Ăn sáng theo cách này còn tốt hơn 10 năm uống nhân sâm, thuốc bổ
Chỉ cần ghi nhớ 3 lưu ý này khi ăn sáng thì cơ thể của bạn sẽ được khỏe mạnh và cung cấp đầy đủ năng lượng cho ngày mới.
Bữa sáng rất quan trọng đối với sức khỏe – Ảnh: Minh họa
- Ăn sáng sau khi thức dậy 20 phút
Nhiều người thường có thói quen ăn sáng ngay khi vừa thức dậy. Tuy nhiên, đây là việc làm không tốt bởi nó sẽ gây ảnh hưởng tới sự nghỉ ngơi của dạ dày và đường ruột, làm cho hệ tiêu hóa ở trạng thái ứng chiến mệt mỏi lâu dài, gây rối loạn tới sự nhịp nhàng của nhu động đường ruột. Vì vậy, thức dậy sau 20-30 phút ăn sáng là thích hợp nhất, bởi lúc này cơn đói của chúng ta là mạnh nhất.
Bên cạnh đó, khoảng cách giữa bữa sáng và bữa trưa tốt nhất là từ 4-5h. Nếu bạn ăn sáng quá sớm, thì nên tăng thêm lượng tương ứng hoặc thời gian bữa trưa cũng nên điều chỉnh tương ứng.
- Trước khi ăn sáng nên uống nước
Sau một giấc ngủ dài, chúng ta sẽ tiêu hao rất nhiều nước và dinh dưỡng nên sau khi thức dậy cơ thể rất thiếu nước.
Cơ thể chúng ta trải qua một giấc ngủ dài sau một đêm, sẽ tiêu hao rất nhiều nước và dinh dưỡng, sau khi thức dậy tình trạng sinh lý của cơ thể lúc này rất thiếu nước. Nếu chỉ ăn những món ăn sáng thông thường, không thể bổ sung lượng nước cần thiết đầy đủ cho cơ thể.
Chính vì thế, sau khi tỉnh dậy không nên vội vàng ăn sáng ngay, mà nên lập tức uống từ 500- 800ml nước đun sôi để nguội, để kịp thời bổ sung lượng nước mất đi qua một đêm của cơ thể, còn có thể hỗ trợ giúp làm sạch đường ruột.
- Bữa sáng không nên quá nhiều calo
Tùy vào cơ thể và tuổi tác của mỗi người mà lượng calo cần tiêu thụ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, lượng calo khoảng 400-500 là khá thích hợp, nó chiếm lượng calo cần thiết cho một ngày. Song bạn cũng có thể thử bổ sung lượng carbohydrate nhiều hơn một chút.
Theo đó, trong các loại cây thân rễ, quả, củ không chỉ phong phú carbohydrate mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng cơ bản cần thiết, giống như chiếc xe cần phải có xăng mới có thể chạy được.
Video đang HOT
Để có một bữa sáng đủ dinh dưỡng, bạn có thể chọn cháo, bánh mì, bánh mì nướng, yến mạch, các loại ngũ cốc sấy khô… làm thực phẩm chủ yếu, hoặc chọn các loại lương thực chế biến còn khá thô.
Bữa sáng là cơ hội tốt để bổ sung sữa. Sản phẩm sữa là nguồn cung cấp protein có chất lượng cao, giàu canxi, trong các loại thực phẩm chúng ta thường ăn không có loại nào giàu canxi bằng sữa.
Nước cam bổ vô cùng nhưng dễ 'sinh độc' nếu uống theo những cách này
Tác dụng của nước cam đối với sức khỏe là điều không phải bàn cãi. Thế nhưng không phải uống nước cam bất cứ khi nào cũng tốt. Đặc biệt với một số người có những bệnh lý sau đây nên cân nhắc khi uống nước cam bởi có thể khiến bệnh tình nặng lên rất nhiều.
Ảnh minh họa: Internet
Những thời điểm không nên uống nước cam
Trước khi ăn sáng: Theo The Health Site, bạn nên tránh ăn các loại trái cây họ cam quýt vào buổi sáng, đặc biệt là khi chưa ăn sáng vì nó làm tăng độ pH của cơ thể. Thay vào đó, hãy ăn các loại trái cây giàu chất xơ và đường như táo, chuối, lựu hay lê.
Sau khi ăn sáng: Sau ăn lượng đường trong máu tăng khá cao, nếu bạn uống thêm một cốc nước cam nữa, lượng đường trong cơ thể có thể tăng lên gấp đôi. Ngoài ra, uống nước cam ngay sau ăn sáng sẽ làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.
