An ninh châu Á-Thái Bình Dương: Vấn đề “nóng” tại Đối thoại Shangri-La
Chỉ còn hai ngày nữa, Đối thoại Shangri-La lần thứ 16 sẽ diễn ra tại Singapore với sự tham dự của các bộ trưởng và quan chức cao cấp quốc phòng từ khoảng 50 nước. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ phát biểu tổng quát về chính sách của Washington đối với châu Á – Thái Bình Dương.
Các chuyên gia dự đoán vấn đề an ninh sẽ là nội dung chính được đưa ra bàn thảo tại diễn đàn an ninh quan trọng nhất khu vực này, với trọng tâm là cách thức để duy trì trật tự dựa trên việc tuân thủ các luật lệ quốc tế.
An ninh được thắt chặt tại Đối thoại Shangri-La 2017 (Ảnh: SCMP)
Biển Đông dự kiến nằm trong chương trình nghị sự
Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) có trụ ở tại London (Anh), đơn vị tổ chức Đối thoại Shangri-La, cho biết diễn đàn an ninh năm nay sẽ tập trung thảo luận các chủ đề Mỹ và an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương; Duy trì trật tự trong khu vực dựa trên các quy định; Thách thức mới đối với quản lý khủng hoảng ở châu Á-Thái Bình Dương; Thay đổi địa chính trị và chính sách quốc phòng; Xây dựng nền tảng chung về an ninh khu vực và Các mối đe dọa toàn cầu.
Theo ông Tim Huxley – Giám đốc điều hành khu vực châu Á của IISS – diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La 2017 sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận về tình hình an ninh trong khu vực, trong đó thách thức lớn nhất là tìm ra giải pháp hiệu quả để đảm bảo được an ninh dựa trên luật lệ quốc tế tại châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới. Các tranh chấp trên Biển Đông nhiều khả năng vẫn nằm trong nội dung của Đối thoại Shangri-La năm nay, giống những gì đã diễn ra tại sự kiện này năm ngoái.
Một vấn đề khác cũng thu hút sự quan tâm của diễn đàn Đối thoại Shangri-La 16 là tác động của những những sách đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà chính quyền mới ở Mỹ đang theo đuổi. Cho tới nay, chiến lược của Washington nhằm duy trì an ninh tại khu vực này chưa thực sự rõ ràng. Bên cạnh đó, vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng đặt ra nhiều thách thức đối với an ninh khu vực.
Mối đe dọa từ các nhóm khủng bố và cực đoan cũng không nằm ngoài chương trình nghị sự chính của các nhà lãnh đạo tại Đối thoại Shangri-La 16. Gần đây, những vụ tấn công khủng bố tại Indonesia, tình hình an ninh bất ổn nghiêm trọng tại miền nam Philippines, các vụ tấn công mạng quy mô toàn cầu đã khiến các nước phải nhìn nhận nghiêm túc và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhằm đối phó với các nguy cơ tấn công khủng bố và tình trạng mất an ninh.
Chính sách của Mỹ đối với châu Á – Thái Bình Dương
Theo kế hoạch, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull sẽ phát biểu dẫn đề trong buổi khai mạc Đối thoại Shangri-La 16 vào ngày 2/6 tới. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis dự kiến sẽ phát biểu tổng quát về chính sách của Washington đối với châu Á – Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Không chỉ làm nóng các chương trình nghị sự của Đối thoại Shangri-La 16, vấn đề an ninh cũng được nước chủ nhà Singapore đặc biệt lưu ý nhằm đảm bảo an toàn cho các phái đoàn tham dự sự kiện này. Trong ngày diễn ra Đối thoại Shangri-La 16 (2-4/6), các khu vực xung quanh khách sạn Shangri-La sẽ được kiểm soát an ninh đặc biệt nghiêm ngặt, nhiều tuyến đường bị phong tỏa.
Cảnh sát địa phương ngày 30/5 ra tuyên bố yêu cầu người dân tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của các nhân viên an ninh tại các trạm kiểm soát. Tuyên bố cũng nêu rõ những người cố tình vi phạm sẽ phải đối mặt với những mức hình phạt nghiêm khắc.
