Ăn những thứ này sẽ khắc phục chứng hay quên
Mật ong có vị ngọt, tính bình, giàu chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là chứa nhiều loại men, acid amin, các vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó cải thiện khả năng ghi nhớ.
Rau xanh: Chứa nhiều chất chống oxy hóa và acid folic – chất có khả năng cải thiện trí nhớ bằng cách giảm chứng viêm và cải thiện lưu lượng máu đến não. Acid folic cũng được chứng minh giúp giảm homocysteine, một acid amin có liên quan tới nguy cơ mắc bệnh tim.
Củ dền: Loại củ này chứa nhiều nitrat, hợp chất liên quan tới sự giãn nở mạch máu. Nitrat giúp tăng lưu lượng máu và oxy tới não, cải thiện các chức năng tinh thần, trong đó có chức năng ghi nhớ.
Mật ong có vị ngọt, tính bình, giàu chất dinh dưỡng, trong đó đặc biệt là chứa nhiều loại men, acid amin, các vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó cải thiện khả năng ghi nhớ. Có nhiều cách dùng nhưng đơn giản nhất là đều đặn mỗi tối uống 2 thìa cà phê mật ong trước khi đi ngủ, sẽ tốt cho sức khỏe.
Long nhãn là thực phẩm có vị ngọt, tính ấm. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, long nhãn có khả năng điều chỉnh hoạt động của vỏ não và cải thiện khả năng ghi nhớ.
Nấm linh chi vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, kiện não ích trí. Nghiên cứu cho thấy, linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với những bệnh nhân suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên.
Nấm linh chi thường được dùng dưới dạng thô 3-6g, hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần hoặc các dạng đã được bào chế như viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc.
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy, nấm linh chi có khả năng hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với những bệnh nhân suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên
Nhân sâm vị ngọt, tính ấm, có công dụng đại bổ nguyên khí… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nhân sâm có khả năng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, hưng phấn và tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ.
Bởi vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm hữu ích giúp tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Có thể dùng nhân sâm theo dạng như: Trà sâm, rượu sâm, viên nang, cao lỏng, món ăn – bài thuốc…
Thanh Ngọc
Theo Phụ nữ Việt nam
Tiên dược" ngừa ung thư, cả đời chẳng mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, trị cao huyết áp hiệu quả hơn dùng thuốc tây
"Tiên dược" ngừa ung thư, cả đời chẳng mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, trị cao huyết áp hiệu quả hơn dùng thuốc tây nhà nào cũng nên biết.
Nếp cẩm có thể dùng để thay thế các loại gạo thông thường hoặc để lên men thành một thứ cơm rượu gọi là cơm rượu nếp cẩm dùng như một món ăn nhẹ. Để phát huy hết tác dụng của nếp cẩm, nên chế biến thế nào để có thể ăn được hàng ngày.
Đây là loại gạo có thành phần dinh dưỡng rất cao nên còn được gọi là "bổ huyết mễ" (gạo bổ máu). So với các loại gạo thông thường, nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Trong loại gạo này còn có chứa 8 loại acid amin, carotene và các loại nguyên tố vi lượng khác.
Đặc biệt, nếp cẩm chứa rất nhiều chất xơ không hòa tan - loại chất xơ rất tốt cho người bị bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng. Người đau dạ dày, dạ dày yếu, khó khăn trong việc tiêu hóa cơm tẻ có thể thay thế bằng cơm nếp cẩm cũng rất hữu hiệu.
Trong Đông y, nếp cẩm được coi là vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng.
Y học và dinh dưỡng hiện đại cũng đánh giá rất cao loại gạo này trong việc tăng cường dinh dưỡng và sức khỏe cho con người. Các nhà nghiên cứu đặc biệt đánh giá cao gạo nếp cẩm ở phương diện phòng ngừa ung thư và giúp điều trị căn bệnh cao huyết áp.
Giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, tăng huyết áp
Nghiên cứu mới đây cho thấy cơm rượu nếp cẩm có thể giúp phòng ngừa bệnh tim mạch và đột quỵ, tăng huyết áp. Cơm rượu nếp cẩm được làm từ loại gạo nếp cẩm lên men.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu.
Tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm bệnh nhân. Một nhóm dùng thuốc hạ huyết áp, còn nhóm kia ăn cơm rượu nếp cẩm. Cả 2 nhóm này đều tham gia vào chương trình điều trị bằng cách thay đổi lối sống.
Công trình nghiên cứu cho thấy sau 12 tuần và sau 24 tuần, lượng cholesterol (gồm cholesterol có hại và tổng mức cholesterol) giảm nhiều ở nhóm ăn cơm gạo nếp cẩm.
Những nghiên cứu khác cũng cho rằng gạo nếp cẩm là siêu thực phẩm chống ung thư.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này.
Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin - một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác.
Anthocyanin tạo ra màu đen sẫm cho nhiều loại rau, quả như việt quất, ớt... Các nhà nghiên cứu cho rằng chất chống oxi hóa màu đen này giúp bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN - yếu tố dẫn đến ung thư.
Theo UPI, gạo nếp cẩm có màu đen sẫm, khi nấu lên sẽ chuyển thành màu tím sẫm. Nó chứa nhiều khoáng chất và một vài loại amino axit.
Theo phunugiadinh/yeugiadinh
Gạo lứt tốt cho bệnh xương khớp Gạo lứt (gạo lức) - loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám bên ngoài. Hạt gạo dài, thon, có màu đỏ sậm và nhạt, khác với loại gạo trắng mà ta nấu ăn hàng ngày. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Thành phần dinh dưỡng...