Ấn – Nhật bàn hợp tác phát triển thủy phi cơ

Theo dõi VGT trên

Ấn Độ và Nhật Bản đang đàm phán để cùng phát triển một thủy phi cơ tìm kiếm và cứu nạn tên gọi US-2 và Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera, đang có chuyến thăm New Delhi, đã thảo luận vấn đề này với người đường cấp Ấn Độ A.K. Antony.

Ấn - Nhật bàn hợp tác phát triển thủy phi cơ - Hình 1

Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera (trái) và người đồng cấp Ấn Độ A.K. Antony bắt tay ngày 6/1.

`Các nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay vấn đề hợp tác phát triển thủy phi cơ đã được đưa ra thảo luận trong cuộc hội đàm giữa Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera và người đồng cấp Ấn Độ A.K. Antony tại thủ đô New Delhi ngày 6/1. Ông Onodera đang có chuyến thăm Ấn Độ kéo dài 4 ngày.

Các nhà phân tích nói rằng việc hợp tác phát biển thủy phi cơ US-2 tại Ấn Độ sẽ giúp đẩy mạnh quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh trong chuyến thăm tới Nhật Bản hồi năm ngoái đã thiết lập một nhóm công tác chung để tìm hiểu cách thức hợp tác về US-2. Tuy nhiên, các nguồn tin trong hải quân Ấn Độ cho hay tổng số máy bay cần chế tạo phải được ấn định vì chỉ khi đó Nhật Bản mới có thể đưa ra giá.

Các cuộc thảo luận về US-2 dự kiến sẽ bắt đầu giữa hai nước trong năm nay, một nguồn tin từ Bộ quốc phòng Ấn Độ cho biết.

Trong khi đó, một thông báo cáo chí của Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay 2 bộ trưởng quốc phòng đã quyết định sẽ tiến hành các chuyến thăm cấp cao giữa 2 nước hàng năm. Bộ trưởng quốc phòng Ấn Độ sẽ thăm Nhật Bản trong năm nay và hai nước sẽ tổ chức cuộc Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 4 cùng năm.

Giới phân tích miêu tả quan hệ chiến lược Ấn-Nhật là một phần trong nỗ lực nhằm xây dựng một mối quan hệ đối tác để chống lại sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Video đang HOT

Cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng Ấn-Nhật ngày 6/1 cũng tập trung vào các vấn đề như an ninh hàng hải, các biện pháp chống cướp biển, tự do hàng hải và duy trì an ninh liên lạc của các tuyến đường biển nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại hàng hải.

Hải quân 2 nước đã tổ chức cuộc diễn tập chung đầu tiên ngoài khơi bờ biển Ấn Độ hồi tháng 12 năm ngoái. Hải quân Ấn Độ đã triển khai tàu khu trục tàng hình tự chế INS Satpura, tàu khu trục tên lửa INS Ranvijay và tàu hộ tống INS Kuthar cho cuộc tập trận. Phía Nhật Bản triển khai 2 tàu khu trục tên lửa JS Ariake và JS Setogiri.

Chuyến thăm New Dehli của Bộ trưởng quốc phòng Nhật Itsunori Onodera diễn ra trước chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tới Ấn Độ vào cuối tháng này.

Theo Dantri

Điểm mặt đội tàu ngầm ở Đông Nam Á

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á mới nhất sở hữu tàu ngầm, khi chiếc tàu ngầm lớp Kilo cải tiến đầu tiên trong Dự án 636 ký với Nga được chuyển về cảng Cam Ranh vào ngày 31/12 vừa qua.

Điểm mặt đội tàu ngầm ở Đông Nam Á - Hình 1

Chiếc tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu thông thường lớp Varshavyanka Dự án 636 của Nga hay lớp Kilo nâng cấp được chuyển từ cảng St. Petersburg của Nga trên chiếc tàu vận tải hạng nặng Rolldock Sea. "Hộ tống" chiếc tàu ngầm đầu tiên trong số 6 tàu ngầm Việt Nam đặt mua của Nga là đội chuyên gia của Xưởng đóng tàu Admiralty ở St. Petersburg. Họ sẽ đảm nhiệm những công việc cuối cùng trên chiếc tàu ngầm trước lễ chuyển giao chính thức sắp tới. Chiếc tàu ngầm dự kiến sẽ được đạt tên là HQ 182 Hà Nội. 5 chiếc còn lại trong Dự án 636 dự kiến sẽ được chuyển giao hết vào năm 2016.

