Ẩn số phía sau việc các NHTM Nhà nước liên tiếp tăng lãi suất?
Động thái tăng lãi suất của nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước gần đây gây sự chú ý cho thị trường, khi nhóm này luôn duy trì mặt bằng lãi suất tiền gửi khá ổn định trong suốt thời gian dài.
Tín hiệu của nhà điều hành?
Không hẹn mà gặp, 4 ông lớn NHTM Nhà nước là Vietcombank, Agribank, Vietinbank và BIDV gần đây đều tăng lãi suất huy động lên mặt bằng mới. Điều này khiến thị trường đặc biệt chú ý, nhất là trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang ngày càng chịu nhiều áp lực trong thời gian gần đây.
Tại Vietcombank, khung lãi suất tiền gửi mới điều chỉnh tăng thêm 0.1 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1 và 2 tháng, lên 4.4%, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng tăng thêm 0.2 điểm phần trăm lên tương ứng 4.8% và 5.5%. Đây là lần điều chỉnh thứ 2 liên tiếp trong vòng 2 tháng ngắn ngủi vừa qua của ngân hàng này, khi trước đó vào tháng 9, Vietcombank cũng đã tăng 0.2 điểm phần trăm ở kỳ hạn 1, 2 và 6 tháng, đồng thời tăng 0.1 điểm phần trăm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
BIDV cũng mới tăng thêm 0.2 điểm phần trăm ở các kỳ hạn 1-2 tháng lên 4.5%, 5 tháng lên 5.0% và 6 tháng lên 5.5%, đặc biệt là kỳ hạn 3 tháng tăng mạnh 0.4 điểm phần trăm lên 5.0%. Đây cũng là lần tăng thứ 2 của BIDV sau đợt điều chỉnh gần nhất hồi cuối tháng 8 vừa qua.
Diễn biến tương tự cũng xảy ra tại Vietinbank, sau lần tăng cuối tháng 8 thì mới đây, ngân hàng này cũng có lần tăng thứ 2 chỉ sau 2 tháng, với mức tăng đều là 0.2 điểm phần trăm ở các kỳ hạn từ 1- 8 tháng. Khung lãi suất mới nhất của Agribank cũng chứng kiến mức tăng 0.2 điểm phần trăm ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống, lên mốc tương đương với 3 ngân hàng trên.
Nếu nhìn vào xu hướng giảm lãi suất của nhóm ngân hàng này từ cuối 2017 cho đến những tháng đầu năm nay, thì quyết định tăng trở lại có thể hàm chứa nhiều ý nghĩa, nhất là khi các thời điểm trước đây, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) cũng có lúc định hướng và ra tín hiệu cho thị trường qua động thái điều chỉnh lãi suất tại các ngân hàng này, mà không cần sử dụng đến các loại lãi suất điều hành chủ chốt. Vì vậy, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất đang chịu nhiều áp lực, thì không ít quan điểm cho rằng diễn biến tại các NHTM nhà nước chính là thể hiện tín hiệu của nhà điều hành.
Video đang HOT
Hay xu hướng tất yếu?
Tuy nhiên, nếu nhìn sâu hơn vào hoạt động của các ngân hàng này, thì có vẻ như việc điều chỉnh lãi suất liên tiếp trong 2-3 tháng qua của nhóm này là điều tất yếu. Thứ nhất là mặt bằng lãi suất của 4 ngân hàng trên đã duy trì ở mức thấp nhất so với thị trường suốt một thời gian dài, và trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng TMCP gần đây đã tăng lãi suất lên đáng kể so với giai đoạn trước, trong đó không chỉ những ngân hàng nhỏ mà còn có những tên tuổi lớn Techcombank, SHB, ACB, Quân đội hay VPBank, thì nhóm NHTM Nhà nước buộc phải điều chỉnh theo để đảm bảo duy trì sức cạnh tranh.
Thứ hai là trong bối cảnh lạm phát đang dâng lên, cũng như áp lực trong năm 2019, mà theo nhiều dự báo cho rằng khó tiếp tục giữ được mục tiêu 4%, thì lãi suất các ngân hàng này cũng phải tăng theo để đảm bảo lãi suất thực dương đủ cao cho người gửi tiền. Cụ thể, nếu như trước đây mục tiêu lạm phát là tối đa 4%, thì lãi suất các ngân hàng này chỉ cần duy trì 4.1- 4.2%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng là cao hơn lạm phát, nhưng với dự báo lạm phát thời gian tới sẽ vượt mốc 4% thì dĩ nhiên lãi suất của nhóm này cũng phải tăng lên vùng 4.4 – 4.5%/ năm ở kỳ hạn 1 tháng, cũng như tăng tương ứng tại các kỳ hạn khác thì mới đảm bảo quyền lợi về mặt tâm lý cho người gửi tiền.
