An Giang tập huấn sử dụng tài liệu giáo dục địa phương
Ngày 19/10, Sở GD&ĐT An Giang tổ chức tập huấn sử dụng Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, 2 và hướng dẫn giảng dạy lồng ghép ở tiểu học.
Quang cảnh buổi tập huấn.
Theo Sở GD&ĐT An Giang, Tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2 được triển khai sử dụng tại các cơ sở giáo dục phổ thông trong tỉnh An Giang từ năm học 2022 – 2023.
Phát biểu khai mạc tập huấn, ông Võ Văn Quới – Trưởng phòng giáo dục Mầm non & Tiểu học Sở GD&ĐT An Giang, cho biết: “Tài liệu giáo dục địa phương nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử; về truyền thống cách mạng; về vị trí địa lý; về kinh tế, chính trị, xã hội; về cảnh vật thiên nhiên của An Giang, bổ sung cho nội dung Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Triển khai nội dung giáo dục địa phương trong các cơ sở giáo dục tiểu học nhằm bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước; tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, kinh tế – xã hội của tỉnh An Giang ngày càng phát thịnh vượng.
Video đang HOT
Nội dung giáo dục địa phương góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh; đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong từng khối lớp bảo đảm thiết thực, hiệu quả phù hợp với trình độ, định hướng nghề nghiệp của học sinh”.
Ông Võ Văn Quới – Trưởng phòng giáo dục MN&TH Sở GD&ĐT An Giang phát biểu chỉ đạo.
Các đại biểu tham dự tập huấn được chia sẻ các nội dung hướng dẫn sử dụng Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh An Giang lớp 1, lớp 2. Cùng đó, Sở còn hướng dẫn tổ chức giáo dục An toàn giao thông trong trường tiểu học; Hướng dẫn triển khai giảng dạy lồng ghép Giáo dục An ninh và Quốc phòng trong trường tiểu học; Hướng dẫn lồng ghép giảng dạy bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
Cô Trần Thị Lệ Thương, Tổ trưởng – Giáo viên dạy lớp 1 Trường Tiểu học A thị trấn Phú Hòa (huyện Thoại Sơn) chia sẻ: “Nội dung Tài liệu giáo dục địa phương được tích hợp và lồng ghép phù hợp, hiệu quả thiết thực vào các môn học và hoạt động giáo dục giúp học sinh có cơ hội hiểu biết thêm về các giá trị văn hóa truyền thống, đặc trưng vùng đất, con người và vẻ đẹp của quê hương An Giang. Từ đó, giúp học sinh bồi đắp và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, tự hào về mảnh đất nơi mình được sinh ra và lớn lên”.
Sau đợt tập huấn này, Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức tập huấn lại cho toàn thể cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học trên địa bàn.
Thi tuyển phó hiệu trưởng tại TPHCM: Ứng viên trẻ nhất sinh năm 1993
Sở GD&ĐT TPHCM vừa công bố 12 ứng viên đủ điều kiện dự thi tuyển vị trí phó hiệu trưởng Trường THPT An Nhơn Tây, An Nghĩa và Quang Trung.
Việc thi tuyển là cơ hội để các giáo viên trẻ nỗ lực phấn đấu.
Năm học 2022-2023, lần đầu tiên TPHCM tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý trường học theo Đề án thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý của TPHCM.
Theo đó, Sở GD&ĐT TPHCM sẽ tổ chức thi tuyển 3 phó hiệu trưởng tại các trường THPT An Nhơn Tây, THPT Quang Trung (huyện Củ Chi) và THPT An Nghĩa (huyện Cần Giờ).
Đến nay vị trí phó hiệu trưởng Trường THPT An Nghĩa có 4 ứng viên đủ điều kiện thi tuyển. Vị trí phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung có 5 ứng viên đủ điều kiện thi tuyển. Vị trí phó hiệu trưởng Trường THPT An Nhơn Tây có 3 ứng viên đủ điều kiện thi tuyển.
Trong danh sách công bố, ứng viên lớn tuổi nhất sinh năm 1979 và ứng viên nhỏ tuổi nhất sinh năm 1993.
Được biết, hình thức thi sẽ bao gồm thi viết và thi trình bày đề án. Dự kiến thời gian tổ chức thi viết là 28/10/2022, thi trình bày đề án là 4/11/2022. Công bố quyết định trúng tuyển và trao quyết định dự kiến trong tháng 12.
Các ứng viên phải được quy hoạch chức vụ phó hiệu trưởng nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc đang quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác, có bản kê khai tài sản thu nhập theo quy định. Ngoài ra phải còn đủ 5 năm công tác tính từ khi dự tuyển và không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của Đảng và pháp luật, không đang trong thời gian thi hành kỷ luật.
Bên cạnh đó, các ứng viên phải có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành chuyên môn phù hợp, có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng ngoại ngữ tương đương bậc 3; Đồng thời đã được bổ nhiệm ngạch chuyên viên hoặc chức danh nghề nghiệp tương ứng bậc III trở lên, có chứng chỉ chương trình đào tạo và có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.
Ứng viên đăng ký dự thi phải chuẩn bị hồ sơ gồm đơn đăng ký dự tuyển; sơ yếu lý lịch cán bộ, công chức theo mẫu; bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân; bản kê khai tài sản, thu nhập; bản nhận xét và đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy nơi người dự thi đang công tác.
Ngoài ra cần phải có bản nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cư trú; văn bản xác nhận trong diện quy hoạch của người dự thi; bản sao văn bằng chứng chỉ; giấy khám sức khỏe.
Trường hợp người tham gia dự thi từ nơi khác phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nơi người tham gia dự thi đang công tác đồng ý cho người đó dự thi.
Phát động phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc Sáng 18/10, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh, Sở GD&ĐT Hà Tĩnh tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua xây dựng trường học hạnh phúc Tiết mục văn nghệ lễ phát động của các em học sinh TP Hà Tĩnh. Tham dự lễ phát động có lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đại diện...