Ân hận vì khuyến khích vợ nâng ngực
Muốn vợ đẹp và thích được “sở hữu” cái đẹp, nhiều ông chồng đã đồng tình, khuyến khích vợ nâng cấp sắc đẹp bằng “dao kéo”. Từ đây nhiều hệ lụy cũng đã xảy đến.
Cảm thấy “đau và lợn cợn tại vú kéo dài”, một phụ nữ (62 tuổi, ở TP HCM) đã được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ gò bồng đào để hy vọng có thể triệt tiêu các nguy cơ tật bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là sinh mạng do trào lưu làm đẹp bằng silicon hơn 30 năm về trước.
Những hậu họa từ làm đẹp táo bạo từ dao kéo không còn là lời cảnh báo nữa, mà chính bản thân người trong cuộc cũng đã cảm nhận và hứng chịu hậu quả từ cách làm đẹp này:
Ảnh minh họa.
Nâng ngực – nỗi niềm của người trong cuộc
Nhìn chị T (36 tuổi) tự tin với váy áo lộng lẫy nhưng ít ai hiểu chị đã từng phải chịu đau đớn như thế nào để có được “vẻ đẹp nhân tạo” ấy.
Nghe bác sĩ tư vấn, chị T nghĩ đơn giản chỉ là rạch rạch vài đường là xong, ai ngờ, đối với chị, đấy là một cuộc “đại phẫu”.
Ca phẫu thuật của chị được cho là thành công, bởi chị đã chuẩn bị rất kỹ cả về kiến thức, tâm lý… Nhưng sau ca phẫu thuật chị không khỏi hoảng hốt. “2 cái ống nhựa dài ngoằng cắm từ lớp băng trắng quấn quanh sườn mình ra. Từ trong ống những vệt máu tươi chảy xuống cái hộp để dưới giường – nó là để cho ra hết những phần máu thừa đấy”, chị được các chuyên viên giải thích.
Chưa lúc nào chị thôi quên “vật thể lạ” trong vòng 1 của mình và ám ảnh với lời dặn của bác sĩ về “thời hạn sử dụng” 20 năm của nó. Điều đó nghĩa là chắc chắn chị sẽ phải lên bàn phẫu thuật lần nữa để lấy nó ra ngoài.
Video đang HOT
Ân hận vì khuyến khích vợ nâng ngực
Biết vợ khát khao đi nâng ngực, dù có chút phân vân những muốn vợ mình đẹp hơn nên anh H đã ủng hộ vợ chuyện đi nâng ngực.
Có được vòng 1 đẹp, vợ liên tục mặc váy sexy, hở cổ. Ban đầu, anh H có chút tự hào vì vợ mình đẹp, được người khác nhìn nhưng lâu dần đâm khó chịu. Nhắc nhở vợ ăn mặc cho kín đáo thì chị vợ cho rằng: “Đẹp mà không khoe ra thì đẹp làm gì…?”. Nhiều lúc anh H đã phải nóng mặt vì cách ăn mặc quá mát mẻ của vợ.
Rắc rối nhất là trong chuyện “vợ chồng’. Trường hợp nhà anh H, từ ngày làm ngực, đẹp thì rõ là đẹp nhưng chỉ để ngắm thôi chứ không được “sờ”, chuyện vợ chồng cũng không được thoải mái như trước nữa.
“Tôi thật sự cảm thấy hối hận vì đã cho vợ đi thẩm mĩ, vừa tốn tiền lại rước bực vào người. Nhìn thì đẹp đấy, nhưng là hiện vật cấm sờ. Cái đẹp đó có phải để cho mình đâu”. Anh chồng chia sẻ.
Chiến tranh lạnh vì vợ ham làm đẹp
Không chỉ nâng ngực, biết được ý định nâng mũi của vợ, anh H một mực từ chối. Một phần là không thích vợ mất đi nét tự nhiên trên khuôn mặt, một phần là lo cho sức khỏe của vợ sau này.
Bỏ ngoài tai khuyên ngăn của chồng, chị vợ đã giấu chồng đi nâng mũi.
Rắc rối đầu tiên chị M gặp phải là sự phản đối kịch liệt của anh chồng. Bực mình vì coi thường quan điểm của mình, cộng với cái mũi đỏ ửng, cao đột biến chẳng giống ai của vợ khiến anh vô cùng tức giận. Anh lạnh lùng mát mẻ vợ rồi tỏ thái độ không quan tâm.
Hụt hẫng trước thái độ của chồng, chị M cũng đâm ra hờn mát. Chị giận anh và cho rằng anh luôn áp đặt chị, bắt chị phải làm theo ý chứ không quan tâm, tôn trọng những sở thích riêng tư của chị.
Rắc rối với chồng chưa tháo gỡ xong, lại đến chuyện hậu phẫu thuật, cái mũi mà chị vừa phẫu thuật đã sưng tấy lên, đỏ ửng. Đi khám thì bác sĩ chẩn đoán chị bị viêm xoang, lẽ ra nếu bị viêm xoang thì không nên phẫu thuật nâng mũi. Cũng may là chị đến bệnh viện sớm, nên được can thiệp kịp thời.
Biết vợ chỉ ham làm đẹp mà không lường tới hậu họa, anh chồng hết giận vợ vì… thương. Anh đã thẳng thắn với vợ: “đừng có liều nữa. Tôi yêu cái duyên của vợ chứ không phải yêu cái bề ngoài, giả tạo kia…”.
Theo Doisongphapluat
Bạn trai có dấu hiệu tâm thần, phải làm sao?
Thời gian gần đây, em thấy anh có dấu hiệu không bình thường. Em nên tiếp tục yêu hay chia tay.
