An Giang tăng cường truyền thông về dân số, sức khỏe sinh sản cho vị thành niên
Thời gian qua, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa Gia đình (KHHGĐ) tỉnh An Giang đã phối hợp các ngành liên quan và trường học thực hiện nhiều hoạt động truyền thông tư vấn và cung cấp dịch vụ về dân số-KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên, nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đối tượng là vị thành niên/thanh niên trong tỉnh.
Mới đây, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang phối hợp Trung tâm Y tế TP. Châu Đốc tổ chức buổi truyền thông tư vấn cung cấp dịch vụ dân số/KHHGĐ/ sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình cho học sinh. Đây là hoạt động trong chương trình nâng cao chất lượng dân số năm 2022, tư vấn cung cấp dịch vụ dân số/KHHGĐ/ sức khỏe sinh sản, hôn nhân gia đình cho vị thành niên/thanh niên trong cộng đồng năm 2022 của thành phố. Theo đó, các em được cung cấp thông tin, chia sẻ những kiến thức về sức khỏe sinh sản thanh niên; kỹ năng cần được trang bị trước khi kết hôn; giới thiệu các biện pháp tránh thai cho đối tượng vị thành niên/thanh niên.
Tăng cường công tác truyền thông về dân số/sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang
Ngày 15/6/2022, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT An Giang cũng phối hợp Trung tâm Y tế TP. Châu Đốc tổ chức buổi tuyên truyền phòng chống các tệ nạn trong trường học và tư vấn giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh nữ khối 10, 11.
Tại buổi tuyên truyền, Trung tâm Y tế TP. Châu Đốc đã cung cấp những thông tin bổ ích về kiến thức giáo dục giới tính sức khỏe sinh sản vị thành niên, các loại bệnh thường gặp trong trường học. Đồng thời, cung cấp hình thành các kỹ năng tự phòng chống để tự bảo vệ, tự ứng phó đối với những khó khăn gặp phải của tuổi mới lớn và các bệnh mà học sinh thường gặp.
Theo Trung tâm Y tế TP. Châu Đốc, mục tiêu nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin nhằm hướng tới mục tiêu đạt 63,50% tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại và 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp tránh thai hiện đại, hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng trong năm 2022…
Theo Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh An Giang: Lứa tuổi vị thành niên có rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý, là điểm quan trọng khởi đầu để các em hình thành kỹ năng sống, chuẩn bị cho giai đoạn trưởng thành sau này. Vì thế, việc tuyên truyền sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên trong giai đoạn này rất quan trọng. Công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên tại các trường học giúp các em học sinh biết được nhiều kiến thức về sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên là rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình trong tương lai.
Bởi ở giai đoạn này, các em rất thích khám phá năng lực bản thân, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ mới. Nếu không được tuyên truyền đúng cách, các em rất dễ có các nguy cơ: Quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, dễ bị xâm hại tình dục dẫn đến mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn… Kể cả tình trạng yêu sớm, quan hệ tình dục, cá biệt là mang thai ngoài ý muốn vẫn còn xảy ra. Việc mang thai ngoài ý muốn sẽ dẫn đến nhiều hậu quả rất nghiêm trọng, như: Phá thai, đẻ non, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của mẹ, gây biến chứng khả năng sinh sản sau này…
Thực tế cho thấy, trẻ vị thành niên còn thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về sức khỏe sinh sản, chưa hiểu rõ cơ thể của bản thân. Tại nhà trường, mặc dù đã có các môn học như: Sinh học, Giáo dục công dân… nhưng những kiến thức mới dừng lại ở lý thuyết. Nhu cầu về việc tuyên truyền, phổ biến sức khỏe sinh sản rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mạng internet luôn có tác động 2 chiều đến nhận thức của các em, trong đó, thông tin tiêu cực vẫn còn khá nhiều.
Chi cục Dân số – KHHGĐ- tỉnh An Giang đã phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố tổ chức nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt ngoại khóa về chăm sóc sức khỏe sinh sản và phòng, chống HIV/AIDS cho vị thành niên/thanh niên tại các trường THPT.
Video đang HOT
Thời gian qua, đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức sức khỏe sinh sản, qua đó phát huy vai trò chủ động, tích cực của nhà trường, phụ huynh trong việc truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản, giúp các em đủ kiến thức tự tin, sức khỏe, bản lĩnh đối mặt với những thách thức về sự thay đổi mạnh mẽ ở lứa tuổi trẻ vị thành niên.
