Ăn nhiều protein có ảnh hưởng đến tim mạch?
Các chuyên gia tại Đại học Y Washington vừa công bố một kết quả gây bất ngờ về mối liên hệ giữa những người ăn nhiều thịt đỏ và bệnh tim.
Nhiều người cho rằng ăn nhiều protein ( chất đạm) giúp tăng khối lượng cơ bắp, thậm chí không ít người tập trung tăng lượng protein trong khẩu phần ăn hằng ngày và cắt giảm tinh bột với mong muốn giảm cân. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia tại Đại học Y Washington được đăng tải trên Medical News Today cho biết việc ăn nhiều protein có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tim mạch.
Để đưa ra kết quả chính xác về mối liên hệ giữa việc ăn protein và bệnh tim mạch, các chuyên gia đã làm các thí nghiệm trên loài chuột. Cụ thể, các chuyên gia đã cho những con chuột này ăn gấp ba lượng protein bình thường từ 15%-46%. Kết quả cho thấy những con chuột thường xuyên ăn nhiều protein có nguy cơ cao hơn 30% mắc các bệnh về xơ vữa động mạch, ngoài ra bên trong động mạch của những con chuột được dùng thử nghiệm còn xuất hiện nhiều mảng bám gây cản trở lưu thông máu.
Ăn nhiều thịt để cung cấp protein tuy giúp phát triển cơ bắp nhưng gây nhiều tác hại cho tim mạch. Ảnh: Internet
Các mảng bám trong động mạch những con chuột này thường không ổn định, chúng dễ dàng bị phá vỡ gây ảnh hưởng đến thành động mạch, từ đó dễ bị tắc nghẽn làm tăng nguy cơ đau tim. Để ngăn ngừa căn bệnh tim xuất phát từ việc ăn uống nhiều protein, Phó Giáo sư, bác sĩ Babak Razani khuyên rằng chúng ta nên hạn chế ăn thịt động vật và nên ăn nhiều các loại cá và rau củ.
Video đang HOT
Các chuyên gia khuyên rằng nên thường xuyên ăn các loại cá và rau củ thay vì thịt đỏ để bảo vệ tim mạch. Ảnh: Internet
Bác sĩ Babak Razani còn cho biết mối nguy hiểm từ các mảng bám trong động mạch rằng: “Nhiều tế bào chết trong lõi của mảng bám làm cho nó cực kỳ không ổn định và dễ bị vỡ. Khi máu chảy qua mảng bám, là trong bối cảnh huyết đang áp cao, nên gây nhiều khó khăn trong việc tuần hoàn máu. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh đau tim”.
TÚ MINH (LƯỢC DỊCH)
Theo PLO
Mẹo hay: Xác định lượng thức ăn phù hợp với cơ thể chỉ bằng...bàn tay
Việc ghi nhớ các thông số về khối lượng hoặc phần trăm của từng nhóm thức ăn, được khuyến nghị trong khẩu phần ăn hàng ngày quả thật không hề đơn giản. Tuy nhiên với một mẹo nhỏ, bạn có thể tính toán cả một bữa ăn cân đối chỉ cần dùng... bàn tay.
Tổng khẩu phần ăn trong một bữa được các chuyên gia khuyến cáo là không nên vượt quá kích thước của 2 bàn tay, đối với nam và 1 bàn tay, đối với nữ giới.
Protein là một thành phần rất quan trọng trong bữa ăn, dưỡng chất này tham gia vào việc xây dựng các cấu trúc trong cơ thể, tạo ra tế bào mới, chức năng miễn dịch và cả hormone... Các thực phẩm giàu protein là thịt, cá, trứng, sữa và thực vật họ đậu. Trung bình, kích thước của các thành phần cung cấp đạm trong món ăn nên vừa bằng lòng bàn tay của bạn.
Có đến khoảng 65% năng lượng cung cấp cho cơ thể đến từ Carbohydrates. Các loại thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, khoai tây chính là nguồn Carbohydrates chủ chốt trong mâm cơm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm giàu tinh bột trong mỗi bữa ăn nên có kích thước bằng khoảng 1 nắm đấm (đối với cơm), đối với mì, bánh mì có thể nhiều hơn, sẽ đảm bảo cung cấp vừa đủ năng lượng mà cơ thể cần và không khiến bạn bị tăng cân.
Nên hạn chế việc nạp chất béo vào cơ thể, để ngăn ngừa các bệnh lý, đặc biệt là về tim mạch. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là chúng ta hoàn toàn không ăn dầu mỡ, bởi chúng có nhiều dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể cần. Chất béo giúp cung cấp năng lượng, tham gia vào cấu trúc cơ thể, điều hòa hoạt động, bảo vệ cơ thể trước những thay đổi về nhiệt độ.
Bên cạnh đó, chất béo trong bữa ăn còn đóng vai trò hấp thụ và vận chuyển các vitamin tan trong mỡ như A, D, E, K. Khẩu phần ăn cần có sự phối hợp cân đối giữa mỡ động và và dầu thực vật, bởi mỗi loại có một đặc trưng riêng và không thể thay thế hoàn toàn cho nhau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày không nên vượt quá kích thước của 1 đốt ngón tay.
Rau-Củ-Quả cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Ăn nhiều rau của quả giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện thị lực, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giảm cholesterol, phòng ngừa các bệnh về tim mạch và thậm chí là cả ung thư. Lượng thực phẩm từ thực vật nên đầy 2 lòng bàn, đối với đàn ông và 1 lòng bàn tay, đối với phụ nữ.
Đồ tráng miệng, bánh kẹo ngọt, mứt chứa rất nhiều đường. Chính vì vậy, dù ngon miệng đến đâu, bạn cũng không nên ăn quá nhiều nhóm thực phẩm này cùng một lúc, bởi có thể gây ra các vấn đề liên quan đến chuyển hóa đường trong cơ thể. Đối với kẹo, chocolate, mứt chỉ nên ăn lượng bằng khoảng 1 ngón tay cái cho mỗi bữa. Đối với các món tráng miệng khác như bánh bông lan hay kem lượng ăn phù hợp không nên vượt quá một nắm tay của bạn.
Minh Nhật
Theo dantri
Thời điểm nào uống sữa là tốt cho người tiểu đường? Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn thời điểm uống sữa thích hợp, điều này có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Việc kiểm soát đường huyết ở mức an toàn là mục tiêu rất quan trọng cho người tiểu đường. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường vẫn thường chọn sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày. Việc chọn thời điểm...