Buổi tối: Nước cam được biết đến có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, tốt cho thận, tuy nhiên khi uống vào buổi tối sẽ dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, nếu bạn uống nước cam, nước bọt không tiết nhiều như khi bạn còn thức, lượng a xít còn bám trên răng sẽ tấn công và làm hổng lớp men răng của bạn.
Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.
Ảnh minh họa: Internet
Trước khi đánh răng: Acid trong nước cam bám lên bề mặt của men răng và dưới tác dụng chà xát của bàn chải có thể làm cho men răng của bạn bị tổn thương nếu bạn thường xuyên ăn và uống nước cam trước khi đánh răng.
Bạn nên súc miệng ngay sau khi uống nước cam để loại trừ sự bám dính của acid trên răng, ngăn chặn sự ăn mòn của acid với men răng của bạn.
Giữa buổi tập nặng: Khi luyện tập năng, cơ thể mất một lượng nước lớn, và có xảy ra sự mất cân bằng điện giải, vì vậy việc bổ sung nước lúc này cần chú ý vì dễ gây mệt mỏi hơn. Thay vì một nước cam lúc này bạn nên sử dụng chanh muối để cân bẳng điện giải trong cơ thể.
Không uống sữa rồi uống nước cam: Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy...
Do vậy, nên uống sữa trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ trở ra.
Không dùng cam và củ cải cùng nhau: Khi ăn củ cải vào cơ thể, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là "sulfate". Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp - axit thioxianic.
Nếu bạn uống nước cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và axit ferulic. Hai loại chất axit này có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ gây ra bướu cổ.
Không uống nước cam khi uống kháng sinh: Nước cam có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể nhưng nếu uống khi đang dùng thuốc kháng sinh thì chất axit có trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc, gây nguy cơ nhiễm khuẩn kéo dài.
Tốt nhất, sau khi đã điều trị kháng sinh xong bạn mới uống nước cam để bồi bổ cơ thể.
Uống nước cam liên tục sẽ không tốt cho răng: Một nghiên cứu gần đây của tiến sĩ Yanfeng Ren, phó giáo sư tại Viện sức khỏe răng miệng Rochester Eastman, cho thấy nước cam làm giảm độ cứng của răng đến 84%.
Ảnh minh họa: Internet
Những người không nên uống nước cam
Không uống nước cam khi đang bị dạ dày, tá tràng, viêm tụy
Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy, bạn không nên uống nước cam, vì chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và khiến bệnh viêm loét nặng thêm.
Bên cạnh đó, nước cam có tác dụng nhuận tràng, nếu bị tiêu chảy, bạn nên pha loãng với nước và uống từng chút một.
Người bị bệnh vẩy nến
Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, cam quýt sẽ kích hoạt các phản ứng dị ứng và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Những người vừa phẫu thuật, bệnh tiểu đường
Trong các loại trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng acid citric tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat. Đây thường là chất thường dùng để chống đông máu.
Do đó, người vừa phẫu thuật dạ dày, ruột; vết mổ chưa lành không nên ăn cam, quýt.
Người đang đói
Trong cam, quýt có chứa axit, vị chua nên ăn khi đói bụng sẽ bào mòn dạ dày, lâu dài dẫn tới bệnh nguy hiểm.
Khi say rượu
Khi say rượu nếu ăn cam, quýt sẽ gây kích thích dạ dày, tạo nhiều axit hơn, dẫn tới chứng ợ nóng, trào ngược.
Để giảm tình trạng mất nước khi uống rượu, bạn có thể ăn chuối, dưa hấu...
Những người đang cảm, ho
Cam, quýt chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên những người đang bị cảm, ho lại không được khuyên dùng loại quả này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ăn cam, quýt trong lúc bị ho có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Phần vỏ quýt có thể dùng chữa ho, long đờm nhưng múi quýt có chứa celluite khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
Trong lúc bị ho cảm, thay vì sử dụng cam, quýt có thể uống các loại nước hoa cả khác như dưa hấu, táo, lê...
Những điều nên làm và không nên làm vào buổi sáng giúp cơ thể khỏe mạnh, sức sống căng tràn Để bắt đầu một ngày mới ngập tràn năng lượng tích cực và sức sống căng tràn, bạn hãy tập cho mình những thói quen tốt và tránh nên làm những việc này. Những việc nên làm sau khi thức dậy 1. Bắt đầu ngày mới bằng một ly nước ấm Sau một đêm dài, cơ thể sẽ tiêu hao rất nhiều nước,...