Ăn rau tầm bóp có tác dụng gì?
Tầm bóp là loại rau quen thuộc với nhiều người, vậy ăn rau tầm bóp có tác dụng gì?
Thành phần của cây tầm bóp
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, nhiều nghiên cứu cho thấy, cây tầm bóp không chứa độc tính. Thân và quả tầm bóp được dùng để làm dược liệu.
Quả của cây tầm bóp thành phần chính là chất xơ, chất béo, protein, đường, Vitamin C, các khoáng chất (lưu huỳnh, sắt, kẽm, magie, canxi, photpho, clo, natri,..). Trong thân cây chứa các Physalin A-D, Physagulin A-G, các alkaloid.
Tầm bóp vị đắng, mát, quả chua nhẹ, có thể dùng để làm rau ăn. Trong đông y, các bộ phận của tầm bóp như thân, quả, lá, rễ đều có thể dùng làm thuốc. Cây tầm bóp có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được.
Ăn rau tầm bóp có tác dụng gì?
Cây tầm bóp được biết đến có thể dùng làm thuốc hỗ trợ điều trị các loại bệnh như:
Tầm bóp chứa lượng vitamin C dồi dào, chất này tác dụng tốt trong việc chống lại các gốc tự do gây hại cho mạch máu. Nhờ đó điều hòa mạch máu, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh. Cùng với vitamin A trong trong cây có thể giúp kiểm soát cholesterol trong máu, giúp cải thiện bệnh lý về máu.
Ăn rau tầm bóp rất tốt cho sức khỏe.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Mọt trong những công dụng tuyệt vời của cây tầm bóp là khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Các thành phần trong tầm bóp, nhất là vitamin C có thể hỗ trợ điều trị ung thư khá hiệu quả nhất là ung thư về phổi, dạ dày, gan, đại tràng, vòm hầu họng.
Tốt cho mắt
Hàm lượng vitamin A trong tầm bóp tương đối dồi dào. Đây là chất đặc biệt tốt cho sức khỏe đôi mắt. Vitamin A có tác dụng ngăn ngừa khô mắt, giúp võng mạc khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể. Sử dụng tầm bóp đúng cách cũng là một giải pháp tăng cường sức khỏe của đôi mắt.
Hạ sốt, chữa cảm lạnh
Trong dân gian, tầm bóp được biết đến là bài thuốc hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả. Cùng với đó, loại cây này cũng giàu các vitamin cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch, tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
Ngoài ra, cây tầm bóp còn có nhiều tác dụng khác trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, việc sử dụng cây tầm bóp làm thuốc cần phải đúng cách và đúng liều lượng.
Video đang HOT
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây tầm bóp
Theo Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội, cây tầm bóp thường dùng trị cảm sốt, yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc.
- Bạn có thể dùng 20-40g khô sắc uống. Dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc.
- Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp, hoặc nấu nước rửa.
- Quả tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thủng và đắp ngoài chữa đinh sang.
- Rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa ăn chữa được chứng đái tháo đường.
Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.
Những người hay lênh đênh sông nước nên ăn quả này thường xuyên vì lượng vitamin C và B1, tiền vitamin A trong quả tầm bóp rất cao nên tốt cho cơ thể, có thể chữa bệnh Scorbut vì trên biển không có hoa quả.
Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?
Húng quế không chỉ là loại rau gia vị mà còn là vị thảo dược tốt cho sức khỏe, vậy ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?
Thành phần dinh dưỡng của rau húng quế
Để tìm hiểu về tác dụng của việc ăn rau húng quế hàng ngày, trước tiên bạn cần biết về thành phần dinh dưỡng có trong rau húng quế. Báo Lao động dẫn nguồn trang Indianexpress trích lời tiến sĩ Sanjay Kumar, bác sĩ đa khoa, Bệnh viện Cygnus Laxmi (Ấn Độ) cho biết, lá húng quế chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có đặc tính chữa bệnh mạnh mẽ.
Tiến sĩ Sanjay Kumar, bác sĩ đa khoa, Bệnh viện Cygnus Laxmi (Ấn Độ) liệt kê những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe chứa trong 100 gram lá húng quế như sau:
Lượng calo: 23 kcal
Carbohydrate: 5,32 gram
Chất xơ ăn kiêng: 1,6 gram
Đường: 0,3 gram
Protein: 2,2 gram
Chất béo: 0,6 gram
Các loại vitamin, khoáng chất chứa trong lá húng quế:
Vitamin C: 18 miligram (Húng quế chứa một lượng vừa phải vitamin C, góp phần vào đặc tính chống oxy hóa).
Vitamin A: 264 microgram
Vitamin K: 414,8 microgram
Vitamin nhóm B (bao gồm B1, B2, B3 và B5, B6)
Canxi: 177 miligram
Sắt: 3,2 miligram
Kali: 295 miligram
Magiê: 64 miligram
Mangan: 1,148 miligram
Theo tiến sĩ Sanjay Kumar, các thành phần hóa học trong húng quế có khả năng làm giảm đau và giảm viêm. Một số chất khác có thể giảm lượng đường trong máu ở người bệnh tiểu đường. Chúng cũng có khả năng tăng hệ miễn dịch ở người và có thể dùng làm thuốc kích thích hệ miễn dịch.
Ăn rau húng quế hàng ngày có tác dụng gì?
