Ăn món ngán mà chẳng thấy ngán
Con ngán mang tiếng là ngán chăng chứ đứng xét về độ thơm ngon của chúng thì ăn chẳng bao giờ thấyngán.
Dẫu con ngán sống phổ biến ở các vùng ven biển nhưng có lẽ theo nhiều người đã thưởng thức thì không ở đâu con ngán ngon được như ngán sống tại khu vực cửa sông Bạch Đằng nơi giáp ranh giữa Quảng Ninh và Hải Phòng.
Con ngán là loài nhuyễn thể sống ở vùng nước mặn và nước lợ trải dài suốt từ Nam chí Bắc. Trông vẻ bên ngoài con ngán lớn hơn con ngao và có vỏ sần sùi màu trắng do sống sâu dưới đáy cát. Khi ở dưới nước, ngán thường thò chiếc xúc tu to và dài để thở và kiếm thức ăn, nếu thấy mặt nước động là chui nhanh xuống dưới bùn để trốn kẻ thù. Ngán là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Trong thịt ngán có đầy đủ các chất protit, gluxit, lipit, nhiều vitamin và những chất khoáng cần thiết cho cơ thể.
Vào mùa ngán, các ngư dân khai thác ngán thường phải lội rất sâu dưới bùn mới có thể móc được con ngán, có thể như thế mà con ngán mang tiếng là ngán chăng chứ đứng xét về độ thơm ngon của chúng thì ăn chẳng bao giờ thấy ngán.
Hấp dẫn với món ngán nướng.
Ngán bắt được hay mua về cho vào chậu nước rửa sạch bùn bám sau đó cho vào chậu nước vo gạo, hoặc nước ấm ngâm khoảng 2 – 3 giờ cho chúng nhả hết cát rồi vớt ra. Từ con ngán có thể chế biến được nhiều món ăn ngon và bổ được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như ngán luộc, ngán nướng, gỏi ngán, cháo ngán, bún ngán…Món ngán được chế biến theo những cách khác nhau lại có hương vị riêng nhưng có lẽ ấn tượng với người ăn hơn cả đó là món rượu ngán.
Video đang HOT
Ngán dùng để chế biến rượu ngán phải là ngán bánh tẻ, vì ngán lúc đó đang độ phát triển nhất thịt nhiều, ngọt và béo ngậy, có vị nồng chát đặc trưng của ngán. Những chú ngán sau khi đã đánh rửa sạch, trắng bóng được mổ ngang lưng, lấy một cái bát hứng lấy phần nước và thịt. Thịt ngán phải được rửa bằng chính nước con ngán để không bị tanh và giữ được vị tươi ngon. Hầu hết mọi người đều cho rằng rượu ngán được chế biến đơn giản nhưng chỉ có những người dân bản địa sành ăn mới biết cách chế biến rượu ngán.
Thơm ngọt món ngán hấp.
Ngán sau khi sơ chế sạch sẽ thì đem thả trực tiếp vào cốc rượu, sau đó người ta dùng đũa đánh bong cho ngán tiết ra chất mật, phản ứng với rượu làm ngán có màu hơi xanh và nước rượu chuyển sang màu hồng hồng. Đây là cách chế biến rượu ngán ngon nhất và thường được gọi với cái tên dân dã tiết canh ngán. Một ly rượu ngán tuyệt hảo phải đảm bảo có mùi thơm nồng khó tả và có vị cay của rượu, vị ngòn ngọt, chan chát của ngán hoà quyện trong một ly rượu ngán. Món khai vị của các thực khách nam giới rất nghiền nếu ngại uống rượu tiết sống, ta có thể hâm nóng rượu trước khi uống.
Còn với những món ăn phổ biến như ngán nướng, hấp thường người ta chỉ chế biến tái thôi vì nếu chín quá ngán sẽ giảm ngon ngọt. Sau khi ăn xong ngán nướng hay hấp thì món ăn để no và ấm bụng sau khi lai rai cùng bạn bè chính là một bát cháo ngán nóng hổi là đủ để kết thúc một bữa đại tiệc về món ngán mà sao ăn vẫn chưa thấy ngán!
Theo PNO
Quảng Ngãi: Nhiều nơi bị cô lập và sạt lở
Cho đến ngày 6/11, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng lở núi gây tắc đường và bị sóng biển cô lập...
Lý Sơn bị sóng bủa vây
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới nên hơn 10 ngày qua, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) - cách đất liền khoảng 12 hải lý đang bị cô lập nghiêm trọng. Tàu cao tốc, tàu hàng vận chuyển người và hàng hoá từ cảng Sa Kỳ, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn ra huyện Lý Sơn và chiều ngược lại đều "đóng băng". Do vậy, nên hơn 20 ngàn người dân trên huyện đảo Lý Sơn đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lương thực, thực phẩm, nhiên liệu. Các mặt hàng hoá đã đội giá lên cao so với ngày thường. Riêng nhiên liệu xăng gần như đã hết sạch trên đất đảo, người dân phải chấp nhận mua xăng với giá lên tới 25.000 đồng/lít nhưng vẫn rất... căng.