Hồi cuối tháng 11 vừa qua, trong chuyến thăm Ấn Độ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, thông tin Ấn Độ sẽ hỗ trợ huấn luyện tới 500 thủy thủ Việt Nam cho các tàu ngầm đã được công bố. Đây là một phần trong chương trình hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Theo giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quân sự châu Á của Úc, việc huấn luyện sẽ được thực hiện tại trung tâm huấn luyện tàu ngầm hiện đại của Hải quân Ấn Độ INS Satavahana tại Visakhapatnam. Bản thân Hải quân Ấn Độ đã vận hành các tàu ngầm Kilo của Nga từ tận giữa những năm 1980.

Cũng theo giáo sư Carl Thayer, sự hiện diện của tàu ngầm HQ 182 Hà Nội đúng vào thời điểm hải quân các nước trong khu vực đang thúc đẩy chương trình hiện đại hóa hải quân, trong đó việc sở hữu tàu ngầm thông thường được coi trọng.

Từ tận năm 1967, Indonesia đã trở thành một trong những nước Đông Nam Á đầu tiên sở hữu khả năng dưới lòng biển khi nhận "mẻ" tàu ngầm lớp Whiskey của Liên Xô. Sau đó đội tàu ngầm này được thay thế bằng 2 tàu ngầm diesel của Tây Đức vào năm 1978.

Năm 2012, Bộ Quốc phòng Indonesia đã công bố kế hoạch mở rộng hạm đội tàu ngầm của mình lên 12 chiếc vào năm 2020. 12 chiếc này là con số tối thiểu cần có để bao quát những điểm chiếm lược hay những tuyến đường biển quan trọng ra vào quốc đảo này.

Hiện tại Indonesia đã đặt hàng 3 chiếc tàu ngầm U-209 và chúng đang được Daewoo Shipbuilding and Marine Engineering, Hàn Quốc, phối hợp cùng PT PAL của Indonesia sản xuất. Hạm đội tàu ngầm này dự kiến sẽ được chuyển giao khoảng từ năm 2015-2016.

Ngoài ra, Indonesia cũng đang xem xét 2 lựa chọn. Thứ nhất là mua và nâng cấp các tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Một nhóm kỹ thuật viên nước này, do Tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Marsetio, dẫn đầu sẽ thăm Nga vào tháng này nhằm thị sát các tàu và vũ khí đi kèm. Với lựa chọn này, giá cả và hiệu quả hoạt động của tàu sẽ được xem xét.

Các nguồn tin Indonesia cho hay lựa chọn tàu Kilo khả thi bởi tàu có thể được trang bị hoặc tên lửa siêu thanh Yakhont hoặc tên lửa hành trình Klub-S. Tên lửa hành trình Klub-S có thể b.ắn dưới nước và tấn công cả các mục tiêu trên mặt đất, cách xa tới 400km.

Lựa chọn thứ hai của Indonesia là mua tàu ngầm mới của Hàn Quốc. Lựa chọn này "hấp dẫn" bởi tàu ngầm mới phù hợp với hạ tầng cầu cảng hiện nay.

Các nguồn tin báo chí cũng cho thấy tàu ngầm mới của Indonesia sẽ neo đậu tại căn cứ hải quân Palu mới được xây dựng tại Trung Sulawesi. Những tàu ngầm này có thể hoạt động ở vùng nước sâu quanh các đảo miền đông củaIndonesia.

Trong kkhi đó cuối tháng 11 vừa qua, Singapore tuyên bố đã ký thỏa thuận mua 2 tàu ngầm thông thường mới Type 218SG của ThyssenKrupp Marine Systems ở Đức. Hợp đầu mua bán bao gồm cả đào tạo thủy thủ tại Đức.

Tàu ngầm của Singapore sẽ dược trang bị hệ thống đẩy khí độc lập và dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm 2020. Tàu ngầm mới sẽ thay thế cho 4 chiếc tàu ngầm cũ lớp Challenger và sẽ gia nhập cùng 2 chiếc tàu ngầm lớp Archer mới được tân trang (trước kia là tàu lớp Vstergtland của Thụy Điển) để tạo thành hạm đội dưới lòng biển của Singapore.

Còn Malaysia đã sở hữu hai tàu ngầm lớp Scorpène của Pháp sau hợp đồng ký kết năm 2002. 2 tàu RMN Tunku Abdul Rahman và RMN Tun Abdul Razak đã lần lượt được đưa vào phục vụ trong hải quân năm 2007 và 2009. Chúng được "đồn trú" tại Sepanggar, Sabah. Tháng 5/2012,Malaysia cho biết việc mua thêm tàu ngầm phụ thuộc vào nguồn quỹ cho phép. Cũng năm này, Malaysia đã ký một hợp đồng mua một tàu ngầm Escape và tàu cứu hộ tàu ngầm sẽ được sản xuất ở Singapore.

