“Ăn tiền trả điểm”… phải mạnh tay xử lý nghiêm minh, triệt để
Mùa tuyển sinh mới đang cận kề, một trong những vấn đề dư luận rất quan tâm là công bố danh tính phụ huynh gian lận và hướng xử lý học sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Nhưng tới giờ, danh sách phụ huynh Việt Nam “chạy điểm” vẫn là một ẩn số.
Dư luận gần đây tranh luận sôi nổi quanh việc gian lận thi cử tại kỳ thi cấp quốc gia, càng sôi sục khi có nhiều ý kiến đánh giá bàn tán trên mạng xã hội: Có hay không việc phụ huynh nhờ quyền lực và tiền để mua điểm cho con? Đã có những ý kiến trao đổi và góp ý khác nhau, có những băn khoăn về tính nhân văn, có sự đồng tình cần được phải minh bạch.
Không ít gợi ý hợp lý cho rằng, các em được nâng điểm đã đủ 18 tuổi, cần công khai tên tuổi và phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình trước pháp luật. Lấy đi cơ hội của người khác, “chủ động” nhận những thứ không thuộc về mình thì lỗi một phần ở các em.
Nhiều cán bộ ngành giáo dục của Sơn La đã vướng vòng lao lý vì nằm trong đường dây “chạy điểm” ở Sơn La. Ảnh: CA Sơn La cung cấp
Song cần nhìn nhận rằng, không công bố danh tính thí sinh được sửa điểm thể hiện sự.. “nhân văn”, khi các em còn quá trẻ, tương lai còn ở phía trước, rất dễ có tác động cực đoan. “Người lớn” không công khai không phải vì lo các em bị tổn thương tâm lý, mà thể hiện sự “vị tha” khi các em còn trẻ người non dạ.
Tất nhiên, ở một góc độ khác, lãnh đạo các trường đại học – nơi các em đang theo học cần biết và nắm rõ, để có phương pháp kỷ luật hoặc xử lý phù hợp theo từng chuyên ngành, đảm bảo công bằng cho các bạn học bằng thực lực.
Video đang HOT
Đặc biệt, về một khía cạnh khác nữa, rất đáng để suy ngẫm. Đó là việc phụ huynh bỏ tiền ra mua, nhờ cán bộ nâng điểm thi cho con mình, thì đây rõ ràng không phải trường hợp “con dại cái mang”, mà là “ăn tiền – trả điểm”, là tham nhũng. Thiết nghĩ, trong trường hợp này buộc không thể nương tay dù với bất cứ ai.
Nếu tiếp tục “bọc kín” cha, mẹ của các em trong bóng tối, thì trong kỳ thi tới, việc gian lận có thể sẽ tiếp tục diễn ra và diễn ra “tinh vi” hơn. Và khi đó, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Sự xuống cấp của một số cán bộ quản lý giáo dục, các thầy, cô giáo; nhất là các phụ huynh “gia thế khủng” nhờ nâng điểm cho con cần phải mạnh tay xử lý nghiêm minh, triệt để.
Đồng thời công khai xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật như cách chức, khai trừ khỏi Đảng (nếu là Đảng viên), thậm chí phạt tù khi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm trong luật Hình sự. Bàn tay pháp luật luôn chứng minh cho uy tín, thước đo hiệu quả phục vụ xã hội.
Bộ GD & ĐT đã khẳng định trước truyền thông sẽ không dung túng cho sai phạm, và xử lý đến cùng. Nhưng cũng cần nhắc lại, không thừa về sự không công bằng nếu giáo dục, răn đe còn hời hợt. “Gương vỡ không thể lành”, dẫu đau đớn nhưng cần phải nhổ bỏ đi sâu mọt. Tiêu cực còn ẩn giấu sẽ đi ngược lại giá trị văn minh, công bằng xã hội mà chúng ta đang xây dựng và hướng tới.
Tiêu cực sai phạm nghiêm trọng nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam và đã khiến xã hội “lắc đầu” ngán ngẩm về ngành. Quan trọng hơn, tư tưởng điểm “nhái, kết quả giả” sẽ tràn lan.
Tâm lý hoang mang rằng, dù tổ chức “nghiêm túc” đến đâu cũng đều có thể can thiệp để làm thay đổi kết quả của một kỳ thi – kỳ thi quan trọng bậc nhất trong năm. Niềm tin bị “trượt dốc” tạo ra hiệu ứng xã hội tiêu cực rằng dù có tài năng thật nhưng vẫn sẽ gắn mác “học tài thi phận” cho thế hệ sau.