Trước tình hình này, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo cho UBND huyện Lý Sơn chủ động ở kho lương thực dự trữ để cấp phát gạo cứu đói cho dân nếu tiếp tục bị cô lập, đồng thời kiểm soát vấn đề giá cả để ngăn chặn kịp thời những trường hợp chủ hàng nâng khống giá hàng hoá gây khó khăn và thiệt hại về kinh tế cho nhân dân. Tại xã đảo An Bình (huyện Lý Sơn), UBND xã đã xuất kho lương thực cứu tế cho người dân.
Trao đổi với chúng tôi sáng 6/11, ông Võ Xuân Huyện, Bí thư Huyện ủy Lý Sơn cho biết, nếu trong những ngày tới Lý Sơn vẫn bị cô lập thì huyện sẽ mở kho lương thực cứu đói cho dân. Tuy nhiên, theo ông Huyện, lượng gạo dự trữ trong kho chắn chắn sẽ không thể cứu đói cho người dân dài ngày. " Trong trường hợp cấp thiết chúng tôi sẽ đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi xem xét để kịp có phương án vận chuyển lương thực từ đất liền ra đảo để cứu tế người dân" - ông Huyện nói.
Miền núi bị sạt lở nặng
Trong khi đó, mưa lớn hoành hành trong những ngày qua đã làm cho nhiều tuyến đường trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông. Hiện tại, tuyến đường Di Lăng - Trà Trung, đoạn qua địa bàn huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) đất đá lở từ núi cao xuống phủ kín đường, nhiều đoạn tuyến ở xã Trà Thọ, huyện Tây Trà lòng đường bị sạt lở nghiêm trọng. UBND huyện Tây Trà đã phối hợp với các ngành chức năng triển khai ngay các phương án như cắm biển cảnh báo nguy hiểm, cử lực lượng ứng trực phân luồng giao thông để bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân trong vùng.
Đường Di Lăng - Trà Trung, đoạn qua địa bàn huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi) đang phải đối mặt với nạn sạt lở nghiêm trọng
Nguy cơ lở núi cũng đang đe doạ nhiều khu dân cư ở Tây Trà và huyện Ba Tơ. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo cho các địa phương trong tỉnh luôn trong tư thế chủ động để ứng phó với các tình huống xảy ra do mưa lũ. Trong đó, tập trung trực ban 24/24 giờ, sẵn sàng di dời dân ra khỏi vùng ngập lụt, vùng bị triều cường xâm thực và khu vực tiềm ẩn nguy cơ xảy ra lở núi.
Ông Trương Ngọc Nhi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho hay, UBND tỉnh đã chuẩn bị sẵn phương án di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Cụ thể, nếu nước sông vượt mức báo động 3, sẽ di dời khẩn cấp 1.600 hộ dân, nếu vượt trên báo động 3 khoảng 1 mét thì di dời tới 3.800 hộ ở 72 điểm ngập lụt, vùng ven biển, vùng lở núi. "Khác với mọi năm, năm nay, ngay trước mùa mưa lũ, các địa phương trong tỉnh đã nắm danh sách các vùng nguy hiểm, chủ động chọn sẵn các điểm cao ráo, an toàn để chủ động di dời dân. Ngoài ra, còn bố trí chỗ ăn ở, dự trữ lương thực tại chỗ để cung cấp cho người dân, quyết không để người dân nào chịu đói, rét" - ông Nhi cho biết.
UBDN tỉnh Quảng Ngãi cũng đã lập đoàn kiểm tra đi thị sát và chỉ đạo bảo vệ các hồ chứa nước trên địa bàn nhằm không để xảy ra các sự cố vỡ đập khi có lũ lớn.
Quảng Ngãi: Xử lý hai tàu cá chống lệnh Tin từ UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 6/11 cho biết, ngay khi tiếp nhận thông tin có 2 chiếc tàu cá "chống lệnh" lực lượng chức năng, bất chấp nguy hiểm trong điều kiện sóng to, vận chuyển hàng hoá ra huyện đảo Lý Sơn, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với chính quyền các địa phương có liên quan khẩn trương hoàn thành các thủ tục để xử lý nghiêm đối với 2 tàu cá này theo quy định. Hai tàu cá "chống lệnh" gồm QNg 95147 của ông Đỗ Văn Khoa và tàu QNg - 50162 của ông Đỗ Văn Quang ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn. Vào ngày 4/11, dù tỉnh Quảng Ngãi nghiêm cấm tất cả các phương tiện tàu thuyền ra khơi nhưng hai tàu cá này vẫn bất chấp lệnh cấm lén vận chuyển hàng hoá ra đảo, sau đó dù bị lực lượng biên phòng đồn 328 huyện Lý Sơn ngăn không cho trở vào bờ trong điều kiện nguy hiểm nhưng hai tàu này vẫn tìm cách trở vào đất liền. UBND tỉnh cũng yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác kiểm soát tại các khu vực cảng biển, kiên quyết không để tàu thuyền xuất bến khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép trong những ngày thời tiết trên biển còn diễn biến phức tạp để đề phòng rủi ro.
Theo VTC News