Ăn nhiều thịt nạc gây hại cho sức khỏe?
Nhiều người thường nghĩ rằng, trong thịt mỡ có nhiều chất béo, ăn nhiều không có lợi cho sức khỏe, trong khi đó thịt nạc giàu hàm lượng protein, hơn nữa, hàm lượng chất béo thấp nên có thể ăn nhiều.
Nghiên cứu cho thấy rằng chế độ ăn bao gồm thịt bò nạc mỗi ngày là
Thực tế, quan điểm này hoàn toàn không đúng, không có căn cứ khoa học, ăn nhiều thịt nạc cũng có tác hại đối với sức khỏe của con người.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học về lượng chất béo trong các 100g các loại thịt nạc như sau:thịt thỏ: 2,2g, thịt ngựa là 4,6g, thịt bò là 4,2 ga, thịt lợn nạc là 7,9g.
Nếu như cọi thịt lợn nạc là nguồn thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày mà ăn quá nhiều thì sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về tim mạch như mỡ trong máu cao, xơ cứng động mạch…
Video đang HOT
Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã chứng minh, tác hại đối với sức khỏe của con người khi ăn nhiều thịt nạc thậm chí còn cao hơn khi ăn thịt mỡ, bởi vì thịt nạc trong quá trình chế biến sẽ tự sinh ra một loại chất gây ung thư – cysteine. Cysteine là một loại chất gây tổn thương gen, khiến cho DNA trong cơ thể bị thay đổi. Cysteine trong thịt nạc có thể được đại trang hấp thụ trực tiếp vào trong máu, tỉ lệ mắc ung thư trực trạng của các nước phương Tây cao hơn các nước khác. Điều này có liên quan đến việc họ thường xuyên ăn thịt nạc, đặc biệt là lượng lớn thịt bò.
Do vậy, bạn không nên vì thấy hàm lượng axits béo bão hòa trong thịt nạc ít mà ăn quá nhiều. Thông thường, người trưởng thành mỗi ngày nên ăn 50-100g thịt nạc, đồng thời có thể căn cứ vào cân nặng và mức độ béo để tăng giảm sao cho thích hợp. nếu cần bổ sung vitamin, có thể tăng lượng hấp thụ sữa bò và chế phẩm của đậu.
Các nhà dinh dưỡng cho biết, các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc….tỉ lệ mắc các bệnh ung thư vú, ung thư trực tràng thấp hơn so với các nước phương Tây. Điều này có liên quan đến các loại đậu và chế phẩm đậu của các nước châu Á. Trong đậu có chứa loại chất có thể kìm hãm sự phát triển của chất gây ung thư – cysteine. Chính vì thế, nên ăn ít thịt nạc, ăn nhiều đậu và các chế phẩm của đậu nhằm bảo vệ sức khỏe của bạn.
Mặc dù thịt nạc là nguồn quan trọng cung cấp protein, nhưng nó không phải là nguồn duy nhất. Để đảm bảo dinh dưỡng, trong chế độ ăn uống hàng ngày bạn nên kết hợp thức ăn chính phụ một cách hợp lý, ăn nhiều thêm một chút cá, trứng, sữa và chế phẩm từ đậu sẽ phát huy “tác dụng bổ sung hỗ trợ”, nâng cao chất và lượng protein, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo VnMedia
Những điều lưu ý khi ăn mì ăn liền
Mì ăn liền được sử dụng khá phổ biến, vì khá tiện lợi, rẻ tiền và giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian nấu cho mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, ăn thường xuyên mì ăn liền sẽ gây hại cho sức khỏe.
Gây mất cân bằng về dinh dưỡng
Về giá trị dinh dưỡng, mì ăn liền chủ yếu cung cấp chất bột từ bột mì và 9% chất đạm thực vật. Cũng từ bột mì, nếu trộn khoai tây vào thì hàm lượng đạm sẽ rất thấp, khoai tây chỉ chứa 1-2% protein. Giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền không cân bằng vì thiếu đạm động vật và vitamin từ rau quả tươi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dùng mì ăn liền thay cho các bữa ăn chính hàng ngày vì mì ăn liền thường chỉ cung cấp nhiều calo chứ không đủ cung cấp vitamin hay protein cho cơ thể.
Dầu sử dụng chiên bị ô xy hóa
Mì ăn liền chỉ được xử lý qua công nghệ chiên. Dầu sử dụng để chiên là loại không có lợi cho sức khỏe. Mì chiên có độ ô xy hóa cao. Trong khi đó, ôxy là tác nhân gây ra các bệnh tiểu đường, tim mạch, ung thư. Thành phần chính của gói bột nêm là muối và bột ngọt, lượng thịt, tôm rất hạn chế. Dầu trong gói bột nêm cũng được sử được xử lý chiên, đã bị ôxy.
Mì ăn liền tiện lợi nhưng không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Gây ra nhiều chứng bệnh
Theo các chuyên gia, thường xuyên dùng các sản phẩm ăn liền sẽ tác hại đến gan, tuyến tụy và gây chứng viêm dạ dày. Ngoài ra, mì ăn liền còn ảnh hưởng đến hệ miễn dich, mạch máu gây tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, trong gói gia vị của mì ăn liền chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng. Song những chất này không có dinh dưỡng vàcòn cay nóng, gây bất lợi cho người tăng huyết hoặc có thân nhiệt cao.
Lão hóa sớm: Dầu trong mì ăn liền cũng có thể có chất chống oxy hóa, nhưng nó chỉ có thể làm chậm oxy hóa, trì hoãn thời gian hỏng chứ không thể ngăn chặn hoàn toàn tình trạng mốc hỏng.
Gây ung thư: trong mì ăn liền thường có các chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản... Do lưu trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất, nếu tích tụ lâu trong cơ thể sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.
Ảnh hưởng gan: Trong một môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, những hộp mì ăn liền bằng nhựa khi được ngâm trong nước nóng ở nhiệt độ trên 65 độ C, chất độc hại của nó sẽ ngấm vào thực phẩm, từ đó gây hại cho gan, thận, thần kinh....
Cách chế biến mì ăn liền đúng cách: Luộc mì trong nồi nước sôi; Khi mì đã chín đủ, lấy hết mì ra và đổ bỏ nước sôi; Nấu nồi nước sôi mới, bỏ mì vào trở lại nồi nước sôi, tắt lửa; Sau khi tắt lửa, nước còn đang nóng, bỏ bột nêm vào. Còn nếu bạn muốn ăn mì khô thì lấy mì ra và trộn với bột nêm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu ăn mì ăn liền 3 lần trong mỗi tuần là có thể nguy hại cho cơ thể. Vì vậy, không nên lạm dụng ăn mì gói nhiều, nếu ăn mì trong tô đã gói sẵn mà không tiện để nấu, thì các bạn phải nhớ rửa mì thật kỹ bằng nước sôi trước trước khi dùng.
Theo VnMedia
Giảm cân hiệu quả bằng cách thay đổi thói quen ăn uống Cải thiện thói quen ăn uống sẽ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất để đốt cháy calorie hiệu quả hơn. Những khuyến cáo sau đây trên trang Woman's Day giúp ích rất nhiều trong "cuộc chiến" với trọng lượng. Hạn chế dầu mỡ. Tìm hiểu các công thức nấu ăn hiện đại và lành mạnh khi bắt tay vào việc thực...