Ăn ngọt vào hạ đường huyết càng nặng, vì sao?
Hiện tượng chị mô tả là dấu hiệu của tình trạng “ hạ đường huyết phản ứng sau ăn”, nguyên nhân không phải do đói như những cơn hạ đường huyết thông thường, mà là do ăn cùng lúc quá nhiều tinh bột – đường.
Bạn đọc Nguyễn Thị Anh D. (anhnguyen…@gmail.com) hỏi: Tôi hay bị hạ đường huyết nên mang theo kẹo và nước ngọt. Có lần tôi ăn xong thấy hơi mệt, sợ hạ nên uống hết chai nước ngọt mà vẫn còn các biểu hiện hạ đường huyết như xây xẩm, run tay, muốn ngất… Phải chăng tôi đã bước vào tuổi trung niên nên bệnh nặng thêm, mất tác dụng?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Hiện tượng chị mô tả là dấu hiệu của tình trạng “hạ đường huyết phản ứng sau ăn”, nguyên nhân không phải do đói như những cơn hạ đường huyết thông thường, mà là do ăn cùng lúc quá nhiều tinh bột – đường. Khi đó, tuyến tụy cố gắng tăng tiết insulin để xử lý lượng đường tăng đột biến trong máu, đôi khi lượng insulin quá nhiều dẫn đến phản ứng ngược làm hạ đường huyết. Chị hơi mệt lại uống thêm cả chai nước ngọt nên phản ứng càng nặng.
Video đang HOT
Không nên ăn, uống cùng lúc quá nhiều đồ ngọt, tinh bột để phòng tránh tình trạng hạ đường huyết sau ăn (ảnh chỉ mang tính minh họa)
Cách phòng tránh là chị không nên ăn, uống cùng lúc quá nhiều đồ ngọt, tinh bột. Lưu ý nước ngọt sẽ dễ làm hạ đường huyết sau ăn hơn thức ăn ngọt bởi dạng lỏng thường hấp thu nhanh hơn.
Nên ăn nhiều bữa trong ngày và ăn đúng giờ. Nếu bị hạ đường huyết do đói mà chưa kịp ăn, thì ăn tạm một ít bánh kẹo là đủ. Nếu tình trạng diễn ra quá thường xuyên hoặc đã cải thiện thói quen ăn uống mà vẫn bị thì chị nên đi khám chuyên khoa nội tiết để tầm soát các bệnh lý liên quan đến gan, tụy.
Đau bao tử liên tục, phải làm sao?
Bạn đọc Trần Nguyên (nguyent...@gmail.com) hỏi: Suốt nửa năm nay tôi bị đau bao tử liên tục, uống thuốc thì đỡ nhưng vài ngày đau lại. Bệnh này có thể nào trị dứt không? Đợt này tôi làm việc khuya và nhậu với đối tác nhiều, có liên quan không?
Ảnh minh họa
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), trả lời: Đau dạ dày (đau bao tử) là từ ngữ thường gọi để diễn tả tình trạng viêm loét niêm mạc vùng dạ dày, tá tràng, tùy mức độ sẽ điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật khi viêm loét nặng.
Khi trị bệnh này phải song song với điều chỉnh lối sống: ăn đúng giờ; giảm gia vị chua, cay; kiêng rượu, bia; giảm stress; tập thể dục thể thao thường xuyên...
Trường hợp đã bị đau tái đi tái lại như anh thì nên ngừng việc tự mua thuốc uống, đến khám chuyên khoa tiêu hóa, nội soi dạ dày tá tràng, làm Clo-test để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây viêm loét niêm mạc dạ dày tá tràng, có nhiễm HP (Helicobacter pylori) hay không.
Việc bệnh tái đi tái lại sẽ làm tăng nguy cơ các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa (do ổ loét xâm lấn mạch máu), thậm chí là ung thư dạ dày.
Vì vậy anh không nên chậm trễ việc đi khám nữa. Để càng lâu, cơ hội điều trị thành công của bệnh càng giảm, đặc biệt là nếu anh vẫn không ngưng rượu, bia, vẫn ăn uống thất thường, lạm dụng các thuốc giảm đau... thì căn bệnh dạ dày sẽ khó lành.
Bồi bổ đúng cách trong mùa Covid-19 Ăn uống giàu dinh dưỡng là lời khuyên phổ biến trong mùa dịch bệnh nhưng tẩm bổ không khoa học, nhất là khi cơ thể có bệnh lại gây tác dụng ngược. Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), việc bồi bổ cho người lớn tuổi, có...