Ăn ngó sen: Trước khi ăn cần lưu ý 3 điều để tránh rước bệnh
Ngó sen ngon bổ nên vào mùa thu, người ta thường tận dụng để ăn loại thực phẩm này. Tuy nhiên, nếu ăn thực phẩm này không đúng cách có thể khiến bạn rước bệnh vào thân.
Ngó sen ăn vào mùa thu được coi là thần dược chăm sóc sức khỏe, đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh…
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, ngó sen chứa đến 70% tinh bột cùng nhiều khoáng chất, vitamin rất bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin A, B, C. Đặc biệt, hàm lượng vitamin C cao tới 44mg trên 100g, nhiều hơn chanh và cam. Không chỉ là món ăn ngon, đem lại nhiều dinh dưỡng, ngó sen còn được sử dụng làm thuốc.
Ngó sen ngon bổ nên vào mùa thu, người ta thường tận dụng để ăn loại thực phẩm này. Tuy nhiên, nếu ăn thực phẩm này không đúng cách có thể khiến bạn rước bệnh vào thân. Giới chuyên gia khuyến cáo, khi ăn ngó sen cần lưu ý những điều quan trọng sau:
1. Không ăn ngó sen sống
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), ngó sen nằm trong nhóm những loại rau thủy sinh nên thường mang ấu trùng, khi vào cơ thể người sẽ sản sinh sán.
Video đang HOT
Như chúng ta đã biết, ngó sen vốn sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới đáy nước của các đầm, ao, hồ nên ngó sen rất dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ môi trường sống này. Ngoài một số bệnh truyền nhiễm về đường tiêu hoá thường gặp, ngó sen còn là nơi trú ẩn lý tưởng của ấu trùng sán lá ruột.
Ngó sen vốn sinh trưởng và phát triển trong bùn dưới đáy nước của các đầm, ao, hồ nên ngó sen rất dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm từ môi trường sống này.
Đây là một loại sán lá thường ký sinh trong ruột người hoặc một số loài gia súc, đặc biệt là lợn. Thông qua đường tiêu hóa, loại sán này sẽ xâm nhập vào cơ thể của chúng ta. Khi bị nhiễm bệnh, trong giai đoạn đầu, người bệnh chỉ bị thiếu máu nhẹ, mỏi mệt, sức khoẻ giảm sút.
“Nguy cơ này cao hơn nếu ngó sen được nuôi trồng ở vùng nước dễ bị ô nhiễm. Do đó, tốt nhất không nên ăn ngó sen sống, nên nấu chín kỹ trước khi ăn để đảm bảo không bị lây nhiễm sán”, chuyên gia khẳng định.
2. Không ăn ngó sen thường xuyên
Dù ngó sen rất tốt nhưng lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên. “Ngó sen có tính hàn, nên hạn chế ăn, không nên ăn thường xuyên. Hạn chế cho trẻ em sử dụng, đặc biệt là trẻ có tỳ vị không tốt”, lương y nhấn mạnh.
Dù ngó sen rất tốt nhưng lương y Bùi Hồng Minh khuyến cáo không nên ăn loại thực phẩm này thường xuyên.
3. Mắc những bệnh sau không nên ăn ngó sen
Bệnh nhân tiểu đường
Do ngó sen giàu tinh bột nên nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều ngó sen. Nếu muốn ăn thì cũng cần phải hỏi ý kiến bác sĩ của mình để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Người bị dạ dày
Ngó sen nhiều chất xơ, người bị chứng kích thích đại tràng, chướng bụng và viêm loét đại tràng nên tránh ăn vì càng dễ gây đầy bụng, khó tiêu.
Mẹo giúp ngó sen không bị thâm khi chế biến
Để ngó sen không bị thâm, bạn nhặt sơ và cắt thành khúc vừa ăn. Sau đó ngâm với một ít muối và một ít nước cốt chanh, để một lúc là được. Hoặc có một cách khác là nhúng ngó sen vào nước đang sôi rồi vớt ra ngay. Cho ngó sen ngâm với một ít muối rồi sau đó dùng nước trong rửa sạch.
Theo afamily
Hội thảo về khám chữa các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, bệnh hô hấp
Ngày 10-9, tại Hà Nội, Cục Y tế (Bộ Công an) khai mạc Hội thảo khoa học "Kết hợp Y học cổ truyền (YHCT) kết hợp với Y học hiện đại (YHHĐ) trong khám điều trị, phòng các bệnh lý rối loạn chuyển hóa và các bệnh lý đường hô hấp". Thiếu tướng Nguyễn Khắc Thủy, Cục trưởng Cục Y tế chủ trì Hội thảo.
Với hơn 40 báo cáo tham luận đa dạng, cập nhật kiến thức mới và chuyên sâu, các đại biểu đã được giới thiệu nhiều nghiên cứu hoa học như: Nghiên cứu bào chế viên nén bao phim Thanh não I và đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh tăng huyết áp có rối loạn chuyển hóa liqid; Cập nhật chẩn đoán và điều trị đái tháo đường typ II; Y học cổ truyền trong điều trị hỗ trợ và điều trị biến chứng của đái tháo đường; Chẩn đoán, điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; Điều trị Hen, COPD theo y học cổ truyền...
Các đại biểu tham dự Hội thảo.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, nhằm tìm kiếm những phương thức mới, thảo luận về những khó khăn thách thức, chia sẻ kinh nghiệm điều trị tại các cơ sở y tế Công an trong công tác khám chữa bệnh kết hợp YHCT-YHHĐ... nhằm nâng cao chất lượng công tác khám, chẩn đoán, điều trị, phòng các bệnh lý rối loạn chuyển hóa, các bệnh lý đường hô hấp; từ đó góp phần nâng cao công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân và cán bộ chiến sĩ.
Theo Ban tổ chức, Hội thảo sẽ diễn ra trong 4 ngày, từ 10 - 13-9-2019.
Minh Quân
Theo CAND
Điều trị chảy máu cam bằng bài thuốc đơn giản Chảy máu cam là một hiện tượng thường gặp. Đa số các trường hợp, máu sẽ ngưng chảy khi khi bạn đè lên mũi. Tuy nhiên, với một số người thường xuyên phải đối mặt với vấn đề này thì nên áp dụng một số phương pháp chữa trị chảy máu cam đơn giản, hiệu quả. Điều trị chảy máu cam bằng bài...