Ăn ớt có tốt không? Những ai nên hạn chế ăn ớt?
Ớt là một loại gia vị phổ biến, hay xuất hiện trong bữa ăn của nhiều gia đình. Vậy, ăn ớt có tốt không?
Ảnh minh họa
Ớt không chỉ là một loại gia vị thú vị mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhờ chứa chất capsaicin – chất tạo ra vị cay và kích ứng niêm mạc của vị trí ớt tiếp xúc. Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe của việc ăn ớt:
-Kiểm soát lượng đường trong máu: capsaicin trong ớt có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Giảm đau và kháng viêm: ớt có khả năng giảm đau khớp, chống viêm, giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến viêm nhiễm.
- Tăng cường hệ miễn dịch: chứa vitamin A và C, ớt có thể tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.
-Ngăn ngừa ung thư: capsaicin trong ớt được cho là có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày và nhiều loại ung thư khác.
Việc bổ sung ớt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày một cách hợp lý có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Mặc dù vậy, cũng có những nhóm người nên hạn chế tối đa việc ăn ớt. Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế hoặc kiêng ăn ớt:
-Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi: những người trong nhóm này cần hạn chế ăn ớt để tránh tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Video đang HOT
-Những người hay ợ chua: việc tiêu thụ ớt có thể làm tình trạng bệnh của họ trở nên nghiêm trọng hơn.
-Sản phụ vừa sinh nở: phụ nữ sau khi sinh nở cần hạn chế các món ăn cay, bởi việc tiêu thụ quá nhiều ớt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe yếu của họ.
-Người bị trĩ: ăn đồ cay có thể gây kích thích và tổn thương cho búi trĩ, do đó người bị trĩ cần hạn chế hoặc tránh các loại gia vị cay.
Loại rau tốt ngang insulin tự nhiên giúp hạ đường huyết
Luộc loại rau này và ăn mỗi ngày là một cách để hạ đường huyết rất hiệu quả.
Loại rau tốt ngang insulin tự nhiên giúp hạ đường huyết
Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường, nhiều người tìm đến các loại thực phẩm chức năng đắt đỏ, tuy nhiên có một loại rau tốt ngang insulin tự nhiên, giúp ổn định lượng đường trong máu đó chính là đậu đũa.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, tiểu đường là căn bệnh được Đông y quan tâm từ rất sớm. Thường được gọi bằng cái tên tiêu khát, cách tiêu, phế tiêu... Luộc đậu đũa và ăn mỗi ngày là một cách để hạ đường huyết rất hiệu quả. Điều này là do chúng có chỉ số đường huyết thấp, không gây ra sự tăng đột biến lượng đường trong máu sau khi ăn.
Chất xơ trong đậu đũa còn làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Ngoài ra, chúng còn chứa một loại carbohydrate gọi là tinh bột kháng. Loại carbohydrate này không bị cơ thể phân hủy và hấp thụ như các chất khác. Thay vào đó, nó đi qua hệ thống tiêu hóa ở dạng không thay đổi và đi vào ruột già, nơi nó được lên men bởi vi khuẩn.
Quá trình lên men tạo ra axit béo chuỗi ngắn (SCFA), được chứng minh là có tác động tích cực đến lượng đường trong máu. Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy SCFA có thể cải thiện độ nhạy insulin lên tới 30%.
Đậu đũa đem đến cho cơ thể những lợi ích nào khác?
Giảm cholesterol
Cholesterol cao có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề sức khỏe khác. Đậu đũa chứa chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm mức cholesterol. Chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong đường tiêu hóa và ngăn không cho nó hấp thụ vào máu.
Đậu đũa cũng có thể làm giảm cholesterol bằng cách liên kết với axit mật trong ruột và ngăn cản sự hấp thụ của chúng. Điều này có thể dẫn đến giảm mức cholesterol trong máu.
Ngăn ngừa ung thư
Đậu đũa có chứa một hợp chất gọi là quercetin, được chứng minh là có hoạt tính chống ung thư. Ngoài ra, loại đậu này còn là nguồn cung cấp chất xơ tốt. Chất xơ giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cũng có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Điều này có thể làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Trong khi chất xơ trong đậu đũa có thể giảm mức cholesterol xấu thì kali có thể giảm huyết áp. Hơn nữa, chúng còn giàu chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong động mạch. Chúng cũng là nguồn cung cấp magie và folate dồi dào, là những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì một trái tim khỏe mạnh.
Tăng cường sức khỏe xương
Đậu đũa là một nguồn canxi tuyệt vời, rất cần thiết để giữ cho xương khỏe mạnh. Chúng cũng là nguồn cung cấp các khoáng chất khác, chẳng hạn như phốt pho, magie, có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các bệnh về xương khác.
Tăng cường sức khỏe tuyến giáp
Đậu đũa là nguồn cung cấp iốt tuyệt vời, cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Những hormone này điều chỉnh quá trình trao đổi chất và sự thiếu hụt có thể dẫn đến tăng cân, mệt mỏi...
Duy trì làn da khỏe mạnh
Một cốc đậu đũa nấu chín chứa gần 20% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày, rất cần thiết cho sức khỏe và sức sống của làn da.
Vitamin C giúp sản xuất collagen, một loại protein mang lại cấu trúc và độ săn chắc cho da. Đồng thời, loại rau này cũng giúp bảo vệ da của bạn khỏi bị hư hại do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và ô nhiễm.
Chưa hết, chúng còn chứa vitamin A và E. Những vitamin này giữ cho làn da của bạn ẩm, dẻo dai và bảo vệ nó khỏi tác hại của gốc tự do.
Ngoài ra, loại đậu này còn là nguồn cung cấp kẽm dồi dào, một loại khoáng chất có vai trò chữa lành vết thương và giúp làn da luôn tươi trẻ, khỏe mạnh.
Tác dụng hỗ trợ trị bệnh của quả thanh long Hiện nay đang là thời điểm chính vụ của thanh long. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những lợi ích sức khỏe mà loại trái cây này mang lại. 1. Những lợi ích sức khỏe từ quả thanh long 1.1 Giúp ổn định lượng đường trong máu Thanh long đã được chứng minh là cải thiện quá trình chuyển hóa glucose,...