Ăn thịt đỏ có làm u ung thư tiến triển nhanh?
Một số người lo lắng ăn thịt đỏ sẽ làm khối u ung thư tiến triển nhanh nên thường hạn chế hoặc kiêng khem nghiêm ngặt, vậy sự thật đằng sau quan niệm này là gì?
Bác sĩ Nguyễn Quỳnh Tú, khoa Ung thư tổng hợp, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, chia sẻ trên báo Sức khỏe & Đời sống rằng, người bệnh ung thư tiêu thụ năng lượng rất lớn, nhu cầu tối thiểu 25-30 kcal/kg/ngày.
Một số trường hợp có thể cần 40-50 kcal/kg/ngày. Trong đó, protein (đạm) chiếm 15-20% tổng năng lượng, riêng protein động vật chiếm 30-50% tổng nhu cầu đạm. Ngoài ra còn có lipid, glucid, vitamin, khoáng chất và chất xơ, cùng 2-3 lít nước mỗi ngày.
Ăn thịt đỏ có làm u ung thư tiến triển nhanh? (Ảnh: Shutterstock)
Ăn thịt đỏ có làm u ung thư tiến triển nhanh?
Nhiều người bệnh kiêng thịt đỏ và các thực phẩm giàu protid như sữa, trứng.
Thực chất, theo bác sĩ Tú, protid là yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương, chống nhiễm khuẩn trong và sau phẫu thuật, hóa chất và xạ trị.
Đây cũng là nguyên liệu bồi phụ lại khối cơ của cơ thể đã mất do quá trình dị hóa. Nó còn giúp tăng khả năng ngon miệng trong khi người bệnh luôn chán ăn, ăn uống kém.
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và lành mạnh rất quan trọng với những bệnh nhân ung thư. Điều này giúp cải thiện đáng kể sức đề kháng, đồng thời giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị.
Video đang HOT
Sau đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương lưu ý, để đảm bảo dinh dưỡng người bệnh cần phải ăn uống đầy đủ thực phẩm đảm bảo các nhóm chất: đạm, bột đường, béo, vitamin, khoáng chất.
Một chế độ ăn khoa học, lành mạnh sẽ giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khoẻ để chống lại ung thư chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm” cho khối u.
Bệnh nhân ung thư tuyệt đối không ăn kiêng
Theo bài viết trên website Bệnh viện Tâm Anh, hiện chưa có bằng chứng nào cho những tuyên bố về một số loại thực phẩm có thể chữa khỏi bệnh ung thư, hoặc một số loại thực phẩm có thể làm cho tình trạng ung thư trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, không cần thiết phải cố gắng ăn hoặc tránh ăn bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào.
Người bị ung thư nên ăn các loại rau củ
Rau củ chính là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư. Bệnh nhân nên bổ sung các loại rau củ chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa trong thực đơn ăn uống. Các loại rau này giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe sau khi thực hiện hóa trị, xạ trị.
Chia nhỏ bữa, ăn thêm bữa phụ
Theo Bệnh viện đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân ung thư thường gặp phải tình trạng chán ăn, ăn kém, lười ăn, không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này dẫn đến tình trạng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không được cung cấp đủ, gây mệt mỏi, suy nhược và cả việc khiến người bệnh không có đủ sức khỏe để tiếp tục quá trình điều trị.
Vì thế, để có thể giúp tăng cường thêm dinh dưỡng, người bị ung thư nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thêm bữa phụ bên cạnh ba bữa chính.
Ngoài chế độ dinh dưỡng cân bằng, lành mạnh, bệnh nhân ung thư cần hạn chế các loại thực phẩm chế biến ở nhiệt độ cao, không nên ăn các loại cháy, các thực phẩm chế biến sẵn, tránh các chất kích thích rượu, bia, thuốc lá. Đồng thời, người bệnh nên duy trì chế độ ăn giảm muối, không dùng dầu mỡ rán đi rán lại nhiều lần.
Những vị thuốc Đông y giúp làm chậm lão hóa
Con người dần già đi, đó là quy luật tự nhiên, nhưng có thể áp dụng một số biện pháp giữ gìn sức khỏe, bao gồm cả việc dùng thuốc có thể làm chậm lão hóa, dự phòng bệnh tật, kéo dài tuổi thọ...
Một số vị thuốc điển hình làm chậm lão hóa có thể phân ra 4 nhóm sau đây:
1. Nhóm chống oxy hóa giúp làm chậm lão hóa của cơ thể
Chậm lão hóa là mong ước của con người vì lão hóa là điều không thể tránh khỏi nên việc làm chậm lão hóa luôn được con người quan tâm, nghiên cứu, tìm hiểu và dần cải thiện nó.
