Ăn giúp trị xơ vữa động mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng các động mạch của tim bị xơ cứng. Đây là nguyên nhân chính đằng sau một số bệnh như suy thận, đột quỵ và đau tim.
Cam – Ảnh: Đ.N.Thạch
Các chuyên gia cho biết thành động mạch dày lên có thể bắt nguồn từ sự tích lũy quá nhiều can xi hay cholesterol trong các mạch máu do mạch máu mất đi sự linh hoạt hoặc độ đàn hồi, từ đó gây xơ vữa động mạch.
Nguyên nhân chính của chứng bệnh trên là do chế độ ăn uống thiếu hợp lý. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như hút thuốc lá, béo phì, bệnh sốt rét, bệnh thấp khớp, tiểu đường và huyết áp cao.
Một số triệu chứng của xơ vữa động mạch bao gồm đau nhức và bị chuột rút ở chân, tê chân, rối loạn thận, huyết áp cao và suy giảm trí nhớ. Xơ vữa động mạch chủ yếu ảnh hưởng đến chân, động mạch chủ của tim, thận và vùng bụng. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống đúng cách có thể giúp điều trị chứng bệnh này.
Bổ sung vitamin C từ cam, chanh, quýt kích thích sản sinh các chất có ích giúp phá vỡ cholesterol trong cơ thể. Vì vậy, các loại trái cây giàu vitamin C phải được ăn thường xuyên để cải thiện huyết áp, giảm viêm động mạch, từ đó ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Enzyme bromelain trong quả thơm (dứa) giảm thiểu nguy cơ máu vón cục. Nó thậm chí còn làm giảm phản ứng viêm và chữa lành những vết thương của động mạch. Ăn thơm tiêu hủy chất béo và ngừa chất béo tích tụ, do đó giảm xơ vữa động mạch.
Nước ép từ củ dền là một phương thuốc điều trị xơ vữa động mạch hiệu quả khác. Nó chứa nhiều dưỡng chất giữ cho động mạch sạch sẽ và khỏe mạnh. Loại nước ép này cũng giúp tăng mức độ hemoglobin trong cơ thể, do đó kích thích lưu thông máu trong cơ thể.
Video đang HOT
Nguồn dồi dào chất xơ trong khoai lang có tác dụng giảm huyết áp và thanh lọc động mạch.
Bông cải xanh chứa nhiều vitamin K bảo vệ động mạch khỏi các tác hại từ can xi. Nguồn chất xơ trong bông cải xanh còn giữ huyết áp ở mức ổn định và hạ mức cholesterol.
Chất lycopene carotenoid trong cà chua làm giảm đáng kể quá trình ô xy hóa của cholesterol xấu, một tác nhân dẫn đến xơ vữa động mạch.
Quả lựu là nguồn dồi dào chất chống ô xy hóa phytochemical có tác dụng kích thích sản sinh oxit nitric cải thiện lưu thông máu và làm giãn nở động mạch.
Chiết xuất hạt nho rất giàu chất chống ô xy hóa và vitamin C. Đây cũng là nguồn dồi dào vitamin E giúp cải thiện quá trình lưu thông máu và làm giảm nồng độ cholesterol. Nạp thường xuyên chiết xuất này có tác dụng ngừa nguy cơ bị cục máu đông và nhồi máu cơ tim.
Những hoạt chất có trong trà xanh làm giảm các tác hại cho động mạch. Nhâm nhi một hai tách trà xanh mỗi ngày là giúp giảm xơ vữa động mạch hiệu quả.
Nhất Linh
Theo Thanhnien
Trị bệnh phù chân
Phù chân gây khó khăn trong việc đi lại và ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị bệnh phù chân như đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, phụ nữ mang thai, thiếu dinh dưỡng, các bệnh lý về thận, tim, gan... Thực hiện những cách dưới đây sẽ giúp bạn trị phù chân hiệu quả.
Gừng
Theo Livestrong, gừng có tác dụng chống viêm, làm loãng natri trong máu, giúp giảm đau và sưng chân. Bạn nên uống 2 - 3 tách trà gừng mỗi ngày hay nhai vài lát gừng tươi. Hoặc bạn cũng có thể dùng tinh dầu gừng để xoa bóp vùng chân bị phù vài lần mỗi ngày.
Cần tây
Cần tây là thực phẩm lợi tiểu, có tác dụng đào thải chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể giúp giảm sưng và đau chân. Bạn nên lấy 2 muỗng cà phê lá cần tây khô cho vào 1 cốc nước sôi, ngâm trong 10 phút rồi lọc bỏ bã và uống nước này 3 lần/ngày.
Chanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy nước chanh có khả năng đào thải chất lỏng dư thừa và các độc tố ra khỏi cơ thể giúp giảm sưng chân. Bạn có thể pha 2 muỗng canh nước cốt chanh, một ít mật ong trong cốc nước nóng và uống vài lần mỗi ngày.
Hạt rau mùi
Hạt rau mùi có đặc tính chống viêm, giúp giảm sưng và đau chân cũng như thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bạn có thể đun sôi 3 muỗng cà phê hạt rau mùi với 1 cốc nước và để nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp còn một nửa. Sau đó, để nguội, lọc bỏ bã và uống nước này 2 lần/ngày.
Trà xanh
Trà xanh có đặc tính chống viêm và giảm đau nên nó có tác dụng rất tốt trong việc điều trị chứng phù nề. Bạn chỉ cần thoa tinh dầu trà xanh vào vùng chân bị phù, để trong vài phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm và làm 2 lần/ngày.
Dứa
Dứa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bên cạnh đó, chất bromelain trong dứa có tác dụng giảm viêm và sưng. Do vậy, ăn dứa giúp điều trị hiệu quả chứng phù nề.
Lê Loan
Theo Thanhnien
Những trái cây thân thiện với người bệnh tiểu đường Nếu bạn bị tiểu đường và ai đó nói rằng bạn không được phép ăn trái cây thì điều này hoàn toàn là... không đúng. Ăn nho chừng mực tốt cho bệnh tiểu đường - Ảnh: Shutterstock Mặc dù ăn trái cây có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và một số loại trái cây nhất định có thể khiến lượng đường...