Ăn măng khô sấy lưu huỳnh dễ nhiễm độc máu
Lưu huỳnh nếu dùng số lượng lớn, sử dụng ở nồng độ cao thì sẽ phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axít sulfurơ có thể gây tổn thương cho phổi, mắt, thậm chí gây nhiễm độc máu.
Từ ngày 18-23/9, các lực lượng chức năng Thanh Hoá đã phát hiện và thu giữ hàng chục tấn măng khô có dùng bột lưu huỳnh (diêm sinh) để sấy và bảo quản. Theo các chuyên gia về hóa chất, nếu dùng quá mức chất này sẽ gây ngộ độc máu…
Măng tươi, măng khô đều có lưu huỳnh
Cơ quan quản lý thị trường Thanh Hóa đã thu giữ 530kg măng sợi khô đã hấp qua lưu huỳnh và 118kg lưu huỳnh dùng để sấy măng ở hai cơ sở chế biến măng khô của ông Phạm Ngọc Mạnh ở thôn 4 và cơ sở của ông Đỗ Mạnh Hiền ở thôn Minh Thành 1 (xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân). Trước đó, ngày 23/9, ngành chức năng cũng tạm giữ Hà Văn Liêm (trú tại xã Thiên Phú, huyện Quan Sơn) và thu giữ 25 tấn măng tươi có ướp lưu huỳnh.
Lực lượng QLTT phát hiện, thu giữ măng khô sấy lưu huỳnh ở xã Xuân Bái (Thọ Xuân, Thanh Hóa)
Hà Văn Liêm khai nhận: “Sau khi thu mua măng của bà con đồng bào các dân tộc ở các huyện miền núi, tôi đưa về sơ chế bằng hóa chất xong sẽ đem đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Nhờ xử lý bằng lưu huỳnh, nên măng luôn có màu tươi đẹp mắt, đặc biệt có thể để nhiều tháng vẫn không bị úng, hôi thối…”.
Video đang HOT
Thông tin “măng lưu huỳnh” khiến nhiều người dân hoang mang. Bà Hoàng Thị Hiền, ở phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa- là người hay đi chợ, mua măng khô về cho gia đình ăn, cho biết: “Khi con gái tôi đọc báo, xem ti vi thấy thông tin về măng khô bị sấy bằng bột lưu huỳnh, thì từ đó tôi không dám mua măng về cho gia đình ăn nữa”.
Tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi, hiện nay ở các chợ trên địa bàn TP. Thanh Hóa và các chợ huyện, vẫn có rất nhiều người bán măng khô, với các loại, như: Măng khô miếng, măng khô sợi xé nhỏ. Còn thực chất ở trong măng có dùng lưu huỳnh, hoặc hóa chất khác để ngâm, sấy khô hay không thì chưa ai biết.
Cần có hướng dẫn
Trước thông tin măng khô, măng tươi có sử dụng lưu huỳnh để bảo quản, chống mốc, kỹ sư hóa Hà Văn Vợi – Giám đốc Trung tâm Hữu cơ, Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam khẳng định, lưu huỳnh (diêm sinh) có thể dùng để chống mốc trong thực phẩm.
Kỹ sư Vợi nói: “Lưu huỳnh có thể dùng làm chất bảo quản trong rượu vang và làm khô hoa quả. Thế nhưng, nó chỉ an toàn khi sử dụng một lượng rất nhỏ (tính theo phần nghìn mg), nếu dùng số lượng lớn, sử dụng ở nồng độ cao thì sẽ phản ứng với hơi ẩm để tạo ra axít sulfurơ có thể gây tổn thương cho phổi, mắt hay các cơ quan khác, cản trở sự hô hấp, thậm chí gây nhiễm độc máu”.
“Ở nhiều vùng nông thôn, bà con xử lý các thực phẩm khô bằng cách sấy trên than, trên bếp lửa, rất nguy hại. Vì thế, bà con có thể học cách làm ở các làng sấy nhãn, vải là xây dựng các lò tập trung, hoặc kêu gọi doanh nghiệp thu gom măng đầu tư lò sấy để đảm bảo việc sấy và bảo quản đúng quy cách, an toàn”.Kỹ sư Hà Văn Vợi
Kỹ sư Vợi lo ngại, khi sử dụng bột lưu huỳnh, bà con cho theo cảm tính nên có thể cho rất nhiều. Hiện tại chưa ai biết người sơ chế măng ở Thanh Hóa cho bao nhiêu lưu huỳnh vào măng nên rất cần xét nghiệm.
