Ăn kiểu này lòng lợn thành ‘thuốc độc’, biết mà tránh cho xa kẻo ‘hối không kịp’
Lòng lợn là món ăn quen thuộc đối với nhiều người Việt. Tuy nhiên, đây lại là món ăn chẳng hề bổ béo gì, thậm chí còn tiềm ẩn vô vàn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu không ăn đúng cách.
Ảnh minh họa: Internet
Dù làm sạch cẩn thận đến mức nào, lòng lợn cũng dễ bị nhiễm khuẩn nếu để qua đêm. Hơn nữa, nếu bảo quản không đúng cách món ăn này cũng dễ bị ôi thiu, xuất hiện mùi khó chịu. Nếu không ăn hết, bạn cũng không nên để lại đồ thừa, tránh ăn vào làm hại cơ thể.
Ăn quá nhiều lòng lợn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá nhiều lòng lợn. Người lớn chỉ nên ăn khoảng 50-70g/lần và trẻ nhỏ là 30-50g/lần, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 2-3 lần.
Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch hoặc người bị thừa cân béo phì nên tránh xa loại thực phẩm này vì chúng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Lòng lợn bị ngâm tẩm hóa chất
Nếu ăn phải lòng lợn không đảm bảo chất lượng, sử dụng hóa chất để làm sạch sẽ làm tăng nguy cơ chất độc hại tích tụ trong cơ thể, gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Do đó, chuyên ra đưa ra lời khuyên nên mua thực phẩm ở cơ sở có uy tín. Khi ăn phải làm sạch, nấu chín.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Nguy cơ bị nhiễm khuẩn
Theo nhiều nghiên cứu đã được chứng minh, các bộ phận của lợn như: gan, tim, dạ dày, thận… có hàm lượng calo cao. Khi ăn những miếng lòng lợn không được làm sạch sẽ và chín, chúng dễ trở thành “ổ vi khuẩn” gây nên các bệnh nguy hiểm như: thương hàn, kiết lị, bệnh tả và thậm chí là viêm gan.
Bên cạnh đó, người Việt thường có thói quen ăn lòng lợn cùng với tiết canh. Việc ăn hai món này làm tăng nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn. Nếu bị nhiễm loại khuẩn này người bệnh có thể bị hủy hoại tứ chi, tàn phá não thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Tăng nguy cơ mắc bệnh nan y
Nếu ăn lòng lợn quá nhiều, bạn có thể bị mắc các căn bệnh nan y như: bệnh gout (gút), huyết áp cao, tim mạch… bởi nó chứa rất nhiều cholesterol xấu, acid uric.
Những người không nên ăn lòng lợn, tiết canh
Người bị cảm, mệt mỏi
Cháo lòng có rất nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Những bệnh này có thể lây sang người ăn. Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, không nên ăn cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh.
Ảnh minh họa: Internet
Người có đường tiêu hóa kém
Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Đặc biệt, những người có đường tiêu hóa kém ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.
Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.
Người béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch
Trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.
Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.
Bà bầu
Các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người.
Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.
Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis, kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh, trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.
Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Ăn lòng lợn thế nào cho hợp vệ sinh?
Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc, không để lòng lợn qua đêm, không ăn tiết canh.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, lòng lợn chứa nhiều cholesterol không tốt cho người bị tiểu đường, tim mạch hay các bệnh về chuyển hóa. Ăn nhiều lòng lợn còn có thể gây bệnh gout, gan nhiễm mỡ, viêm tụy, làm tăng mỡ máu.
"Nhiều cơ sở chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh, nhiễm rất nhiều loại giun sán, vi khuẩn, virus nguy hại", bác sĩ Hải nói. Tuy nhiên với người rất thích ăn lòng lợn và nội tạng khác, cần chú ý các điểm dưới đây.
Lòng lợn dễ bị nhiễm khuẩn trở lại dù đã được làm sạch và cẩn thận đến mức nào, hơn nữa để qua đêm dễ bị ôi thiu, có mùi hôi khó chịu. Nếu ăn thừa, bạn nên đổ đi.
Người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 3 lần nội tạng động vật trong tuần (khoảng 50-70 g một lần), trẻ em tối đa 2 lần một tuần (30-50 g mỗi lần). Người mắc bệnh huyết áp cao, tim mạch, rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì, người cao tuổi, đang mang thai... không nên ăn lòng lợn vì dễ khiến tình trạng bệnh xấu hơn. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo chỉ nên bổ sung lượng chất béo bão hòa bằng 5-6% lượng calo tiêu thụ hàng ngày. Đây là lý do người Mỹ không ăn hoặc ăn rất ít nội tạng.
Thị trường có nhiều loại nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu. Nhiều nội tạng động vật đã bốc mùi thối được nhập tiểu ngạch, sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi tuồn ra thị trường, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe người dùng. Do đó, khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc xuất xứ.
Không ăn tiết canh (máu động vật không qua nấu chín) bởi dễ bị nhiễm liên cầu khuẩn. Ở tình trạng nhẹ, bệnh nhân đau bụng dữ dội, bị viêm ruột. Nặng hơn, các liên cầu khuẩn lan rộng khắp cơ thể gây hoại tử tứ chi, tàn phá não và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Thùy An
Theo VNE
Ăn thịt lợn nhớ kỹ những điều này để không 'rước tỷ bệnh' vào người Thịt lợn hay các bộ phận của lợn như lòng, gan, óc, hay cả phần bì lợn đều là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Thế nhưng ít người biết rằng có những bộ phận của lợn dù nấu chín rồi hoặc ăn quá nhiều vẫn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet Lòng lợn...