Tháng 6/2013, tướng quân sự cấp cao của Myanmar Min Aung Hlaing đã tham gia đàm phán với giới chức Nga về việc mua 2 tàu ngầm lớp Kilo. Cũng cùng tháng có thông tin cho biết 20 sỹ quan đã bắt đầu được làm quen và huấn luyện cơ bản về tàu ngầm ở Trung tâm huấn luyện tàu ngầm PNS Bahadur tại Pakistan. Những thông tin này cho thấy Myanmar có ý định thành lập một lực lượng tàu ngầm vào năm 2015.

Vào tháng 4/2011, Thái Lan bước vào thị trường mua 2 trong 6 chiếc tàu ngầm diesel đã "về hưu" Type 206A của Đức với giá 220 triệu USD. Với trọng tải rẽ nước 550 tấn, chúng nằm trong số những tàu ngầm tấn công nhỏ nhất thế giới. Tuy nhiên, Thái Lan có thay đổi chính phủ vào tháng 7/2011 và những khác biệt nội bộ giữa Bộ trưởng Quốc phòng mới và Hải quân khiến dự án bị gác lại.

Tháng 10/2013, có thông tin cho thấy Hải quân Hoàng gia Thái sẽ đưa việc mua 3 tàu ngầm vào kế hoạch mua bán 10 năm tới. Trong khi đó Thái Lan đã bắt đầu xây dựng các cơ sở cho một trung tâm huấn luyện tàu ngầm và một căn cứ tại căn cứ hải quân Sattahip tại Chon Buri. Căn cứ này dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 3 năm nay và sẽ được trang bị một Trung tâm huấn luyện chỉ huy tàu ngầm.

Năm ngoái Hải quân Hoàng gia Thái đã cử 80 sỹ quan tham gia khóa đào tạo tàu ngầm kéo dài 32 tuần ở Đức và 10 sỹ quan khác tham gia khóa huấn luyện 8 tuần ở Hàn Quốc.

Còn Philippines, trong những năm đầu dưới sự nắm quyền của Tổng thống Aquino, tàu ngầm được cho là nằm trong "danh sách ưu tiên" của Bộ Quốc phòng, theo một chương trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Song kế hoạch sở hữu tàu ngầm này có vẻ như đã lặng lẽ được dỡ bỏ.

Theo giáo sư Carl Thayer, trong vòng 5 năm tới 1 thập niên tới, các vùng biển ở Đông Nam Á và đặc biệt là Biển Đông, sẽ chứng kiến việc gia tăng đáng kể các tàu ngầm thông thường ở các nước khu vực. Theo ông vì vậy mà Biển Đông càng "nóng" hơn.

Giáo sư Úc cho rằng việc sở hữu các lực lượng tàu ngầm sẽ tăng chiều thứ tư cho khả năng chiến đấu trong khu vực, ngoài đối không, đối đất và đối hạm. Tàu ngầm cũng có khả năng do thám và thu thập thông tin tình báo, đặt mình, chống hạm và tấn công tầm xa.

Nhưng theo giáo sư, các lãnh đạo hải quân Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thảo luận rất ít về việc ứng dụng chiều thứ tư này. Và rất ít nước ASEAN được trang bị hỗ trợ tàu ngầm ở mức cơ bản nhất khi tàu gặp nguy hiểm. Chỉ có Singapore và Malaysia là trường hợp ngoại lệ. Cuối năm 2008, Singapore đã thiết lập tàu cứu hộ nhanh MV Swift Rescue, một tàu hỗ trợ tàu ngầm được trang bị 2 tàu tìm kiếm và cứu hộ nước sâu.

Singapore cũng đã đi tiên phong trong việc khuyến khích phối hợp cứu hộ tàu ngầm giữa các hải quân trong trường hợp xảy ra tai nạn bất ngờ. Thỏa thuận đã được ký với Úc, Indonesia và Việt Nam.

