Ăn nho đỡ đau khớp gối
Bạn đang bị chứng đau đầu gối hành hạ? Thêm nho vào chế độ ăn uống mỗi ngày có thể giúp giảm đau. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Texas (Mỹ) cho thấy ăn nho thường xuyên có thể giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động và tính linh hoạt của khớp gối.
Ảnh: Shutterstock
Đó là nhờ các hợp chất chống ô xy hóa polyphenol có nhiều trong quả nho. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học khảo sát ở các tình nguyện viên nam và nữ, được cho dùng nho dưới dạng bột khô hoặc dùng giả dược. Kết quả cho thấy những ai có chế độ ăn uống giàu nho giảm đáng kể cơn đau và các triệu chứng của viêm khớp gối. Bệnh viêm xương khớp mạn tính dễ xảy ra ở những người trên 45 tuổi và phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới.
Mai Duyên
Theo TNO
14 dấu hiệu bất thường ở chân cảnh báo bạn mắc bệnh hiểm
Bàn chân còn được biết đên là 'bộ não thứ hai' của con người. Những bất thường ở bàn chân không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm như đau khớp, viêm khớp, gút, thiếu máu, bệnh tiểu đường, ...
Nếu có một trong những triệu trứng dưới đây, bạn cần phải đi khám ngay lập tức.
Ngón chân không có lông
Khi ngón chân đột nhiên bị "hói" lông, đo có thể là dấu hiệu máu không lưu thông đủ đến chân để nuôi sống lông. Nên đến bác sĩ kiểm tra xung động ở chân để xem tim có bơm đủ máu đến chân không.
Thường xuyên bị chuột rút
Video đang HOT
Mất nước thường làm cơ bắp bị chuột rút, vì vậy, nên uống đủ nước. Đồng thời cũng nên bổ sung thêm kali, magiê và canxi. Để giảm nhẹ, ngâm chân trong nước ấm và duỗi chân hướng lên mũi, không hướng xuống. Nếu không bớt nên đi khám.
Chân và các ngón chân nhợt nhạt
Đây là biểu hiện của bệnh tuần hoàn máu kém gây ra. Lượng máu cung cấp cho chân không đủ khiến chân dễ bị tê. Biểu hiện như khi bạn đang ngồi rồi đứng dậy, chân sẽ chuyển sang màu nhợt nhạt, hoặc đột nhiên đứng bật dậy, bạn sẽ thấy đầu ngón chân chuyển sang màu trắng nhợt, tê buốt.
Giải pháp: Cải thiện tuần hoàn máu bằng cách tập luyện hoặc chế độ ăn uống.
Ngón chân hơi lõm, có vết lõm hình thìa
Đây là biểu hiện của bệnh thiếu máu. Do không đủ huyết sắc tố (một loại protein giàu chất sắt tồn tại trong tế bào máu để vận chuyển oxy) gây ra. Xuất huyết trong cơ thể (như loét) hoặc kinh nguyệt bất thường nghiêm trọng cũng dẫn tới tình trạng thiếu máu.
Giải pháp: Có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu bằng cách xét nghiệm máu.
Ngón chân bỗng dưng sưng phù
Khớp đau, đỏ, nóng rát, sưng phù thường do bệnh gút, viêm khớp, viêm nhiễm gây ra và cần nhanh chóng điều trị.
Bị tê chân
Bị tê hai chân thường là dấu hiệu rối loạn ngoại vi hệ thần kinh, đa phần gây ra bởi bệnh tiểu đường, chứng nghiện rượu mãn tính hoặc hiệu ứng của hóa trị. Nếu chỉ bị tê một chân, có thể là dây thần kinh bị ép chặt ở chân, mắt cá và lòng bàn chân, thông thường do mang giày quá chật trong thời gian dài.
Vết thâm đen trên bàn chân
Ung thư da có thể làm xuất hiện vết thâm đen trên bàn chân. Nếu bạn thấy xuất hiện những vết thâm đen này ở chân thì bạn nên theo dõi đến chúng để điều trị kịp thời nếu chúng dần lan rộng và biến dạng.
Nóng rát bàn chân
Cảm giác nóng bàn chân phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường có tổn thương thần kinh ngoại vi. Ngoài ra, các bệnh như thận mãn tính, lưu thông máu kém ở chân và bàn chân cũng gây nên hiện tượng nóng ở bàn chân.
Chân nóng rát thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường
Ngón chân có màu trắng, xanh, đỏ
Khi ngón chân của bạn có màu trắng, sau đó chuyển sang xanh nhạt rồi biến thành màu đỏ, cuối cùng trở về với màu bình thường thì đó chính là dấu hiệu của bệnh Raynaud. Bệnh Raynaud cũng có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp và các vấn đề về tuyến giáp.
Vì thế, bạn nên đi gặp bác sỹ ngay khi thấy những dấu hiệu này.
Móng chân vàng
Móng chân thường bị vàng tự nhiên khi lớn tuổi hoặc sơn móng chân trong một thời gian dài. Tuy nhiên, nếu kèm theo hiện tượng giòn, dễ gãy hoặc dễ bong tróc, đó có thể là dấu hiệu bị viêm nhiễm do nấm, có thể dùng giấm để làm nhạt bớt.
Da có vảy, ngứa ngáy hoặc bong tróc
Thông thường do bị nhiễm nấm. có thể điều trị bằng cách thoa kem chống nấm, luôn giữ cho chân khô thoáng và mát suốt cả ngày. Nếu không bị nhiễm nấm, có thể do chàm bội nhiễm hoặc vảy nến, cần phải đi kiểm tra mới xác định được.
Gót chân đau
Gót chân bị đau do dây chằng đỡ bàn chân bị căng, cho dù bạn mang giày quá chật, đi dép xỏ quai hay đi giày đế mềm, đều không làm giảm đau. Đó có thể là dấu hiệu viêm màng gân ở lòng bàn chân. Hãy giảm vận động, mang giày thoải mái và tập luyện duỗi chân hàng ngày.
Vết loét không lành
Mức đường trong máu không kiểm soát được có thể làm dây thần kinh đi xuống chân bị tổn thương, vì vậy, bạn không có cảm giác khi bị vết cắt hoặc cào xước, nếu nghiêm trọng phải cắt cụt chi. Ngoài ra, vết loét không lành còn có thể do bị ung thư da, khối u ác tính có thể đột ngột xuất hiện ở bất kỳ nơi nào, thậm chí giữa hai ngón chân nên cần kiểm tra da chân định kỳ.
Chân luôn luôn lạnh
Tuyến giáp hoạt động giảm khi tuổi trên 40. Sự suy giáp không chỉ làm lạnh chân mà còn làm tóc rụng, mêt mỏi, tăng cân và trầm cảm. Hãy kiểm tra và điều trị cho chân ấm áp trở lại
Megafun
Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh sốt xuất huyết Bệnh sốt xuất huyết là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua véc tơ truyền bệnh là muỗi chứa virus, bệnh dễ lây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt đột ngột, sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài 2-7 ngày với các triệu chứng đau đầu, đau cơ, đau khớp, phát ban, có ban xuất huyết,...