Trong suốt thời gian diễn ra Đối thoại Shangri-La 16, những người đi xe máy không được phép đi vào các tuyến đường xung quanh khách sạn Shangri-La, đặc biệt là các đường Anderson và Orange Grove. Người dân cũng được khuyến cáo giao thông sẽ di chuyển chậm hơn thường lệ trong 3 ngày diễn ra sự kiện.
Khách tới khách sạn Shangri-La trong thời gian này được khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng hoặc đi chung xe bởi bãi đỗ xe của khách sạn Shangri-La sẽ bị hạn chế và kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Các hoạt động như sử dụng máy bay không người lái, thả diều… đều bị cấm tuyệt đối.
Nhật Minh
Theo Dantri
Mạng lưới bủa vây Trung Quốc của Mỹ trên Biển Đông
Lần đầu tiên Mỹ đưa ra khái niệm rõ ràng về cơ chế hợp tác giữa các nước nhằm chống lại hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, Mỹ, Hàn Quốc bắt tay nhau bên lề Đối thoại Shangri-La. Ảnh: Reuters
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter phát biểu tại Đối thoại Shangri-La hồi cuối tuần, ông đã dùng từ "có nguyên tắc" 38 lần, thể hiện tầm nhìn của ông về một "mạng lưới an ninh" do Mỹ hậu thuẫn liên kết các quốc gia trong khu vực chống lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông, theo Reuters.
Theo bình luận viên Greg Torode, Đối thoại Shangri-La lần này đã chứng kiến sự phân hóa quan điểm giữa các nước tham gia đối với vấn đề Biển Đông. Nhiều nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Pháp và Việt Nam cùng lên tiếng yêu cầu các bên có liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết những căng thẳng đang ngày càng gia tăng trên vùng biển chiến lược này, trong khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết Biển Đông của tòa án quốc tế.
Phát biểu tại Đối thoại, Đô đốc Tôn Kiến Quốc, đại diện của đoàn Trung Quốc, nói rằng nước này tuyên bố Bắc Kinh "không gây ra rắc rối nhưng không sợ rắc rối", đồng thời yêu cầu các nước khác "không chỉ tay vào Trung Quốc", khi nhiều đại biểu lên tiếng chất vấn chính sách của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Trong khi đó, Bộ trưởng Carter hối thúc các nước trong khu vực nỗ lực hơn nữa để tạo ra "mạng lưới an ninh có nguyên tắc", và khái niệm này càng được củng cố bằng lời cảnh báo rằng nếu Bắc Kinh không tham gia vào mạng lưới đó, họ sẽ đối mặt với nguy cơ tự cô lập mình "trên biển, trên không gian mạng, và trên không phận của khu vực".
Theo bình luận viên Prashanth Parameswaran của Diplomat, "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" là khái niệm "hợp thế hợp thời" của ông Carter nhắm vào những hành động ngày càng ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo đó, "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" chính là bộ cơ chế song phương, đa phương ngày càng rộng lớn trong khu vực, tập trung vào việc giữ gìn những giá trị chủ chốt, thúc đẩy việc chia sẻ gánh nặng giữa các quốc gia nhằm chống lại những hành động mang tính vô nguyên tắc, trái với luật pháp quốc tế.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Carter đề cập đến khái niệm này. Một số khía cạnh của nó đã được ông nói đến dưới những hình thức khác nhau trong các bài phát biểu trước đây về chính sách "tái cân bằng châu Á". Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Lầu Năm Góc đưa ra một khái niệm và tầm nhìn rõ ràng, toàn diện về chiến lược đối phó với hành động của Trung Quốc trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình.
Chuyên gia Parameswaran cho rằng khái niệm "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" là sự hòa trộn những nguyên tắc quan trọng mà Mỹ tin rằng cần phải có để thống nhất các nước trong khu vực, chẳng hạn như quyền tự quyết, giải quyết hòa bình các tranh chấp, và tự do hàng hải, hàng không, được thực hiện trong một mạng lưới ngày càng rộng để các nước có thể hợp tác với nhau.
Với mạng lưới này, các quan chức quốc phòng Mỹ có vẻ như cuối cùng đã tìm ra một khái niệm toàn diện có thể bao quát hết tầm nhìn của họ đối với vấn đề Biển Đông. Trong tầm nhìn này, các nước châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển thịnh vượng, đóng góp nhiều hơn cho các vấn đề khu vực, xây dựng nhiều mối quan hệ hơn để giải quyết những thách thức chung và duy trì các nguyên tắc đã được xây dựng từ lâu.
