Ăn không ngừng với cách làm sashimi bạch tuộc tại nhà
Sashimi thường sẽ là món ăn được dọn ra đầu tiên trong những bữa ăn trang trọng tại Nhật Bản, nhưng cũng có thể được dùng như 1 món ăn chính, ăn kèm với cơm và một chén súp Miso. Sashimi bạch tuộc là một loại món ăn sashimi tươi sống rất đươc ưa chuộng tại Nhật Bản – xứ sở mặt trời mọc.
Hôm nay, monngon.tv mời các bạn tham khảo qua cách làm sashimi bạch tuộc ngon miệng và cực dễ làm dưới đây nhé. Nào chúng ta bắt tay vào bếp thôi.
Thịt bạch bạch tuộc còn tươi roi rói, được các đầu bếp chuyên nghiệp thật khéo léo và tỉ mỉ thái thành từng lát mỏng trắng ngần trông cực hấp dẫn. Một phần ăn Sashimi sẽ được bày trí rất đẹp mắt với nhiều loại hải sản tươi sống được thái thành những lát mỏng có kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào những loại nguyên liệu và người đầu bếp.
Những miếng hải sản tươi sống thường sẽ được cắt thành từng lát mỏng có chiều rộng khoảng từ 2,5cm, chiều dài khoảng 4cm và dày chừng 0,5cm.
Nguyên liệu dùng cho cách làm sashimi bạch tuộc bao gồm:
Bạch tuộc 300 gr(1 Tua)
Nước tương 1 muỗng canh
Mù tạt 1 muỗng cà phê
Cách làm sashimi bạch tuộc thực hiện như sau:
Bạch tuộc các bạn rửa thật sạch, lau khô rồi đặt lên trên thớt. Dùng dao thật sắc bén để cắt bỏ lớp da nhầy và thừa ở bên ngoài xúc tua của bạch tuộc.
Video đang HOT
Đặt xúc tua của bạch tuộc trở lại thớt, các giác bám theo hướng xuống mặt thớt, phần thịt trắng ngần được hướng lên trên. Nghiêng dao góc 45 độ, cắt thịt bạch tuột thành những khoanh mỏng khoảng 0.5 cm.
Bày trí thịt bạch tuộc lên 1 đĩa, trang trí thật đẹp mắt, chấm cùng với mù tạt và nước tương là có thể dùng ngay.
Khi thưởng thức sashimi bạc tuộc, cảm giác đầu tiên sẽ là vị cay xộc đánh thức tất cả các giác quan. Sau đó sẽ là vị mặn vừa của nước tương hảo hạng và kế đó là vị ngọt tươi ngon, béo mà thanh của bạch tuộc tươi sống. Tất cả sẽ cùng hòa trộn với nhau và tan dần trong miệng những người thực khách.
Sashimi bạch tuộc được ăn cùng với các loại nước chấm như nước tương, xì dầu, tương ớt, các loại gia vị như mù tạt, củ gừng, lá tía tô và củ cải trắng thái chỉ.
Mù tạt khi dùng chung với hải sản sống ngoài việc làm gia tăng hương vị cho món ăn, còn giúp diệt được các loại vi khuẩn có hại và ký sinh trùng có ở trong hải sản sống, hỗ trợ cho tiêu hoá cho thực khách.
Cách làm sashimi bạch tuộc đã xong rồi, chúc các bạn thành công nhé.
Những loại cá thường được dùng làm sashimi
Thói quen ăn cá sống từ lâu đã quen thuộc và trở thành nét văn hóa ẩm thực truyền thống của người Nhật Bản.
Sashimi được coi là một đại diện cho ẩm thực Nhật Bản. Món ăn không quá cầu kỳ trong cách chế biến mà chủ yếu ăn điểm bởi độ ngon và tươi của nguyên liệu. Một miếng cá tươi ngon được dùng kèm với nước tương, wasabi và đồ chua như gừng non muối...
Sashimi là món ăn Nhật Bản được hàng triệu người ưa thích. Ảnh: JW
Sashimi và thói quen ăn uống của người Nhật
Sashimi vốn không phải món xuất hiện lâu đời ở Nhật Bản, một phần vì kỹ thuật đánh bắt cá và công nghệ bảo quản lạnh cho cá chưa phát triển, một phần vì sự đắt đỏ. Mãi tới sau này, khi chính phủ Nhật Bản muốn quảng bá và "bình dân hóa" món cá sống, hàng loạt cửa hàng to nhỏ mọc lên. Tình trạng này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến độ đặc sắc của món ăn.
Đầu tiên, việc mở ra vô số nhà hàng lớn nhỏ bán sushi và sashimi khiến tình hình đánh bắt cá trở nên ồ ạt, gây sụt giảm sản lượng của rất nhiều loại cá. Tiếp theo, việc có quá nhiều nhà hàng khiến chất lượng món ăn không được đảm bảo. Từ đó, người ăn cũng phải chọn lựa và tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi muốn ăn.
Sức hấp dẫn của sashimi được thể hiện ở chất lượng thực phẩm tươi ngon. Ảnh: Jfood
Người Nhật sáng tạo ra món cá sống thật khéo. Cá được dùng tươi nên phải lựa chọn những con cá biển, không chọn cá sông vì khả năng nhiễm sán và vi khuẩn gây hại cao. Cá biển do sống ở một nhiệt độ nước và mực nước nhất định đã hạn chế được tình trạng này. Cá sau khi sơ chế, được cắt thành những miếng dài khoảng 2.5 cm và dày 4-5cm, bày biện thật rực rỡ. Việc ăn cá kèm wasabi, tương, củ cải xắt sợi và gừng non cũng thể hiện một tinh thần "ngũ hành" hài hòa đậm nét phương Đông với đủ vị: chua, cay, mặn, ngọt. Hơn nữa, việc ăn một món cá mang tính hàn như vậy rất cần các gia vị mang tính ấm để cân đối.