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BSCK2. Trần Ngọc Quế cho biết, húng quế là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, đặc biệt là lá húng quế khô. Vitamin K giúp xương chắc khỏe, đóng một vai trò lớn trong khả năng đông máu của cơ thể. Húng quế còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, tăng cường sức khỏe tinh thần.
Rau húng quế rất tốt cho sức khỏe
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe nếu bạn ăn húng quế hàng ngày:
Bảo vệ khỏi tổn thương tế bào
Lá húng quế chứa nhiều chất chống oxy hóa, hợp chất tự nhiên bảo vệ tế bào của cơ thể. Các tế bào dễ bị tổn thương do stress oxy hóa khi chúng có quá nhiều gốc tự do. Cơ thể tạo ra các gốc tự do để phản ứng với căng thẳng và viêm nhiễm. Các gốc tự do cũng đến từ sự tiếp xúc với môi trường, như khói thuốc lá và bức xạ cực tím (UV). Chất chống oxy hóa hoạt động như một lá chắn chống lại các gốc tự do - và các vấn đề sức khỏe mà chúng gây ra.
Nếu không được kiểm soát, stress oxy hóa có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe bao gồm bệnh ung thư, tim mạch, đục thủy tinh thể, các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp.
Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu chứng minh tiềm năng của tinh dầu húng quế ngọt trong việc ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Trong các nghiên cứu cho thấy, húng quế ngọt đã ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết ở người trong ống nghiệm. Húng quế cản trở khả năng phát triển và phân chia của tế bào ung thư, cuối cùng tiêu diệt chúng.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy húng quế có thể là công cụ phòng ngừa ung thư hiệu quả, nhưng cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn trên người để xác nhận những kết quả đầy hứa hẹn này và hiểu rõ mọi người nên tiêu thụ bao nhiêu húng quế.
Hỗ trợ kiểm soát huyết áp và cholesterol
Y học cổ truyền Trung Quốc dùng húng quế điều trị bệnh tim mạch trong nhiều thế kỷ. Các nghiên cứu đã cho thấy húng quế có thể hỗ trợ làm giảm huyết áp cao và cải thiện mức cholesterol.
Ngoài ra, húng quế có chứa eugenol, một loại dầu có thể giúp hạ huyết áp bằng cách thư giãn mạch máu.
Cải thiện lượng đường trong máu
Cả nghiên cứu trên người và trong phòng thí nghiệm đều cho thấy khả năng đặc biệt của húng quế trong việc quản lý lượng đường trong máu. Các nhà khoa học quan sát thấy rằng chiết xuất húng quế góp phần làm giảm đáng kể lượng đường trong máu ở các mô hình phòng thí nghiệm về bệnh tiểu đường.
Các nghiên cứu trên người đang ở giai đoạn đầu nhưng cũng cho thấy một số lợi ích tiềm năng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu và bệnh đái tháo đường type 2. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm để hiểu đầy đủ về tác động của các loại húng quế khác nhau đối với sức khỏe lượng đường trong máu.
Tăng cường sức khỏe tinh thần
Nghiên cứu cho thấy tiêu thụ húng quế hàng ngày có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe tinh thần. Trong 4 nghiên cứu khác nhau trên người, húng quế thánh đã được chứng minh giúp tăng cường chức năng nhận thức bao gồm trí nhớ ngắn hạn và sự chú ý; cải thiện tâm trạng; giảm căng thẳng và lo lắng.
Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy tinh dầu húng quế có khả năng làm giảm chứng trầm cảm, căng thẳng và mất trí nhớ liên quan đến tuổi tác.
Cách thêm húng quế vào chế độ ăn uống lành mạnh
Húng quế có thể dùng tươi hoặc khô. Hương vị húng quế khô có xu hướng mạnh hơn khi dùng tươi. Vì vậy, nếu bạn dùng húng quế khô, nên sử dụng từ đến 1/3 lượng húng quế tươi mà bạn cần.
Một số loại húng quế, như húng quế ngọt và húng quế Ý, tốt nhất nên dùng tươi để trang trí. Những loại khác, như húng quế Thái, có thể chịu nhiệt và nấu chín được.
Húng quế không chỉ kích thích vị giác mà còn giúp cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu bạn muốn thêm húng quế vào chế độ ăn uống của mình để cải thiện một tình trạng bệnh lý cụ thể, trước tiên cần xem xét nguồn thực phẩm chứ không phải thực phẩm bổ sung và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi đưa húng quế vào thói quen ăn uống hàng ngày.
Điều này có thể giúp bạn đảm bảo rằng ăn khi ăn húng quế sẽ không tương tác với bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng, vì húng quế có thể tương tác bất lợi với một số loại thuốc như: Thuốc làm loãng máu (húng quế có thể làm tăng loãng máu và nguy cơ chảy máu), đường huyết hoặc huyết áp có thể xuống quá thấp khi ăn húng quế cùng với thuốc điều trị những vấn đề này.
Loại ung thư nhiều người mắc nhất ở Việt Nam Mỗi năm, nước ta ghi nhận khoảng 24.583 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 28,9% tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới. Hình ảnh minh họa tế bào ung thư. Ảnh: Adobe stock. Theo thống kê mới nhất của Globocan, dự án thuộc Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, ung thư vú là bệnh ung thư có số...