Đô đốc Tôn Kiến Quốc, trưởng đoàn Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: Reuters
"Bằng cách mở rộng tầm ảnh hưởng của tất cả các nước và với trách nhiệm chia sẻ gánh nặng an ninh, mạng lưới mang tính nguyên tắc này sẽ thể hiện một làn sóng an ninh mới ở châu Á - Thái Bình Dương", ông Carter nhấn mạnh.
Mạng lưới loại trừ Trung Quốc
Trong bài phát biểu của mình, ông Carter cũng vạch ra biện pháp thực thi khái niệm này. Ngoài các cơ chế hợp tác song phương, ông đưa ra những cơ chế hợp tác ba bên, từ những sáng kiến do Mỹ dẫn đầu như Mỹ - Nhật - Ấn Độ, Mỹ - Nhật - Australia hay Mỹ - Thái Lan - Lào, cho tới những quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực, như Australia - Ấn Độ - Nhật Bản. Cùng với đó là những sáng kiến đa phương trong khu vực, chẳng hạn như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM ).
Với việc thúc đẩy các cơ chế hợp tác ba bên không có Mỹ tham gia, Washington đã loại trừ những chỉ trích rằng họ chỉ hướng tới một trật tự xoay quanh Mỹ hay họ đang hủy hoại vai trò trung tâm của ASEAN khi tự lôi kéo đồng minh, đối tác đến với mình, theo Parameswaran.
Tầm nhìn này càng củng cố mạnh mẽ hơn hình ảnh mà ông Carter nêu ra về một Trung Quốc đang dựng lên "Trường thành tự cô lập" bằng các hoạt động ngang ngược trên Biển Đông. Không chỉ bị loại ra khỏi hệ thống liên minh thời hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ dẫn đầu - như những gì các quan chức Trung Quốc thường nói - Bắc Kinh giờ đây còn có nguy cơ bị gạt khỏi mạng lưới an ninh toàn diện trong khu vực bằng những hành động gây bất ổn của họ trên Biển Đông.
Một số đại biểu phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-La rằng mối lo ngại về sự ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đã ngày càng càng tăng lên trong khu vực, đặc biệt là khi Bắc Kinh có biểu hiện quân sự hóa những đảo nhân tạo phi pháp mà họ bồi đắp trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Những mối lo ngại đó đã buộc các nước trong khu vực phải xích lại gần nhau để tìm ra những phương án đối phó mới với Bắc Kinh, trong đó có việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và với các nước khác.
Đường băng Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo phi pháp tại đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: CSIS
Tuy nhiên, cũng có một số quan ngại rằng việc thực thi mạng lưới an ninh này là không hề dễ dàng. Trong khi một số nước Đông Nam Á như Philippines đang đứng ở tuyến đầu chống lại các hành động của Trung Quốc, một số quốc gia khác như Campuchia vẫn tỏ thái độ mập mờ.
Ngoài ra, chắc chắn Trung Quốc sẽ không chịu khoanh tay đứng nhìn, và sẽ tăng cường lôi kéo đồng minh của mình để xây dựng một mạng lưới riêng trong khi vẫn tiếp tục chống lại những quy tắc, thông lệ đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận, Parameswaran nhận định.
Tuy nhiên, khái niệm "mạng lưới an ninh có nguyên tắc" mà ông Carter đưa ra ít nhất cũng là định nghĩa rõ ràng nhất về tầm nhìn của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mở ra những cơ hội hợp tác mới hướng tới tương lai của khu vực, chuyên gia này nhấn mạnh.
Trí Dũng
Theo VNE
Sàn đấu hẹp Mỹ - Trung tại diễn đàn an ninh lớn nhất châu Á Hai cường quốc chỉ nêu quan điểm của mình tại đối thoại an ninh Shangri-La mà chưa có cơ chế song phương sâu hơn để thảo luận cách ngăn chặn nguy cơ xung đột. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2016. Ảnh: Reuters Ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter có bài phát biểu quan trọng...