Thứ ba là những tháng cuối năm, khả năng sẽ chứng kiến thanh khoản của hệ thống chịu không ít áp lực, thậm chí có thể rơi vào căng thẳng, thì việc đảm bảo nguồn tiền gửi ổn định là điều cần thiết để phục vụ cho việc kinh doanh. Nhóm NHTM Nhà nước từ trước đến nay luôn là những “tay chơi” lớn trên thị trường liên ngân hàng, trong khi dịp cuối năm chính là lúc kiếm ăn tốt nhất trên thị trường do nhu cầu vay của các ngân hàng nhỏ thường lên cao, do đó cũng đẩy lãi suất trên liên ngân hàng có những thời điểm tăng vọt, và các NHTM Nhà nước luôn là những người cho vay nhờ nguồn vốn luôn dồi dào.
Thứ tư là theo thông lệ thì việc giải ngân vốn đầu tư công luôn có xu hướng tăng tốc vào những tháng cuối năm, nguồn tiền gửi nhàn rỗi của kho bạc tại các NHTM Nhà nước có thể sẽ bị rút ra, ảnh hưởng lên nguồn vốn huy động của nhóm này. Thống kê cho thấy vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước trong 9 tháng đầu năm nay là 214.5 ngàn tỷ đồng, chỉ mới đạt 63.2% kế hoạch năm.
Thứ năm là nhu cầu phát hành trái phiếu Chính phủ cũng sẽ tăng lên trong thời gian còn lại của năm, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm (hiện tại 9 tháng mới đạt 59% kế hoạch phát hành cho cả năm), cũng như phục vụ cho công tác giải ngân vốn đầu tư công sẽ nhanh hơn như đã nói. Trong khi đó, các NHTM Nhà nước cũng luôn là những người mua lớn nhất trên thị trường này, và với việc lợi suất của thị trường trái phiếu đang tăng lên thì nhóm này càng có động lực đầu tư vào trái phiếu, do đó cũng cần phải chuẩn bị nguồn vốn dồi dào để rót vốn vào kênh trái phiếu.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là động thái tăng lãi suất nếu liên hệ với những thông tin về việc các NHTM Nhà nước được phép tăng vốn gần đây cũng là điều dễ hiểu. Trong những năm qua, do không thể tăng được vốn điều lệ dẫn đến nguồn vốn tự có bị hạn chế, khiến hệ số CAR của nhóm này luôn ngấp nghé ngưỡng quy định 9% và các hoạt động kinh doanh như phát triển tín dụng không thể đẩy mạnh, vì vậy, tuy nguồn vốn huy động rất dồi dào nhưng lại được sử dụng chủ yếu rót vào thị trường trái phiếu Chính phủ với hệ số rủi ro là 0%. Do đó, nếu như trong thời gian tới, nhóm này có thể tăng mạnh vốn điều lệ thì khả năng hoạt động tín dụng sẽ tăng tốc mạnh hơn, nên việc chuẩn bị nguồn vốn huy động bền vững ngay từ thời điểm này là điều cần thiết.
Nếu như trước đây, mục tiêu lạm phát là tối đa 4%, thì lãi suất các ngân hàng này chỉ cần duy trì 4.1- 4.2%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng là cao hơn lạm phát, nhưng với dự báo lạm phát thời gian tới sẽ vượt mốc 4% thì dĩ nhiên lãi suất của nhóm này cũng phải tăng lên vùng 4.4 – 4.5%/ năm ở kỳ hạn 1 tháng, cũng như tăng tương ứng tại các kỳ hạn khác thì mới đảm bảo quyền lợi về mặt tâm lý cho người gửi tiền.
Theo Fili
Lãi suất cho vay khó giảm trước nhiều áp lực
Thời gian gần đây, một số ngân hàng thương mại (NHTM), kể cả ngân hàng lớn dù còn dư dả room tín dụng nhưng vẫn tăng lãi suất huy động để đáp ứng nguồn vốn cuối năm. Điều này càng gây sức ép lên lãi suất cho vay mà các doanh nghiệp ngóng chờ hạ kể từ đầu năm.
Doanh nghiệp ngóng đợi lãi vay giảm để chi phí sản xuất hạ. Ảnh minh họa: Hoàng Nguyên/TTXVN.
