyên liệu này. Ngoài ra, nên sử dụng giấm gạo thay vì các loại giấm khác. Bởi giấm gạo có màu nhạt, độ chua vừa phải.
- Đậy nắp lọ thủy tinh lại rồi đặt ở nơi thoáng mát.
- Sau khoảng 1 tuần tỏi sẽ chuyển màu xanh ngọc bích. Nhiệt độ càng cao, tốc độ chuyển xanh càng nhanh.
Sau khi tỏi xanh, bạn có thể lấy ra thưởng thức. Nên bảo quản tỏi Laba ở nhiệt độ từ 0 – 4 độ C. Nếu để tỏi ở nơi có nhiệt độ quá cao thì hương vị sẽ không ngon.
2 cách nấu bún riêu cua đồng ngon đậm đà vị quê hương
Bún riêu cua là món ăn được nhiều người ưa chuộng, bởi vị ngon đậm đà của cua đồng, vị chua thanh của cà chua cũng như các gia vị khác.
1, Cách nâu bún riêu cua đồng theo kiểu miền Bắc:
Nguyên liệu để nấu bún riêu cua đồng kiểu miền Bắc:
- Bún: 1 kg
- Cua đồng: khoảng 400gr
- Thịt xay: 100 gr
- Tôm khô: 50gr
- Trứng gà: 2 quả
- Đậu phụ, cà chua
- Hành lá, tỏi, hành khô, dấm bỗng, mắm tôm và các loại gia vị.
Cách nấu bún riêu cua đồng kiểu miền Bắc:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu phụ rửa qua rồi thái thành từng miếng sau đó rán vàng, hành lá cắt khúc.
- Cà chua thái múi cau, xào qua với dầu ăn.
- Cua đồng rửa sạch, bóc bỏ mai yếm cua và mai cua. Dùng tăm tre lấy phần gạch cua bỏ vô bát con.
- Phần thân cua giã nhuyễn hoặc đem xay cùng vài hạt muối ( nếu bạn giã cua thì phần cua khi nấu lên sẽ ngon và nhiều gạch hơn).
- Trút cua sang bát rồi hòa nước vào, tay bóp nhẹ cho thịt cua tan vào nước. Gạn đổ nhẹ nhàng nước lẫn thịt cua vào nồi. Làm lại thao tác trên khoảng 2 lần đến khi trong bát chỉ còn phần vỏ cứng.
Bước 2: Nấu nước lèo
- Cho 1 ít gia vị ( muối, hạt nêm, mì chính) cào nồi nước cua vừa lọc, rồi đặt lên bếp đun ở mức lửa vừa.
- Cho phần gạch cua vào nồi, khuấy nhẹ tay để riêu cua kết lại và nổi lên rồi vớt ra bát để riêng. Như vậy phần cua sẽ ko bị nát. - Đổ cà chua đã xào trước đó vào nồi nước cua, nêm lại nồi nước dùng với 1 thìa mắm tôm, các loại gia vị cho vừa ăn, tiếp tục đun nhỏ lửa.
Bước 3: Làm chả tôm
- Tôm khô ngâm vào chút nước ấm cho mềm rồi đem xay nhuyễn. Cho thịt xay, trứng gà, tôm xay, hành tỏi băm nhỏ và ít hạt nêm rồi trộn đều.
- Dùng thìa múc từng phần nhỏ hỗn hợp vừa trộn cho vào nồi nước riêu đang sôi. Chả chín nổi lên mặt nước thì cho đậu phụ rán vào. Đến khi gần ăn cho thêm 1 chút dấm bỗng vào và nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
- Khi chả chín nổi lên mặt nước thì cho tiếp đến cho đậu phụ đã rán vào.Nước riêu cua sôi, dùng thìa múc từng phần một trong hỗn hợp cho vào nồi nước. Khi nào gần ăn, cho giấm bỗng vào. Lượng giấm bỗng cho vào tùy thuộc vào khẩu vị của bạn.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
- Phi thơm hành khô rồi đổ phần nước màu của cua vào đảo đều và tắt bếp. Cái này có thể cho luôn vào nồi nước riêu cua hoặc bạn chia riêng vào từng bát khi ăn.