Tương tự, tiến sĩ Hóa học Nguyễn Thị Sơn (khoa Hóa, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng khẳng định:
“Lưu huỳnh dùng để chống ẩm mốc nếu sử dụng ít thì không độc nhưng nếu sử dụng quá nhiều hoặc rắc trực tiếp thì bản thân người sơ chế cũng có thể nhiễm độc đường hô hấp. Còn với người ăn, khi lưu huỳnh vào cơ thể kết hợp với kim loại nặng trong cơ thể tạo thành hợp chất sunfua gây độc, vào dạ dày kết hợp với axit tạo thành hợp chất tích tụ ở dây thần kinh gây đau đầu”.
Tuy nhiên, tới chiều 25/9, ông Nguyễn Văn Sang- Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 9 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa) cho biết, sau khi lập biên bản vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và tạm giữ tang vật là hàng tấn măng khô có tẩm lưu huỳnh, cơ quan QLTT đã gửi mẫu đi xét nghiệm và giám định để làm căn cứ xử phạt người vi phạm.
Đến thời điểm này chưa có kết quả giám định. Còn ông Đỗ Xuân Trường- Giám đốc Trung tâm Kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng nông, lâm, thủy sản Thanh Hóa thì cho hay: “Vì không có máy móc nên ngay cả có mẫu chúng tôi vẫn phải gửi đi T.Ư để xét nghiệm. Trước mắt, chúng tôi khuyến cáo người tiêu dùng nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ…”.
Theo 24h
Măng khô tẩm lưu huỳnh: Hậu quả khôn lường
Măng khô, thịt bò khô và cá biển sẽ được kiểm tra an toàn thực phẩm trên cả nước. Trong khi, hơn 5 tạ măng khô sấy lưu huỳnh vừa bị bắt giữ tại Thanh Hóa chưa được giám định.
Chờ kết quả giám định
"Khi có kết quả giám định lưu huỳnh trong măng khô mới có đủ cơ sở để xử lý người vi phạm cũng như tang vật thu được"- ông Nguyễn Văn Sang- Đội trưởng đội Quản lý thị trường số 9 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa) cho biết, chiều 20/9.
Như chúng tôi đã đưa tin, ngày 18/9, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh Thanh Hóa) phối hợp Đội quản lý thị trường (QLTT) số 9 tiến hành kiểm tra, lập biên bản vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và tạm giữ tang vật đối với hai cơ sở chế biến măng khô của ông Phạm Ngọc Mạnh ở thôn 4 và cơ sở của ông Đỗ Mạnh Hiền ở thôn Minh Khai 1 (xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân).
Tang vật vi phạm thu giữ được là 530kg măng sợi khô đã hấp qua lưu huỳnh và 118kg lưu huỳnh (người dân thường gọi là diêm sinh) dùng để sấy măng.
Trung bình một lò sấy măng bằng lưu huỳnh trong vòng 24 giờ sẽ cho ra 50kg măng khô. Lưu huỳnh là hóa chất độc hại không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
Chiều 20/9, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp kiểm tra và xử lý các cơ sở sử dụng chất lưu huỳnh để chế biến, bảo quản măng và các loại thực phẩm khác.
Ông Nguyễn Văn Sang cho biết, việc cơ quan chức năng kiểm tra, lập biên bản vi phạm và tạm giữ tang vật dựa trên cơ sở đây là hai cơ sở sản xuất không có giấy phép kinh doanh và sử dụng lưu huỳnh để làm khô, chống ẩm mốc sản phẩm măng.
Số lưu huỳnh thu giữ không có xuất xứ, nguồn gốc. Các cơ sở này hoạt động theo mùa vụ. Đợt sấy măng này, vừa được họ thực hiện 10 ngày. Ngày 21/9, sẽ chuyển mẫu thực phẩm măng sấy khô bằng lưu huỳnh đến Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Thanh Hóa để giám định kết quả thành phần lưu huỳnh trong măng.