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump
06:57:08 03/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Thông điệp của đội ngũ ông Biden: Thay đổi ứng viên tổng thống lúc này là một sai lầm
06:01:41 04/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden phản ứng về quyền miễn trừ truy tố với ông Trump
15:08:13 02/07/2024
Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo
20:14:00 02/07/2024
Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?
07:00:42 03/07/2024

Tin đang nóng

Lộ địa điểm Midu hưởng tuần trăng mật sang chảnh
06:33:28 04/07/2024
Cô đào có cuộc đời bi đát nhất: Uống thuốc vì chồng bỏ rơi, 21 t.uổi ôm con ngã quỵ bởi câu nói như dao găm
07:00:00 04/07/2024
Dàn thí sinh gây bất ngờ tại Sơ khảo Miss Grand Vietnam 2024, 1 nhân vật 2 lần out top cũng có mặt
06:52:53 04/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì không sinh được con, vừa cưới chồng mới thì có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong chị tôi lại phải ly hôn tiếp
08:31:31 04/07/2024
Mỹ nhân cổ trang gây bão MXH với nhan sắc đẹp hơn tranh vẽ, netizen tấm tắc khen "tạo hình xuất sắc nhất sự nghiệp"
06:27:13 04/07/2024
Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập cuối: Tất cả các nhân vật đều có cái kết đẹp trừ một người
06:18:43 04/07/2024
Khi mỹ nhân Việt đeo kim cương đắt giá do chồng tặng, người cuối cùng xỏ nhẫn 22 tỷ "gây sốt" cõi mạng
10:39:22 04/07/2024
"Bạn trai quốc dân" Hoa ngữ sau 8 năm giờ già như ông chú hói đầu gây choáng, netizen "lác mắt" không nhận ra
06:21:41 04/07/2024

Tin mới nhất

Đằng sau việc Armenia công nhận nhà nước Palestine và phản ứng của Israel

10:40:47 04/07/2024
Đây là thời điểm thử thách đối với quan hệ Armenia - Israel. Hành động của Armenia được đưa ra khi cuộc xung đột ở Gaza vẫn tiếp diễn đã gửi đi những tín hiệu sai đến những bên đang giao chiến.

Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế

10:38:42 04/07/2024
Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại.

Chính phủ Nhật Bản vui mừng khi 'chia tay' được đĩa mềm

08:55:30 04/07/2024
Đến giữa tháng 5, Cơ quan Kỹ thuật số của Nhật Bản đã loại bỏ tất cả 1.034 quy định quản lý sử dụng đĩa mềm, ngoại trừ một quy định nghiêm ngặt về môi trường liên quan đến tái chế.

Chuyến thăm của đội tàu Nga tới Venezuela thúc đẩy hòa bình và hợp tác

08:53:23 04/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương

07:05:31 04/07/2024
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.

Đ.ánh bom ở miền Bắc Pakistan khiến một cựu thượng nghị sĩ t.hiệt m.ạng

07:03:28 04/07/2024
Bajur là một trong một số huyện bộ lạc ở biên giới với Afghanistan, khu vực từ lâu đã là nơi trú ẩn của các chiến binh Hồi giáo cực đoan hoạt động ở cả hai bên biên giới.

Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

05:59:21 04/07/2024
Trung Quốc và EC đã có một số cuộc đàm phán và dự kiến trong tuần này sẽ diễn ra các cuộc đàm phán kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề trợ cấp cho xe ô tô điện.

Các quốc gia đang ngồi trên khối nợ 91.000 tỷ USD

05:35:33 04/07/2024
Khi gánh nặng nợ nần chồng chất trên khắp thế giới, các nhà đầu tư ngày càng lo lắng. Ở Pháp, bất ổn chính trị đã làm trầm trọng thêm mối lo ngại về nợ quốc gia, khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Tấn công bằng dao gây thương vong ở trung tâm thương mại Israel

05:12:13 04/07/2024
Vụ việc xảy ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong cộng đồng người Palestine ở Israel và tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng khi cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nổ ra ở Dải Gaza từ tháng 10 năm ngoái.

Thủ tướng Hungary nói về lý do Tổng thống Ukraine từ chối đề xuất ngừng b.ắn

05:09:42 04/07/2024
Thay vào đó, Ukraine đã đề xuất Thụỵ Sỹ đứng ra tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu vào tháng 6 vừa qua mà không có sự tham gia của Moskva để xem xét các bước đi tới hòa bình.

NATO nhất trí duy trì mức hỗ trợ quân sự cho Ukraine

05:06:24 04/07/2024
Trong diễn biến liên quan, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 2/7 cho biết Mỹ sẽ cung cấp gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,3 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm các vũ khí phòng không và chống tăng quan trọng.

Thủ tướng Pháp: Mặt trận cộng hòa có thể thành công

05:04:21 04/07/2024
Ngày 3/7, bà Le Pen cho biết sẽ liên hệ với các đảng khác nếu RN không đạt được đa số tuyệt đối. Ứng cử viên Thủ tướng của bà, ông Jordan Bardella, đã khẳng định sẽ từ chối thành lập chính phủ nếu không có sự ủy nhiệm đủ mạnh.

