Ăn thịt chó ảnh hưởng gì đến đạo đức?
Trước sự “can thiệp” của khách nước ngoài đến thói quen ăn thịt chó, các nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam lên tiếng phản ứng.
Phán xét về văn hóa cần thận trọng
“Khách Tây can thiệp vào món thịt chó, dùng cái nhìn phương Tây áp đặt vào văn hóa Việt là phí lý và không chấp nhận được”, GS. Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam bày tỏ quan điểm.
Theo GS Thịnh, phong tục, tập quán mỗi quốc gia một khác, đó là đặc thù riêng. Trên thế giới không hiếm chuyện cùng một con vật nhưng nơi này ăn, nơi khác không. Ví dụ, các nước châu Âu ăn thị bò, một số nước châu Á không ăn. Món thịt chó, thịt ngựa… cũng như vậy.
Nguyên tắc của UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) là tôn trọng chủ thể văn hóa. Ông Thịnh khẳng định: “Ăn thịt chó hay không là quyền riêng của người Việt. Nếu người Việt nhận thức rằng không nên ăn, tự người Việt dừng. Không có bất cứ người nước ngoài nào có quyền can thiệp”.
Rất nhiều khách nước ngoài cho rằng việc ăn thịt chó của người dân các nước châu Á là dã man
Ông Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hoá Việt Nam, đặt câu hỏi: Ăn thịt chó ảnh hưởng gì đến đạo đức? Người nước ngoài can thiệp là không tôn trọng đa dạng văn hóa. Món ẩm thực thịt chó phổ biến không chỉ Việt Nam mà có ở một số nước châu Á khác.
“Quan điểm của tôi, phải chấp nhận bản sắc, sự khác biệt văn hóa. Nói người Việt ăn thịt chó là dã man không đúng”, ông Bài nói.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc Trung tâm Huấn luyện chó nghiệp vụ PDS – người nhiều năm huấn luyện chó nghiệp vụ và có tình cảm rất gắn bó với loài vật nuôi này cũng không đồng tình với nhận xét: Ăn thịt chó là kém văn minh. “Người Trung Quốc, Hàn Quốc… cũng ăn thịt chó, không lẽ họ kém văn minh? Phán xét về văn hóa cần thận trọng”.
Thịt chó – Văn hóa ẩm thực
Ông Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội Di sản văn hoá Việt Nam cho rằng, thịt chó là món ăn ngon, có nhiều đạm, được người Việt ưa thích. Mặc dù ông chưa đọc thấy tài liệu nào nói thịt chó có từ bao giờ, nhưng chắc chắn “nó” đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử. Thịt chó không chỉ là món ăn thường ngày trong mâm cơm, mà còn có những địa điểm, nhà hàng phục vụ riêng một món này. Tóm lại, theo ông Bài: “Món thịt chó là văn hóa ẩm thực, không cần bàn cãi nhiều”.
Ông Nguyễn Mạnh Hà, chuyên gia huấn luyện chó nghiệp vụ đã phân chia ba cách ứng xử với món thịt chó. Kiểu thứ nhất (trong đó có ông): Không ăn thịt chó; Kiểu thứ hai: Không ăn thịt chó nhà mình nuôi, nhưng vẫn ăn ở nơi khác; Và kiểu thứ ba: Chó nhà hay chó người cũng ăn hết.
Video đang HOT
“Thông thường, con người ta nuôi con vật gì, có thể ăn thịt con nấy. Đương nhiên, trong quá trình nuôi con vật tình cảm sẽ nảy sinh, người ta sẽ không ăn thịt con vật đó. Con chó thường gần gũi nên nhiều người đã không ăn, đó cũng là lý do bản thân tôi không ăn thịt chó”, ông Hà cho biết.
Ông Hà dự đoán rằng, xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn uống của con người không bức thiết, sẽ nghĩ đến chuyện nên ăn gì và không nên ăn gì. Có thể, con chó gần gũi với người sẽ là loài động vật được người Việt ta dần đưa ra khỏi thực đơn.