Mới đây, Vietcombank chính thức áp dụng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1-2 tháng ở mức 4,4%/năm (tăng 0,1%/năm so với trước); kỳ hạn 3 tháng là 4,8%/năm và kỳ hạn 6 tháng là 5,5%/năm (tăng 0,2%/năm). Trước đó, một số ngân hàng nâng lãi suất cho vay VND như: Agribank tăng thêm 0,2% kỳ ngắn hạn và trung dài hạn thêm 0,7- 1,3%/năm...
Giới ngân hàng nhận định: Đồng USD trong xu hướng tăng giá nên nhiều NHTM đã điều chỉnh lãi suất huy động tiền VND để tránh việc khách hàng rút tiền VND chuyển sang đầu cơ USD hoặc qua các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán... Bên cạnh đó, do đang vào mùa vụ kinh doanh của doanh nghiệp nên nhu cầu vốn gia tăng cuối năm. Vì vậy, các ngân hàng đã huy động vốn bằng việc tăng lãi suất tiên gửi.
"Sức ép huy động vốn còn đến từ yêu cầu phải thực hiện lộ trình giảm dần tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, trước mắt là từ tháng 1/2019 sẽ giảm từ 45% xuống còn 40% của các tổ chức tín dụng. Ngoài ra việc FED tăng lãi suất cũng tạo áp lực buộc các ngân hàng phải nâng lãi suất để giữ tiền VND", TS Nguyễn Trí Hiếu nói.
Hiện mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,6%- 1,0%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3%- 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3%- 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5%- 7,3%/năm.
Lãi suất cho vay VND phổ biến khoảng 6%- 9%/năm đối với ngắn hạn và 9% - 11%/năm đối với trung và dài hạn; đối với khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4%- 5%/năm.
Đánh giá về động thái tăng lãi suất của các NHTM thời gian gần đây, TS. Đặng Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Ngân hàng- Tài chính (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) cho rằng: Xu thế tăng lãi suất này chủ yếu mang tính mùa vụ do thời điểm gần cuối năm, doanh nghiệp tăng nhu cầu vốn cho sản xuất và kinh doanh. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần có vốn để gia tăng thanh khoản trước dịp Tết. Vì vậy, các ngân hàng nâng lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi. "Xu thế tăng lãi suất theo tính mùa vụ cuối năm thường sẽ sớm kết thúc trong những tháng đầu năm sau", ông Tuấn nói.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng nhận định: Việc tăng lãi suất gần đây của các ngân hàng cũng phần nào chịu sự tác động từ động thái tăng lãi suất của FED và động thái này có tác động tích cực, giúp hạn chế đà giảm giá của VND so với USD.
Theo chuyên gia ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu, mặt bằng lãi suất huy động khó giảm vào cuối năm và dù mức tăng không quá cao song sẽ tác động lên lãi suất đầu ra. Đặc biệt, Chỉ thị số 04 /CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước đã nêu rõ kiểm soát tốc độ tăng trưởng và chất lượng tín dụng chặt chẽ, đặc biệt là cho vay các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như: bất động sản, BOT, chứng khoán, cho vay tiêu dùng...sẽ tiếp tục là những yếu tố được thị trường đánh giá gây áp lực lên lãi suất.
"Trong Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III vừa qua, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng đưa ra cảnh báo lạm phát năm 2018 khó đạt mục tiêu 4%, lo ngại về lạm phát năm 2019 vượt mức 4%. Giá xăng được điều chỉnh liên tục kéo theo sự leo thang của giá cả hàng hoá khi chi phí vận chuyển tăng. Thêm nữa, sự thay đổi về thuế bảo vệ môi trường khi "1.000 đồng thuế tăng vào giá xăng có thể khiến tỷ lệ lạm phát trong một năm tới tăng 1,6 điểm % trong bối cảnh giá nhiên liệu thế giới giữ mức cao. Áp lực lạm phát tăng cao chắc chắn sẽ gây áp lực lên lãi suất", VEPR nhận định.
Theo dự báo của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), do áp lực lạm phát gia tăng và mức lãi suất liên ngân hàng ở tất cả các kỳ có xu hướng hồi phục theo biến động của tỷ giá nên lãi suất sẽ tiếp tục tăng nhẹ trong quý IV/2018.
Minh Phương/Báo Tin tức
Hai "ông lớn" ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi Vietinbank, BIDV vừa tiếp tục tăng lãi suất huy động thêm 0,1-0,4 điểm % ở nhiều kỳ hạn. Theo biểu lãi suất mới nhất của Vietinbank, mức lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng lên 4,5%/năm; khách hàng gửi kỳ hạn 3-4 tháng lãi suất 4,8%/năm và kỳ hạn từ 5-6 tháng lãi suất lên 5%/năm; kỳ hạn từ 6-9 tháng lên...