Ăn tại chỗ bún riêu 55.000 đồng bên hông chợ Bến Thành
Nhiều thực khách đã chọn khởi đầu ngày mới bằng tô bún riêu gánh 55.000 đồng ăn tại chỗ, lần đầu sau 5 tháng.
“Ghé ăn bún hả em, đậu xe bên đó đi rồi vào trong nhà ngồi nè”, bà Mai Thị Liên, 60 tuổi, chào khách đến quán. Đây là lần đầu tiên bà được đón khách sau 5 tháng ngừng phục vụ tại chỗ để phòng dịch Covid-19.
“Từ tối qua nghe tin được bán tại chỗ tôi đã rất mừng, nhưng chưa kịp chuẩn bị nên hôm nay chủ yếu bày biện gọn thôi. Những người phụ quán còn ở quê chưa lên nên tôi cũng bán đơn giản, có chị em trong nhà thì người xếp bún, múc nước lèo, bắt rau, bưng bún cho khách, mỗi người một việc…”, bà Liên nói và cho biết nhân viên quán đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, đeo khẩu trang đầy đủ khi phục vụ. Bàn ghế cũng được xếp thưa hơn trước để khách có chỗ ngồi thoáng và thoải mái, đảm bảo giữ khoảng cách. Phía trước quán có bày đủ nước rửa tay, mã QR khai báo y tế…
Nồi bún nóng hổi đặt ngay lối ra vào quán bún riêu. Ảnh: Huỳnh Nhi
Bà Liên kể đã quen với việc bán mang đi gần một tháng nay nên khi có thông báo được bán tại chỗ, bà vừa mừng vừa lo: “Sáng tôi đi vòng quanh chợ Bến Thành xem tình hình, thấy quán xá cũng có khách ngồi ăn uống tại chỗ thì tôi mới về dọn bàn ghế ra. Ngày bán đầu tiên tôi cũng hạn chế, không dám nhận nhiều khách cùng lúc. Đồ ăn ở quán nấu vẫn như cũ, không thêm nguyên liệu, thăm dò rồi mới tính tiếp”.
Video đang HOT
Suốt gần 40 năm qua, quán bún riêu gánh của bà Liên còn có biệt danh là bún riêu “sang chảnh” vì hút cả khách nước ngoài, Việt kiều… Điểm đặc biệt ở quán là bún không có ốc, không gạch cua, không giò như phiên bản thông thường, nhưng vẫn gọi là bún riêu cua.
Thực khách ghé quán bún riêu ngày đầu mở bán tại chỗ. Ảnh: Huỳnh Nhi
Ông Minh cùng vợ ngồi ăn bún nói rất vui vì sau 5 tháng thì mới được ra quán ngồi ăn. “Hôm nay sẵn công việc chạy qua chợ Bến Thành, thấy hàng quán mở bán ngồi tại chỗ nên mình cũng ghé ăn một tô bún, 5 tháng rồi mới được ăn như thế này, hạnh phúc lắm”, ông Minh nói hai vợ chồng đều đã tiêm đủ vaccine, quan sát thấy quán sạch sẽ, có nước rửa tay đầy đủ mới vào ăn cho yên tâm. Dù vậy ông có hơi lo lắng, nói mình hạn chế ăn uống bên ngoài trong thời gian tới.
Còn chị Nguyễn Thị Thìn, quận 7, nhận xét món bún ăn tại chỗ thấy ngon hơn ăn tại nhà hay mua mang đi, dù vậy chị cũng hơi e ngại: “Hồi nãy mình trông quán ít người thì mới vào ăn, cũng ngồi nép trong nhà, xa các bàn ăn khác. Lâu rồi mới được ăn bún riêu thấy ngon miệng lắm”.
Tô bún riêu đầy đủ có giá 55.000 đồng, không tăng hay giảm giá so với trước dịch. Ảnh: Huỳnh Nhi
Nguyễn Anh, quận Bình Thạnh, cho biết quán bún là điểm đến yêu thích của anh. Tuy nhiên sau nhiều tháng không ăn bún riêu thì nay khẩu vị của anh có ít nhiều thay đổi: “Bún vẫn thơm như trước nhưng mình cảm nhận nước dùng có hơi ngọt hơn và mắm me cũng có vị mặn hơn trước đó một chút. Có thể lâu quá không ăn bún nên mình chưa quen lại với hương vị này”.
Tô bún riêu đầy đủ ở quán bà Liên có giá 55.000 đồng, đơn giản gồm phần bún sợi nhỏ, miếng huyết, chả cua thịt, đậu hũ và cà chua, thêm hành trụng. Từng thành phần của tô bún đều có kích cỡ lớn, phải cắn vài miếng mới hết. Chả cua thịt chắc và phần huyết dai mềm, đậu hũ nóng chấm cùng nước me sệt pha mắm ớt. Nước dùng trong, đậm đà, có sắc vàng tươi tự nhiên.
Quán bún riêu 30 tuổi ở Đà Lạt
Nằm trong con hẻm nhỏ, quán bún riêu vẫn được nhiều người dân địa phương giới thiệu cho du khách đến thăm phố núi.
Bún riêu Dì Cảnh (đường Bà Triệu) được nhận xét là một quán bún "rất Đà Lạt". Giữa trung tâm thành phố lúc nào cũng tấp nập, quán nằm vừa in trong khoảng sân của căn nhà nhỏ, giúp thực khách cảm nhận được sự yên bình đặc trưng của phố núi.
Biển hiệu "Còn bún riêu" đặc trưng của quán Dì Cảnh.
Quán của bà Cảnh đã mở bán hơn 30 năm. Do ngoài 90 tuổi, bà chuyển giao quán cho con gái. Nằm trong hẻm ít người qua lại, quán hầu như bán phục vụ cho dân địa phương và khách quen. Dù vậy, quán luôn đông đúc thực khách, mỗi ngày bán được khoảng 50 kg bún dù chỉ mở cửa từ 6h đến 10h.
Bún riêu ở đây có vị thơm ngon đặc trưng, khác biệt với bún riêu của miền bắc. Cua đồng được giã nhuyễn trộn với tôm khô và thịt, sắp đầy trong một tô bún. Gạch cua đóng thành tảng lớn, hòa cùng nước dùng đậm đà màu cà chua kích thích vị giác. Khách đến ăn chia sẻ, ăn hết bún rồi mà gạch cua vẫn còn rất nhiều. Nhiều người thường đua rằng quán như "vừa bán vừa cho".
Điểm cộng của quán là người bán hàng luôn nồng hậu với thực khách.
Quán luôn phục vụ sẵn đủ loại ớt ăn kèm như: ớt tươi cắt nhỏ, ớt xanh, ớt bột, ớt trưng, dấm tỏi ớt. Vị ớt cay nồng vừa giúp làm tăng hương vị vừa làm ấm người trong tiết trời se lạnh. Quán không bán trà đá, mà phục vụ trà gừng nóng. Chủ quán chia sẻ, đây là cách giúp thực khách ấm bụng sau khi ăn mắm tôm. Ngoài ra, ở đây còn có nha đam đường phèn tự nấu.
3 quán bún riêu hấp dẫn nhất định phải thử ở Sài Gòn Bún riêu là món một trong những món bún phổ biến và được yêu thích tại Sài Gòn, thế nhưng đâu là quán bún riêu hấp dẫn và không thể bỏ qua tại thành phố này? Bạn đã biết? 1. Bún riêu ốc xào, cua biển Khác với những nơi khác, bún riêu ở đây không ăn kèm với đậu hũ và huyết...