Quá trình oxy hóa của cơ thể tạo ra các gốc tự do, đẩy mạnh quá trình lão hóa và làm phát sinh các bệnh lý ở tuổi trung niên và người cao tuổi cụ thể như các bệnh tim mạch, ung thư, suy giảm miễn dịch hay quá mẫn miễn dịch...
Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng các vị thuốc đông y như hà thủ ô, nhân sâm, linh chi, đan sâm, bổ cốt toái, hoàng tinh, kỷ tử, hoài sơn, đương quy... có tác dụng chống lại gốc tự do, làm chậm lão hóa.
Nhân sâm vị thuốc làm chậm lão hóa.
2. Nhóm cải thiện công năng nội tiết giúp làm chậm lão hóa
Trong quá trình già hóa, hệ thống nội tiết của cơ thể cũng trở nên suy thoái về cấu trúc và chức năng. Sự biến đổi này không diễn ra đồng thời và đồng tốc. Bắt đầu sớm nhất là thoái triển tuyến ức, sau đó đến tuyến sinh dục rồi tuyến giáp, cuối cùng là tuyến yên và thượng thận.
Dễ thấy nhất là biến đổi ở thời kì mãn kinh, mãn dục. Nếu thời kì này diễn ra không bình thường thì rối loạn thần kinh nội tiết sẽ tạo điều kiện cho sự phát sinh và phát triển một số bệnh như tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, loãng xương...
Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhiều vị thuốc đông y như nhân sâm, "> nhân sâm, hoàng kỳ, ngũ gia bì, hà thủ ô, đỗ trọng, nhục thung dung, bổ cốt toái, dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo... đều có tác dụng làm chậm lão hóa, cải thiện công năng của các tuyến nội tiết, đặc biệt là hệ trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận.
Bản thân một số hoạt chất có trong các vị thuốc này có tác dụng tương tự như nội tiết tố vỏ thượng thận. Nhờ đó mà chúng có tác dụng điều tiết sự rối loạn hoặc suy thoái của các tuyến nội tiết, góp phần phòng làm chậm lão hóa.
3. Nhóm điều tiết công năng miễn dịch giúp làm chậm lão hóa
Quá trình lão hóa và tình trạng rối loạn miễn dịch có quan hệ với nhau rất mật thiết. Biểu hiện của sự rối loạn này là miễn dịch tế bào suy giảm, miễn dịch dịch thể sút kém và phát sinh tình trạng tự miễn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tự miễn và ung thư.
Các vị thuốc đông y tác động lên hệ miễn dịch theo ba hướng: Tăng cường miễn dịch (như nhân sâm, hoàng kỳ, hoài sơn, hoàng tinh, linh chi, ngân nhĩ - mộc nhĩ trắng, kỷ tử, ngũ gia bì, dâm dương hoắc, đông trùng hạ thảo...); ức chế đáp ứng miễn dịch (như thanh cao, xuyên khung, đại táo... ) và điều tiết miễn dịch (như đại hoàng, đương quy, tam thất, đỗ trọng...).
Vị thuốc đỗ trọng điều tiết hệ miễn dịch giúp làm chậm lão hóa.
4. Nhóm tác dụng toàn thân (công năng của các tạng phủ) giúp làm chậm lão hóa
Có thể nói lão hóa là một quá trình diễn ra ở nhiều nơi và ở nhiều mức độ khác nhau từ mức phân tử, tế bào, tổ chức, cơ quan, hệ thống đến toàn bộ cơ thể. Tuy nhiên, các tạng phủ không già cùng một lúc và với tốc độ khác nhau. Bởi vậy, vấn đề lựa chọn hợp lý và cải thiện công năng các tạng phủ một cách đầy đủ, có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, nâng cao sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Hay nói cách khác là làm chậm lão hóa.
Đi bộ nhanh giúp chống lão hóa và phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm
Tùy theo đặc tính của từng vị thuốc mà tác dụng làm chậm lão hóa, cải thiện công năng các tạng phủ cũng có những điểm khác nhau. Ví như nhân sâm, thạch xương bồ, bạch linh... có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, làm tăng khả năng ghi nhớ và lập lại trạng thái thăng bằng giữa hưng phấn và ức chế... giúp làm chậm lão hóa.
Đan sâm và ">tam thất lại có sở trường trong việc nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tim mạch, làm tăng sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong điều kiện thiếu oxy cải thiện cung lượng tim, làm giảm sức cản ngoại vi và ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, rất có lợi cho việc phòng chống các bệnh tim mạch.
Loại trái cây rút ngắn tuổi thọ, càng ăn càng dễ mắc ung thư Ăn trái cây thường xuyên giúp bạn có được các vitamin và khoáng chất thiết yếu, chất chống oxy hóa, nhưng thực tế không phải loại quả nào cũng tốt. Đối với sức khỏe con người, trái cây rất quan trọng vì chúng rất giàu vitamin , nguyên tố vi lượng và chất xơ. Nhiều bà nội trợ cho rằng hoa quả bị...