- Khi ăn, bạn lấy 1 lượng bún vừa ăn cho vào bát, rắc 1 chút hành lên trên và chan nước riêu cua và nước màu lên. Nên kèm theo bát bún thơm ngon với một đĩa rau sống. Như vậy là bạn đã có 1 bát bún riêu cua ngon tuyệt vời.
Bưng ra 1 tô bún riêu cua dậy mùi thơm phức, đầy đủ riêu, đậu, chả đầy ắp miệng, đang tỏa khói nghi ngút. Xì xụp thưởng thức để cảm nhận vị ngọt chất từ canh riêu cua . Với cách nấu bún riêu cua ngon hãy cùng gia đình mình thưởng thức bát riêu cua đúng vị vào mỗi buổi sáng hay dịp cuối tuần nào.
2, Cách nấu bún riêu cua đồng theo kiểu miền Nam
Nguyên liệu nấu bún riêu cua đồng kiểu miền Nam:
- 500g cua đồng xay nhuyễn giữ mai
- 200g thịt xay
- 200g tàu hũ cục chiên sẵn
- 1 quả trứng gà
- 1 quả cà chua
- 2 củ hành tím
- Gia vị: 40g bột nêm; 3g tiêu; 40g đường; 40g mắm tôm; 30ml dầu điều.
- 1kg bún
Cách nấu bún riêu cua đồng kiểu miền Nam:
Bước 1: Sơ chế cua và nguyên liệu khác
- Rửa sạch cà chua, thái múi cau. Bóc vỏ, băm nhuyễn hành tím.
- Rây phần cua xay qua rây lấy thịt, vẫn giữ lại phần xác để nấu nước dùng. Khều sạch gạch cua trong mai cho vào chung.
- Hòa 500ml nước sạch với phần xác cua, lược kĩ qua rây để lấy sạch phần thịt còn lại, bỏ vỏ cua
Bước 2: Làm riêu cua
- Trộn hỗn hợp thịt, gạch cua với thịt băm, hành tím, một quả trứng gà, 10g bột nêm, 3g tiêu. Sau khi hỗn hợp thịt, gạch cua đã quyện lại với nhau, bạn lần lượt vo thành từng viên nhỏ.
Bước 3: Nấu nước lèo
- Đặt một chiếc nồi lên bếp, cho 30ml dầu điều, hành tím, cà chua vào, mở lửa lớn.
- Khi cà chua mềm, 500ml nước sạch và nước thịt cua vào, giảm lửa vừa. Khi nước sôi, nêm 40g mắm tôm, 30g bột nêm, 40g đường.
- Thả từng viên cua vào nước
- Dùng muỗng nhẹ nhàng múc từng viên thịt riêu cua thả vào nồi nước dùng.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
- Xếp bún ra tô, múc thịt riêu, tàu hũ ra và chan nước dùng vào.
Vậy là đã hoàn thành món bún riêu cua đồng rồi đấy, không quá phức tạp phải không nào. Dù làm theo cách nào thì món bún riêu này vẫn rất thơm ngon, dễ ăn. Món này cũng rất thích hợp làm bữa sáng nhẹ nhàng hay lót dạ cuối ngày đó nha. Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Nếu bạn yêu thích những món ăn đồng quê dân dã như bún riêu cua mà lại quá bận rộn, không có thời gian vào bếp thì hãy để PasGo gợi ý cho bạn một địa chỉ lý tưởng để thưởng thức ẩm thực ba miền miền nha. Đó là nhà hàng Quê Nhà - Trần Não, một trong những điểm đến quen thuộc của thực khách Sài thành mỗi khi muốn rời xa nơi phố thị tấp nập ngược xuôi để tìm về với miền quê bình dị với những kí ức yên bình thuở còn thơ bé.
3 cách làm tôm kho mằn mặn đậm đà, cực 'hao cơm tốn gạo' Dưới đây là 3 cách làm tôm kho với hương vị vô cùng dân dã, bình dị mà ngon miệng. Nào cùng vào bếp tham khảo cách chế biến nhé. Tôm kho tộ Nguyên liệu: Tôm tươi: 300 gram. Ớt: 2 quả. Hành tím, tỏi, bột ngọt, đường, dầu ăn, xì dầu, xốt tương. Tôm kho tộ Cách làm: Tôm bóc vỏ, giữ...