Ăn nhiều nhưng vẫn… suy dinh dưỡng
Hiện nay có rất nhiều bà mẹ lầm tưởng cứ cho con con ăn nhiều đạm, protein, chất béo… là tốt, là giúp sức khỏe, sức đề kháng của con được cải thiện mà không quan tâm đến liệu hệ tiêu hóa của con mình có hấp thụ được các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ không?
Chị Vũ Mỹ Hạnh, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, con được 26 tháng tuổi nhưng chỉ nặng hơn 10kg dù bữa nào của bé cũng đầy ắp thịt, trứng… Không riêng chị Hạnh mà rất nhiều phụ huynh tin rằng ăn nhiều sẽ béo, sẽ khỏe. Tuy nhiên, dù ăn bao nhiêu đồ ăn thức uống giàu độ đạm mà cơ thể trẻ không hấp thụ được thì ăn bao nhiêu cũng coi như không.
Biểu hiện là cơ thể sẽ “sắt” lại mà không “xỉnh” hay bụ bẫm. Đặc biệt nếu loại thức ăn giàu đạm đó không có những chất hỗ trợ để giúp tiêu hóa tốt thì còn dẫn đến “hiệu ứng” ngược như: làm cho bé bị đi ngoài hoặc phân sống… Chính vì vậy, việc lựa chọn thức ăn cho trẻ là điều vô cùng cần thiết của người mẹ, phải am tường về các chất dinh dưỡng, về cơ thể của trẻ và đặc biệt có thể “lắng nghe” cơ thể của chính con mình, nhất là trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, còi cọc. Nếu không chính họ tự đẩy con mình vào cảnh ăn nhiều cả về lượng và chất nhưng vẫn… suy dinh dưỡng, thiếu chất như con của chị Hạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bên cạnh việc lựa chọn đồ ăn thức uống phù hợp với khả năng hấp thụ của con mình (việc này phải cần đến chuyên gia dinh dưỡng), còn cần lựa chọn có những chất bổ sung hỗ trợ cơ quan tiêu hóa để có thể giúp cơ thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng. Những chất bổ sung cần phải nói đến này là Fructooligosaccharides – FOS (hiện diện trong nhiều loại thực phẩm như măng tây, chuối, yến mạch, tỏi, atisô và rau diếp xoăn) và Galactooligosaccharides GOS (Cấu trúc hóa học của GOS bao gồm galactose và lactose liên kết với nhau, có trong sữa mẹ, sữa bò, dê).
Đây là những chất xơ có vai trò vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời của trẻ. Vì trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện, chưa dễ thích ứng với các chất dinh dưỡng nên dễ dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa hay không hấp thụ thức ăn…
Khi được ăn các loại thực phẩm thức uống giàu các chất xơ nói trên, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ được cung cấp “lương thực” cho hệ vi khuẩn có lợi nằm trong ruột già nhằm kích thích những vi khuẩn này “sinh sôi nảy nở”, làm tiêu hóa tốt cũng như giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng. Và cũng chính các chất xơ này hạn chế vi khuẩn gây hại bằng cách “bẫy” cho nó bám vào các chất xơ thay vì bám vào bề mặt niêm mạc ruột hay dạ dày để “làm khó” việc tiêu hóa. Khi đã bám vào như vậy thì vô hình chung việc sinh sôi nảy nở của các vi khuẩn có lợi sẽ “áp đảo” đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đến giai đoạn phân hủy để ra ngoài, sau khi đi qua ruột non để đến đại tràng nơi, các chất xơ FOS và GOS mới bị chia nhỏ và phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và hệ vi khuẩn chiếm ưu thế, do có khả năng chống lại sự tác động của các enzym đường ruột và tuyến tụy nên GOS và FOS không bị tiêu hóa thì chính trong quá trình di chuyển ấy cũng như tại “bến đỗ” cuối cùng, các chất Gos và Fos đã kịp thời “cấy” vi khuẩn có lợi vào đường tiêu hóa của trẻ. Nhờ vậy, hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt hóa hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng ruột trong giai đoạn hệ miễn dịch chưa trưởng thành và tiêu hóa tốt thức ăn cũng như hấp thụ thức ăn tốt.
Video đang HOT
Hiện nay, Physiolac là một trong các loại sữa công thức có bổ sung các chất xơ này đồng thời đó cũng là thế mạnh của Physiolac. Mục tiêu của Physiolac đề ra là: giúp trẻ tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt. Từ đó dẫn đến sức khỏe tốt. Sức khỏe tốt sẽ tăng sức đề kháng của trẻ. Sức đề kháng của trẻ tốt sẽ giúp trẻ có cơ thể khỏe mạnh.