Những loại cá thường được dùng làm sashimi
Đầu tiên phải nói tới cá ngừ. Món cá đắt đỏ được mệnh danh là "thịt bò của biển khơi". Miếng cá ngừ ngon thường đỏ au, săn và chắc thịt như miếng thịt bò. Cá ngừ cũng được chia thành nhiều phần khác nhau để thực khách có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị.
Cá ngừ được coi là 'thịt bò của biển khơi'. Ảnh: Sushishop
Cá ngừ nạc (akami maguro) thường ít béo, nhiều nạc và giá thành vừa phải. Bụng cá ngừ (otoro maguro) là phần béo nhất của con cá, nằm ở dưới bụng gần mang cá. Otoro luôn hết trước vì quá ngon dù giá thành đắt đỏ. Một phần nữa xen kẽ giữa nạc và mỡ, thường được gọi là chutoro maguro, có vị béo vừa phải và giá thành cũng mềm hơn. Đây là ba phần chính của một con cá ngừ dùng làm sashimi.
Tiếp theo là cá saba thơm, hơi dai thịt và ăn rất ngọt. Cá saba không quá đắt đỏ nhưng cũng thuộc dạng cao cấp. Cá saba có màu trắng, dày mình và rất nạc. Đặc biệt, loại cá này chứa hàm lượng DHA và vitamin cao, phù hợp ăn lấy dinh dưỡng. Người Nhật thường xuyên ăn để hạn chế các bệnh tim mạch và tăng tuổi thọ.
Mâm sashimi cá saba. Ảnh: J-Tony
Cá tuyết là một trong những món dùng làm sashimi nổi tiếng. Cá tuyết với phần thịt trắng như tuyết, mềm tan trong miệng và rất thơm. Đây là một loại cá thuộc chi Gadus, thường sống ở vùng biển sâu lạnh giá.
Cá tuyết thơm ngon, béo ngậy. Ảnh: Ryunabe
Cá cam Hamachi cũng nằm trong top loại cá phổ biến để ăn sống. Món cá có ngoại hình siêu long lanh với phần thịt cá trắng và đỏ dần kiểu ormbie. Hơn nữa, cá còn rất đậm đà và béo ngậy, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Ước tính hàm lượng dinh dưỡng trong loại cá này cao ngang ngửa món cá ngừ quốc dân.
Cá Hamachi cũng phổ biến khi làm sashimi. Ảnh: IzzyCooking
Cuối cùng, món sashimi gần gũi nhất với người dân Việt Nam là sashimi cá hồi. Miếng cá hồi màu cam tươi rực rỡ, mềm tan và béo ngậy là món cá rất ít người bỏ qua. Tuy nhiên, tại Nhật, cá hồi được chuộng ăn nướng hơn ăn sống. Cá hồi cũng rất giàu DHA và khoáng chất, phù hợp nấu cho trẻ nhỏ. Cá hồi khi ăn sống thường có vị béo ngậy và hơi nhạt, nên ăn kèm với tương và wasabi nhiều hơn những loại cá khác.
Cá hồi là món sashimi quen thuộc nhất với người Việt. Ảnh: Digiticket
Người Nhật cũng có thói quen ăn cá theo hương vị. Con cá nào nhạt vị, thanh thanh thường được ăn trước. Sau đó, những con cá đậm đà hơn sẽ ăn sau. Điều này giúp tránh lẫn và át vị các loại cá với nhau. Phần gừng non được bày cùng là món ăn giữa các miếng cá, giúp sạch miệng và lấy lại vị giác bình thường, đồng thời giúp ấm bụng. Wasabi và nước tương cũng giúp miếng cá đậm đà và thơm hơn bội phần. Học cách ăn cá sống theo kiểu của người Nhật Bản vừa khoa học lại thể hiện sự tôn trọng với món ăn nước bạn.
Sashimi thể hiện nét đặc trưng và phong phú trong ẩm thực xứ Phù Tang. Từng con cá được tuyển chọn và chế biến rất cẩn thận để tạo nên món ăn đẹp cả hình thức và ngon cả hương vị. Món ăn cao cấp và sang trọng bậc nhất của người Nhật nay được lan tỏa khắp thế giới. Tại bất cứ đất nước nào, không khó để tìm ra một quán ăn Nhật Bản phục vụ món cá sống.
Đây cũng là món ăn khắc họa đậm nét tinh thần tiết kiệm và chăm chỉ của người Nhật. Những phần thừa còn lại của sashimi được giữ nấu canh, súp. Riêng món cá sống, họ phải thức dậy rất sớm để ra chợ lựa cá tươi, chứ không có chuyện mua giờ nào cũng có.
Bạch tuộc nướng và 5 cách chế biến thơm ngon để bạn đón mùa mưa về Bạch tuộc nướng luôn là món ăn dễ cưa đổ những tín đồ ăn uống, dù là khó tính nhất. Góp phần chiều lòng những người khó tính này trước thềm mùa mưa lại đến, Chuyên mục, Món ngon của Yeutre.vn giới thiệu đến bạn cách làm 5 món bạch tuộc nướng thơm ngon, hấp dẫn như dưới đây. Chúng ta hãy cùng...