Có thể bạn quan tâm

'Ông hoàng của những cú twist' M.Night Shyamalan trở lại với phim kinh dị tâm lý mới 'Trap - Bẫy'

Phim âu mỹ

13:14:07 04/07/2024
Vừa qua, hãng phim Warner Bros. đã chào đón sự trở lại của ông hoàng của những cú twist M.Night Shyamalan với tác phẩm mới mang tên Trap (tựa Việt: Bẫy).

Chàng phi công quân sự tiết lộ chuyện tình 'yêu nhanh cưới vội' với vợ xinh đẹp

Tv show

13:09:18 04/07/2024
Trong chương trình Vợ chồng son phiên bản quân đội, câu chuyện tình yêu và hôn nhân của phi công Trịnh Xuân Tình và cô vợ xinh đẹp thu hút sự quan tâm của khán giả.

Hải Phòng: Tăng cường phòng ngừa ngộ độc tại bếp ăn tập thể

Sức khỏe

13:07:59 04/07/2024
Ngay sau khi năm bắt thông tin, cơ quan chức năng TP. Hải Phòng đã khẩn trương vào cuộc chỉ đạo quan tâm, chăm sóc cho các công nhân; đồng thời xác minh, làm rõ nguyên nhân xảy ra sự việc để xử lý theo quy định.

AMEE khiến khán giả "dậy sóng" với phiên bản 'Trái đất ôm Mặt trời' cùng Kai Đinh, GREY D trong 'SUMMERROOM'

Nhạc việt

13:02:08 04/07/2024
Tối ngày 1/7, Kai Đinh tiếp tục phát hành ca khúc Trái đất ôm Mặt trời kết hợp cùng AMEE và GREY D, tiếp nối thành công của ca khúc điều vô tri nhất thuộc dự án SUMMERROOM Band Session.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 88: Lâm nhận lời sửa hình xăm sai chính tả cho học trò

Phim việt

12:59:31 04/07/2024
Lâm mặc dù rất bực vì Long học hành chưa đến nơi đến chốn mà đã dám tự ý đi hành nghề k.iếm t.iền nhưng anh vẫn quyết định thay học trò sửa sai.

Khoảnh khắc 8 cầu thủ động viên khi Ronaldo khóc, Bồ Đào Nha chưa bao giờ đoàn kết như thế

Sao thể thao

12:47:44 04/07/2024
Ronaldo đã khóc, đó là giọt nước mắt khi anh bỏ lỡ cơ hội mười mươi trên chấm penalty. Khoảnh khắc thủ môn Jan Oblak của Slovenia cản phá penalty thành công cũng là giọt nước tràn ly .

V (BTS) - Thần tượng K-Pop được tìm kiếm nhiều nhất trên Google nửa đầu năm 2024

Nhạc quốc tế

12:41:27 04/07/2024
Google mới đây đã công bố danh sách những ngôi sao được tìm kiếm nhiều nhất trên nền tảng này trong nửa đầu năm 2024. Dữ liệu được thu thập từ 1/1 đến 30/6/2024.

Danh sách nhân vật trong Zenless Zone Zero

Mọt game

12:16:10 04/07/2024
TrongZenless Zone Zero, nhân vật sẽ thuộc các thế lực khác nhau, với 5 hệ, 3 phong cách chiến đấu chủ đạo, 5 chuyên môn và 2 cấp bậc. Cấp A tương ứng với nhân vật 4 sao, cấp S tương ứng với nhân vật 5 sao.

Du lịch Cửa Hội có những gì?

Du lịch

12:05:02 04/07/2024
Năm nay, nếu bạn vẫn chưa có gợi ý về điểm đến thì hãy lựa chọn biển Cửa Hội để trải nghiệm và khám phá. Biển Cửa Hội được biết đến là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở khu vực Bắc Trung Bộ.

5 phim Hàn dở nhất nửa đầu 2024: Hạng 1 bị coi là "nỗi nhục" của nhà đài

Phim châu á

11:57:56 04/07/2024
Ban đầu bộ phim Người Thừa Kế Bất Khả Thi thu hút sự chú ý của người xem nhờ sự góp mặt của 2 nam diễn viên trẻ Lee Jae Wook, Lee Jun Young cùng nội dung lôi cuốn về hành trình vượt lên của các thanh niên tham vọng.

Cách làm bao tử heo khìa nước dừa miền Tây giòn giòn thơm phức, ăn với cơm hay nhậu đều thích hợp

Ẩm thực

11:57:41 04/07/2024
Bao tử khìa nước dừa mang lại một trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị, với sự kết hợp hài hòa giữa độ giòn dai của bao tử và vị béo ngậy, đậm đà của nước dừa cùng các gia vị khác.