Chúng em đều 24 tuổi, quen nhau hơn 4 năm. Hai đứa học cùng thời phổ thông, nhà gần nhau. Em ra trường rồi đi làm được gần 2 năm, anh đang học đại học, tháng 3 năm nay mới ra trường. Chúng em dự định chờ anh ra trường, có công việc ổn định sẽ kết hôn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây ba mẹ lại khuyên em suy nghĩ thật kỹ vì má anh ấy có dấu hiệu không bình thường. Em cũng nhận thấy vậy khi có dịp tiếp xúc với má anh thời gian gần đây. Bác nói chuyện ngô nghê, nghĩ gì nói nấy, đôi khi cười ngờ nghệch, giống một đứa trẻ hơn là người lớn.
Em thật sự lo sợ, vì thấy anh cũng có những biểu hiện tương tự. Trước đó em cứ nghĩ vì anh vui tính, thích chọc nghẹo người khác cười, tính tình con nít. Nhưng giờ gia đình em rất lo, và em cũng rất rối, vì sợ di truyền, những đứa con chúng em rồi sẽ ra sao? Em hoang mang lắm.
Cộng thêm gia đình anh chưa đồng ý cho 2 đứa tiến tới vì có họ. Hai đứa em là bà con xa, đời thứ 5-6 rồi. Gia đình em nghĩ đó chỉ là cái cớ, mà lý do chính là hồi xưa em sinh vào tháng 1, ông thầy bói nào đó nói ai lấy phải con gái sinh tháng này là gia đình sẽ găp họa, khó khăn. Thật sự, xét về mọi mặt thì gia đình em là niềm mơ ước của nhiều người: khá giả, gia giáo, còn nhà anh thì nghèo khổ và sống khép kín.
Em đang rất rối, vì có quá nhiều rào cản. Em nên tiếp tục hay chia tay, nhìn con của mấy đứa bạn mà lòng ngổn ngang? Em phải làm gì, hiện giờ em rất rối trí, mong chuyên gia tư vấn giúp em.
Ảnh minh họa: News
Tôi rất đồng cảm với những khó xử của em vì ai vào trường hợp như thế cũng thấy lòng băn khoăn và đầy ngổn ngang.
Thật không dễ cho em quyết định về việc có tiến đến hôn nhân hay không khi phải vừa lo lắng về sức khỏe tâm thần của bạn trai, của cả mẹ bạn ấy, lại còn không có được sự ủng hộ của chính gia đình bạn trai khi họ có niềm tin bói toán không hay về ngày tháng năm sinh của em, lại còn lấy lý do là "bà con". Em biết đó, khi người ta thích thì không nói gì, nhưng đã không thích thì tìm đủ lý do.
Khi một người thiếu niềm tin vào chính mình, họ thường hay tìm đến những hiện tượng tâm linh hay bói toán mơ hồ và tin tưởng thái quá. Điều đó cũng thể hiện "sức khỏe" tâm linh của họ, sức khỏe tinh thần, khả năng và mức độ tự tin của họ.
Khi người ta nêu ra vấn đề này kia (mặc dù gia đình họ không bằng gia đình em) thì rõ ràng là họ muốn ngăn cản. Em không nói rõ nên tôi không biết tình yêu của hai em sâu đậm thế nào? Ý kiến của bạn trai em ra sao về sự ngăn cản của gia đình họ? Bạn trai em có lập trường dứt khoát không, hay chỉ nghe theo gia đình?
Nếu anh ấy thể hiện "không có ý kiến gì" hay "sao cũng được" thì đó cũng là cơ hội để em nên tạm ngưng và tìm hiểu thêm về tình yêu, về sức khỏe tâm thần của bạn trai em nói riêng và gia đình anh nói chung.
Em cần có thêm thời gian để xem xét nhiều hơn những biểu hiện về sức khỏe tâm thần của người mẹ và chính bạn trai của mình. Đây là điều hết sức quan trọng. Chưa nói chuyện những biểu hiện tâm thần có di truyền cho con cái em hay không, mà chỉ riêng cuộc sống hôn nhân gia đình của em sau này cũng sẽ hết sức khó khăn khi phải sống với người trí óc bất ổn, tâm tính trẻ con, dẫn đến trách nhiệm gia đình xao nhãng. Có thể sẽ không đến mức ly hôn nhưng chắc chắn là cuộc sống hôn nhân gia đình không dễ chút nào.
Em còn trẻ vậy nên đừng quá lo lắng và vội vàng về việc lập gia đình. Có thể bạn bè em lập gia đình sớm và có con, nhưng không phải vì vậy mà làm em vội vàng quyết định được. Nữ giới trí thức thời nay (tại Việt Nam hay trên thế giới) có xu hướng lập gia đình khá muộn. Do vậy em không phải lo lắng gì thái quá dù nhìn xung quanh bạn bè hay bị những người xung quanh tác động về chuyện lập gia đình.
Em cũng nói rằng "gia đình em là niềm mơ ước của nhiều người: khá giả, gia giáo" nghĩa là em còn có rất nhiều cơ hội. Em hãy tự cho mình thêm thời gian để có thêm cơ hội, để tìm hiểu sâu hơn, để quan sát cụ thể hơn và để quyết định chính xác hơn.
Theo VNE
Có nên bỏ thai khi người tình sắp lấy vợ Anh đã chặn cuộc gọi của tôi để trở về với người anh sắp cưới. Tôi hoang mang không biết làm như thế nào mới đúng. Gia đình anh không chịu tôi vì tôi từng có chồng và hiện có một đứa con. Chuyện không dừng ở đó. Giờ anh phải lấy vợ, còn tôi thì mang thai khoảng 4 tuần. Anh không...