Sự gian dối, xuống cấp đạo đức thảm hại trong ngành giáo dục đã ảnh hưởng tới hàng triệu thí sinh, quyết định tới số phận cuộc đời họ. Trả lại công bằng cho tất cả các thí sinh cũng là điều mà cả xã hội mong chờ nhưng đâu mới là giải pháp hữu hiệu để phòng chống gian lận thi cử? Rõ ràng, việc ngăn lại làn sóng “u nhọt” của ngành giáo dục rất cần sự vào cuộc “tỉnh táo” của các cấp quản lý.
Mùa thi tuyển nữa lại bước vào giai đoạn cận kề, xử phạt nghiêm minh những vi phạm, thực hiện hợp tình, hợp lý tránh đi vào “vết xe đổ”, tạo niềm tin cho người dân là trách nhiệm của ngành giáo dục.
Phương Vy
Theo congluan.vn
Thí sinh Sơn La được "phù phép" nâng tới 25 điểm là con ai?
Thí sinh N.T.H. được "phù phép" nâng tới 25 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2018 ở tỉnh Sơn La có bố công tác trong ngành công an và mẹ trong ngành giáo dục của tỉnh xảy ra bê bối gian lận điểm thi gây chấn động này.
Nhiều thí sinh được nâng điểm của Sơn La có bố mẹ làm trong ngành giáo dục
Một trong những thí sinh được "phù phép" nâng điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 ở tỉnh Sơn La là thí sinh N.T.H.. Thí sinh này được nâng tới 25 điểm. Cụ thể, điểm chấm lần đầu của thí sinh N.T.H. là toán 9,4, lý 9,5, hóa 5,75, sinh 6,0, ngoại ngữ 9,2, văn 5,0. Điểm chấm thẩm định lại của thí sinh N.T.H. là toán 2,6, lý 2,75, hóa 1,75, sinh 2,75, ngoại ngữ 5, văn 5,0.
Được biết, thí sinh N.T.H. có bố công tác trong ngành công an và mẹ công tác trong ngành giáo dục ở tỉnh Sơn La.
Thí sinh N.A.T. được nâng tới 26,55 điểm/3 môn. Điểm chấm lần đầu các môn toán, lý, ngoại ngữ của thí sinh Sơn La này đều là 9. Tuy nhiên, điểm chấm thẩm định là toán 0, lý 0,25 và ngoại ngữ 0,2
Thí sinh P.S.T. có điểm chấm lần đầu là toán 9,4, lý 9,5, hóa 6,5, sinh 5,5, ngoại ngữ 9,6. Điểm chấm thẩm định lại của thí sinh T. là toán 4,4, lý 3,0, hóa 3,75, sinh 3,0, ngoại ngữ 3,0. Tổng điểm thí sinh T. được nâng 23,35 điểm, thí sinh này là con của lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh Sơn La.
Thí sinh T.D.H. được nâng 22,15 điểm. Cụ thể điểm chấm lần đầu, của thí sinh này là toán 9, lý 9,25, ngoại ngữ: 9. Điểm chấm thẩm định lại chỉ đạt toán 1,8, lý 1,5 và ngoại ngữ 1,8.
Thí sinh M.V.T. có 3 môn xét tuyển điểm đại học nâng tổng cộng 18,9 điểm. Điểm chấm lần đầu là toán 9,4, lý 9,5, ngoại ngữ 9,0. Điểm chấm thẩm định còn toán 4, lý 3, ngoại ngữ 2 điểm.
Theo một nguồn tin, nhiều thí sinh được nâng điểm là con các quan chức lãnh đạo ở tỉnh Sơn La, TP Sơn La, các huyện, lãnh đạo ngành thuế, giáo dục... hoặc con nhà "đại gia" nhiều tiền tại địa phương này.
Yến Anh
Theo Người lao động
Nữ sinh Hòa Bình gian lận điểm thi bị Học viện An Ninh trả về là con cháu ai? Theo tìm hiểu của PV, trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 tỉnh Hòa Bình, Nguyễn Khắc Tuấn - Chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục thuộc Sở GD-ĐT Hòa Bình đã trực tiếp can thiệp, nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho cháu là thí sinh Đ.N.T. Ảnh minh họa Trong danh sách 64 thí sinh...