Thịt chó là món ăn ngon, giàu chất đạm, được nhiều người Việt ưa thích
Còn GS Ngô Đức Thịnh không đồng tình quan niệm chó là “người bạn thân thiết”. Bởi “thân thiết” hay không là ở mỗi cộng đồng, con người cảm thấy. Không phải ở châu Âu coi chó là bạn, Việt Nam cũng phải coi là bạn.
GS Thịnh liên hệ với “lễ hội dã man”, đâm trâu, chém lợn ở nước ta. Theo ông Thịnh, “lễ hội dã man” là cách người bên ngoài gọi. Bản thân người trong cuộc không coi đâm trâu, chém lợn là dã man.
“Những động vật được con người thuần hóa từ chỗ hoang dã làm thức ăn, trong đó cũng có mỗi quan hệ tạm gọi là có tình cảm nhưng không phải giống như con người với con người”, Vị GS từng đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng Viện Văn hóa cho biết.
Theo ông Thịnh, chúng ta vẫn ăn thịt chó bình thường, không quan trọng người nước ngoài nghĩ thế nào.
Theo 24h
Thịt chó: Không chỉ người VN bị "ném đá"
Không chỉ người Việt, mà cả người Hàn Quốc, Trung Quốc và nhiều khu vực của Thụy Sĩ cũng ăn thịt chó như Việt Nam, cho dù thói quen này bị nhiều người cho là "mọi rợ".
Người Hàn Quốc tin rằng ăn thịt chó giúp cơ thể chống lại thời tiết nóng bức trong mùa hè. Vì thế, xứ sở kim chi còn có cả lễ "Bok - Nal", nghĩa là những ngày ăn thịt chó. Người Hàn Quốc ăn thịt chó quanh năm, nhưng trong dịp Bok-Nal họ ăn nhiều hơn để chống nóng.
Trong những ngày bình thường, người Hàn Quốc không ăn thịt chó thường xuyên vì chi phí khá đắt. Một bữa ăn thịt chó đủ cho 4 người phải tốn ít nhất 1.000 USD.
Khoảng 2,5 triệu con chó ở Hàn Quốc bị giết mỗi năm, mang lại lợi nhuận 2 tỷ USD.
Người Nhật Bản cũng ăn thịt chó, nhưng không phổ biến. Năm 2008, Nhật Bản nhập khẩu 5 tấn thịt chó từ Trung Quốc, nhỏ hơn nhiều so với số lượng hơn 4.700 tấn thịt bò, hơn 14.000 tấn thịt lợn và 116.000 tấn gia cầm.
Một nhóm bạn trẻ Hàn Quốc tụ tập phản đối hành vi ăn thịt chó
Ăn thịt chó là thói quen có từ hàng ngàn năm trước ở Trung Quốc. Người Trung Quốc cho rằng thịt chó bổ như thuốc, đặc biệt là có tác dụng sinh nhiệt và làm ấm cơ thể trong mùa đông. Ăn thịt chó là thói quen phổ biến ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, đến mức thịt chó từng được đưa vào thực đơn cho phi hành gia trong không gian.
Ăn thịt chó không chỉ có ở châu Á, mà có ở nước phương Tây như Thụy Sĩ. Người Thụy Sĩ thường chế biến thịt chó theo cách cắt thành lát mỏng như giấy, hoặc làm giăm bông hun khói.
Người dân ở vùng Appanzell và St.Gallen của Thụy Sĩ có truyền thống ăn thịt chó, chế biến thành thịt khô, xúc xích hoặc dùng mỡ chó để chữa bệnh. "Thịt chó là bổ dưỡng nhất vì thớ ngắn hơn thịt bò, không có hormone như thịt bê, không có kháng sinh như thịt lợn", bài báo địa phương trích lời một nông dân địa phương về vấn đề ăn thịt chó.