Sau khi có kết quả, lực lượng QLTT có thể sẽ xử phạt, tiêu hủy hoặc tái chế măng khô đang bị thu giữ đồng thời, phối hợp cơ quan chức năng có khuyến cáo đối với người sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Đây là vụ việc đầu tiên liên quan việc sử dụng lưu huỳnh trong thực phẩm măng mà cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa thực hiện. Được biết, khi sử dụng lưu huỳnh để sấy măng sẽ làm cho măng khô, có độ bóng, không bị ẩm mốc.
Tỉnh Thanh Hóa có 11 huyện miền núi, trong đó có nhiều vùng khai thác được măng. Hằng năm vào các tháng 7,8,9, người dân vào rừng khai thác măng, luộc lên hoặc bán tươi cho các chủ thu mua.
Mỗi kg măng hái về (đã được luộc) bán tại địa bàn với giá từ 5.000-10.000 đồng. Thu nhập bình quân mỗi người dân địa phương vào mùa khai thác măng rộ từ 40.000-50.000 đồng/ngày.
Măng sử dụng chất lưu huỳnh để sấy khô bị thu giữ tại Chi cục QLTT tỉnh Thanh Hóa
Soi hóa chất trên măng khô, thịt bò khô, cá biển
Chiều 20/9, trao đổi với PV, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Bảo vệ thực vật (BVTV) - Bộ NN&PTNT cho biết, Bộ trưởng Cao Đức Phát vừa yêu cầu Cục phải kiểm tra ATTP trên măng khô.
Theo ông Hồng, việc kiểm tra sẽ bắt đầu từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. "Sẽ kiểm tra ở một số địa phương chuyên sản xuất măng, một số thành phố tiêu thụ măng nhiều. Việc kiểm tra diễn ra đột xuất, lấy mẫu phân tích, kể cả ở các cơ sở kinh doanh măng khô" - ông Hồng nói.
Ông Hồng cho biết, trên măng khô, kể cả măng tươi, không lo ngại về vi sinh vật vì thường nấu chín. Chất lưu huỳnh thường được sử dụng để chống mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng.
Ngoài chất này, Cục cũng yêu cầu kiểm tra một số hóa chất khác trên măng để cảnh báo, ngăn chặn.
Theo Cục BVTV, trước đây, Việt Nam có xuất khẩu long nhãn, nhưng một số nước họ trả về, vì sử dụng lưu huỳnh để sấy, tồn dư vượt ngưỡng cho phép so với quy định của họ.
Theo ông Hồng, nhiều nước trên thế giới vẫn cho phép lượng tồn dư lưu huỳnh nhất định trong thực phẩm.
Tại cuộc họp bàn về ATTP mới đây, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát yêu cầu, ngoài Cục BVTV kiểm tra ATTP với măng khô trên thị trường, Cục Thú y phải kiểm tra thịt bò khô, Tổng cục Thủy sản kiểm tra trên cá biển.
"Có dư luận ngư dân dùng phân urê để ướp cá, việc này có đúng không, độc hại thế nào. Ngoài kiểm tra, các đơn vị phải phối hợp các địa phương cùng vào cuộc, đảm bảo triển khai trên diện rộng"- ông Phát nói.
Hậu quả khó lường
Bác sĩ Nguyen Văn Dũng- Khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, bệnh viện chưa tiếp nhận bệnh nhân nào mắc bệnh có liên quan thực phẩm chứa chất lưu huỳnh hoặc sử dụng chất lưu huỳnh để bảo quản.
Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh có nồng độ cao, lâu dài mà không biết sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực...
Ngày 20/9, phía Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Thanh Hóa chưa có phát ngôn liên quan vụ việc trên.
Theo 24h
Kiểm tra độ an toàn của măng Ngày 23.9, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát, từ nay đến hết tháng 10, đơn vị này sẽ đánh giá nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm đối với măng khô và măng tươi tại các cơ sở chế biến và đang...