Duy Hưng
Theo Dân trí
Biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, với các biểu hiện trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn tỏng miệng lâu không chịu nuốt...
Ngoài ra, trẻ biếng ăn thường không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn...
Những nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do thiếu ăn. Người mẹ khi mang thai thiếu ăn (thiếu sắt, canxi, kẽm, các vitamin...), dẫn tới trẻ bị thiếu ăn và suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả là trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn tới lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. Những trẻ sinh thường, đủ cân có thể lười bú mẹ, bỏ bú mẹ hoặc đang ăn sữa ngoài bình thường tự nhiên giảm lượng ăn hoặc bỏ hẳn sữa ngoài. Với trẻ lớn hơn cũng xảy ra tình trạng như vậy. Dẫn tới tình trạng này cũng do thiếu ăn (khẩu phần ăn không cân đối, thiếu chất) nên thiếu vitamin D, vitamin C, vitamin nhóm B, magiê, đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm.
Biếng ăn ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân và cần phải xác định đúng
Nguyên nhân thứ hai là trẻ ốm, mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virút hệ hô hấp, hệ tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột...). Khi trẻ bị nhiễm khuẩn thì hàm lượng các vitamin và các chất khoáng bị mất đi rất lớn, nhất là vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, magiê, B6, sắt, kẽm làm cho trẻ biếng ăn. Hơn nữa, trẻ bị nhiễm khuẩn thường dùng kháng sinh dễ dẫn đến loạn khuẩn đường ruột cùng với các tổn thương thực thể tại hệ tiêu hóa, nên trẻ bị trướng bụng, khó tiêu, càng dễ biếng ăn.
Cho trẻ ăn bổ sung quá sớm, khẩu phần ăn không cân đối có nhiều tinh bột cũng làm cho trẻ biếng ăn. Thường một đôi tuần đầu mới ăn bổ sung thì trẻ ăn rất ngon miệng, sau đó trẻ ăn kém dần do nhu cầu vitamin nhóm B (nhất là vitamin B1), magiê bị thiếu hụt.
Một số nguyên nhân khác nữa như: trẻ mọc răng, viêm loét vùng miệng, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn. Thức ăn không hợp khẩu vị cũng làm cho trẻ biếng ăn.
Cuối cùng, một số trẻ biếng ăn do nguyên nhân tâm lý (gọi là biếng ăn tâm lý). Khi trẻ bị ốm, mọc răng... trẻ dễ bị biếng ăn. Chưa kịp ăn ngon miệng trở lại thì bị người lớn thúc ép ăn, hoặc là trẻ mải chơi trong khi người lớn thúc ép về mặt thời gian cho nên trong các bữa ăn trẻ bị quát mắng, thậm chí bị đánh làm cho các cháu sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát bột, bát cơm là trẻ quay đi, trẻ lớn hơn thì chạy trốn, nhiều cháu cứ hễ thấy bát bột là khóc, buồn nôn. Một số cháu không ăn để "chống đối" cha mẹ.
Cần làm gì?
Để giúp cho trẻ ăn ngon miệng trở lại, cha mẹ các cháu cần phải kiên nhẫn và phối hợp với các bác sĩ dinh dưỡng, bác sĩ nhi loại bỏ nguyên nhân gây biếng ăn.
Nên có một chế độ dinh dưỡng và thuốc dành riêng cho trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân.
Phòng chống bệnh còi xương, bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay từ tháng tuổi thứ 2, liên tục cho đến ít nhất 5 tuổi.
Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như: magiê, kẽm.
Đặc biệt là không được lạm dụng kháng sinh.
Giảm đau trong quá trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng. Thường thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng mà cho đó là điều bình thường, nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn vì sợ đau.
Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều.
Để giải quyết tình trạng biếng ăn bệnh lý, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng
Theo SKDS
Nguyên nhân trẻ chậm mọc răng Trẻ chậm mọc răng do thiếu dinh dưỡng Hỏi: Con tôi được gần thôi nôi (11 tháng), nặng 9kg, cao 75cm. Cháu đã có thể tự vịn đứng lên và đi được nhưng bé vẫn chưa mọc được cái răng nào. Tôi cho đi khám thì bác sĩ nói là không sao nhưng tôi lo lắm, tại sao vậy? Dương Thu Trang (quận...