Tuy nhiên, Thụy Sĩ cấm sản xuất thịt chó trên quy mô công nghiệp.
Tại Mỹ, từ "dog" (chó) được dùng với nghĩa xúc xích từ năm 1884. Nhiều người cho rằng các nhà sản xuất xúc xích đã dùng thịt chó ít nhất từ năm 1845.
Năm 1846, một nhóm nhà thám hiểm Mỹ bị kẹt trong tuyết khi đang di chuyển ở vùng Sierra Nevada đã ăn thịt chó để sống sót.
Tuy chuyện ăn thịt chó xảy ra rải rác trong lịch sử Mỹ từ thế kỷ 19 khi nhiều gia đình thiếu thực phẩm. Nhưng đa số người Mỹ không chấp nhận hành vi này, nên câu chuyện một số gia đình ăn thịt chó ở Ohio và Newark còn bị đưa lên Thời báo New York.
Việc ăn thịt chó ở Indonesia thu hút sự chú ý của người Mỹ, nơi thịt chó bị coi là điều cấm kỵ, trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012, khi Tổng thống đương nhiệm Obama bị đối thủ tố cáo đã ăn thịt chó cùng bố dượng người Indonesia Lolo Soetoro trong thời gian ông Obama sống ở xứ vạn đảo.
Bắt đầu thay đổi
Vấn đề ăn thịt chó ở Hàn Quốc được cả thế giới chú ý trong những năm gần đây, và nhiều người trẻ ở Hàn Quốc có lối sống gần với phương Tây bắt đầu phản đối truyền thống ăn thịt chó. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức bảo vệ quyền động vật còn chọn ngày ăn thịt chó 7/8 của người Hàn Quốc để tụ tập trước cửa các đại sứ quán Hàn Quốc tại London và Mỹ. Họ mang theo chó và nhiều khẩu hiệu để phản đối việc nhốt chó trong chuồng chật hẹt, bẩn thỉu, và giết thịt theo cách thức man rợ.
Tại Trung Quốc, ngày càng nhiều người trẻ hiện nay phản đối thói quen lâu đời này. Ý kiến chỉ trích chủ yếu tập trung vào hành vi nhẫn tâm của con người trước khi giết thịt chó, như việc lột da chó khi chúng vẫn còn sống. Đáng chú ý, hàng loạt sự kiện xảy ra vào năm 2012 góp phần làm tăng nhận thức của người dân về vấn đề này, với việc báo chí địa phương và quốc tế đồng loạt đưa tin về việc cư dân mạng Trung Quốc và cảnh sát bắt nhiều xe tải chở lồng chó trên đường đưa chúng đi giết thịt ở Trùng Khánh, Côn Minh...
Một nhà hoạt động hóa trang và mang theo khẩu hiệu phản đối hành vi tra tấn, giết hại chó thô bạo để làm thực phẩm ở Hàn Quốc
Phong trào phản đối ăn thịt chó và mèo được tiếp thêm động lực mới với sự ra đời của Mạng lưới bảo vệ động vật làm bạn (CCAPN), một dự án của Mạng lưới bảo vệ động vật Trung Quốc. Mở rộng tới hơn 40 tổ chức thành viên, CCAPN vào tháng 1/2006 bắt đầu tổ chức hàng loạt cuộc biểu tình rầm rộ để phản đối việc ăn thịt chó và mèo, bắt đầu từ Quảng Châu rồi phát triển ra hơn 10 thành phố.
Trước thế vận hội Olympics 2008, quan chức Bắc Kinh yêu cầu loại thịt chó ra khỏi thực đơn của 112 nhà hàng được lựa chọn phục vụ thế vận hội nhằm tránh làm người nước ngoài tức giận khi đến đây.
Từ tháng 1/2007, ít nhất 10 nhóm hoạt động ở Trung Quốc cùng ký vào cam kết không ăn thịt chó, mèo. Cam kết này nhận được 42.000 chữ ký từ người dân, và được lan truyền khắp đất nước.
Một dự thảo luật đưa ra năm 2010 đề xuất cấm ăn thịt chó. Tuy nhiên, dự luật này được dự đoán là sẽ không hiệu quả ngay cả khi được thông qua. Ngày 26/10/2010, một dự thảo luật được đề xuất để bảo vệ động vật khỏi bị ngược đãi, trong đó quy định người ăn thịt chó phải ngồi tù tới 15 ngày. Trong thực tế, rất nhiều lễ hội ẩm thực vẫn tiếp tục quảng bá món ăn từ thịt chó. Ví dụ, lễ hội ẩm thực Ngọc Lâm, tỉnh Thiểm Tây lần thứ 4 bắt đầu từ ngày 29/5/2011 và kéo dài 10 ngày đã tiêu thụ tới 15.000 con chó.
Khác với các nước có truyền thống ăn thịt chó lâu đời như Hàn Quốc, Trung Quốc hay Việt Nam, ăn thịt chó không phải thói quen của người Thái Lan. Trong những năm gần đây, tại một số khu vực của Thái Lan, đặc biệt là các tỉnh đông bắc như Sakon Nakhon và Nakhon Phanom (địa điểm buôn bán chó phi pháp lớn nhất đất nước), người dân không chỉ ăn thịt chó mà còn bán chó sang các nước láng giềng gồm Lào, Việt Nam và Trung Quốc.
Nhiều người phản đối ăn thịt chó vì cảnh giết thịt quá dã man
Báo chí Thái Lan cho biết khá nhiều chó bị bắt trộm để bán qua biên giới. Coi đây là "ngành thương mại hổ thẹn", nhiều cư dân mạng Thái Lan đã lập nên một số mạng lưới cứu hộ và bảo vệ chó nhằm ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép, với khẩu hiệu "Chó không phải thực phẩm".
Những tổ chức phi lợi nhuận như Soi Dog Foundation đang hoạt động tích cực để nâng cao nhận thức và làm việc với cơ quan chức năng Thái Lan để cứu hộ chó bị chở trên nhiều xe tải qua biên giới sang các nước láng giềng. Các tổ chức này cũng tiếp tục kêu gọi chính phủ Thái Lan ban hành luật chặt chẽ hơn, toàn diện hơn để ngăn chặn sự đối xử thô bạo với động vật.
Từ năm 1950, Hong Kong (Trung Quốc) ra pháp lệnh cấm giết chó mèo làm thực phẩm cho con người hoặc bất kỳ động vật nào. Tháng 12/2006, bốn người đàn ông địa phương phải ngồi tù 30 ngày vì giết thịt 2 con chó. Năm 1998, một người Hong Kong bị phạt tù 1 tháng và phạt 2.000 đô-la Hong Kong vì tội đuổi bắt chó trên phố để giết thịt.
Năm 2001, chính quyền Đài Loan (Trung Quốc ) ra lệnh cấm bán thịt chó vì áp lực từ các nhóm hoạt động vì quyền động vật và cũng muốn cải thiện hình ảnh trong mắt cộng đồng quốc tế. Dù bị cấm, việc giết và bán thịt đôi lúc vẫn diễn ra trong một số nhà hàng ở Đài Loan vì nhiều người tin rằng thịt chó tốt cho sức khỏe, làm tăng tuần hoàn máu và làm ấm cơ thể. Năm 2007, chính quyền thông qua luật cho phép phạt người bán thịt chó hơn 7.700 USD.
Theo 24h
Khách Tây rùng mình với thịt chó Việt "Tôi bỗng thấy nôn nao, bụng cồn cào như sắp nôn ọe. Tôi lao vào phòng vệ sinh nhưng không kịp..." - Jason Picard kể lại. Gần đây một số người nước ngoài lên tiếng chỉ trích thói quen ăn thịt chó của người Việt, thậm chí tuyên bố tẩy chay Việt Nam vì điều này. Trong khi đó, người dân của các...