Theo Trung tâm Y tế TP. Châu Đốc: Trung tâm đã thực hiện Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn, vùng có đồng bào dân tộc và triển khai đến phường, xã. Tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số-KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên, như: Cung cấp tờ rơi, sản phẩm truyền thông cho đối tượng về kiến thức sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên; sức khỏe sinh sản/KHHGĐ và khám sức khỏe cho vị thành niên/thanh niên. Tư vấn cho đối tượng chuẩn bị kết hôn về sức khỏe sinh sản vị thành niên và cung cấp dịch vụ dân số-KHHGĐ cho vị thành niên/thanh niên. Hướng dẫn việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, các biện pháp tránh thai, sức khỏe tình dục; cung cấp các phương tiện tránh thai miễn phí…
Cùng với đó, thực hiện chương trình mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh; tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; kiểm sát mất cân bằng giới tính khi sinh… góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
'Chuyện ấy' qua... điện thoại có gây hại cho sức khỏe?
Quan hệ tình dục qua điện thoại bao gồm việc mô phỏng quan hệ tình dục sử dụng cuộc gọi thoại, cuộc gọi video hoặc các dịch vụ nhắn tin..."Yêu" qua điện thoại, cặp đôi sẽ trò chuyện với nhau và sử dụng những ngôn ngữ trừu tượng để giúp đối phương "lên đỉnh". Tuy nhiên, điều này có gây hại?
Một số người quan hệ tình dục qua điện thoại với đối tác của họ khi không thể ở bên nhau trực tiếp. Chẳng hạn như trong một mối quan hệ xa hoặc khi một trong hai người đi công tác hay đi du lịch... Những người khác có thể thử quan hệ tình dục qua điện thoại khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc không thuận tiện do bị cách ly do COVID-19...
1. Quan hệ tình dục qua điện thoại là gì và hoạt động như thế nào?
Quan hệ tình dục qua điện thoại đề cập đến hoặc mô phỏng quan hệ tình dục qua điện thoại. Những người có mối quan hệ cam kết hoặc bình thường có thể tham gia hoạt động này khi họ muốn kết nối với đối tác và thúc đẩy sự thân thiết.
Trong khi quan hệ tình dục qua điện thoại, mọi người có thể chia sẻ những tưởng tượng hoặc kế hoạch cho các hoạt động tình dục trong tương lai qua điện thoại. Hay có thể nói chuyện rõ ràng về những gì họ muốn làm với người kia, gửi tin nhắn hoặc ảnh qua văn bản...
Mọi người có thể thủ dâm trong hoạt động này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quan hệ tình dục qua điện thoại là một công cụ để thúc đẩy sự thân mật, và thủ dâm không có hoặc là thứ yếu.
Mọi người có thể tham gia vào việc chia sẻ những tưởng tượng hoặc kế hoạch cho các hoạt động tình dục trong tương lai qua điện thoại.
2. Lợi ích của quan hệ tình dục qua điện thoại
2.1 Ít rủi ro tình dục hơn
Quan hệ tình dục qua điện thoại không có nguy cơ mang thai hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Vì vậy, một số người có thể sử dụng nó như một sự thay thế cho tình dục thể xác trong một số trường hợp.
2.2 Nuôi dưỡng sự thân thiết
Một cá nhân không thể gặp trực tiếp người khác - có thể do khoảng cách địa lý, bệnh tật hoặc các rào cản khác, có thể kết nối với họ qua điện thoại tình dục.
2.3 Tiếp cận tình dục và sự thân mật
Những người cảm thấy khó khăn hơn trong việc hình thành các mối quan hệ tình dục với người khác có thể tham gia vào quan hệ qua điện thoại như một giải pháp thay thế.
2.4 Khuyến khích giao tiếp tình dục
Quan hệ tình dục qua điện thoại có thể khuyến khích mọi người trao đổi rõ ràng hơn về mong muốn và tưởng tượng của họ. Một số người có thể cảm thấy thoải mái hơn khi thảo luận về tình dục qua điện thoại hơn là gặp trực tiếp.
2.5 Sự hài lòng trong mối quan hệ
Trong một nghiên cứu năm 2022 với 272 người trong độ tuổi 18-29 tham gia, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa tình dục và sự gia tăng điểm số của sự hài lòng về tình dục ở những người có quan hệ một vợ một chồng.
3. Và những rủi ro khi quan hệ tình dục qua điện thoại
Quan hệ tình dục qua điện thoại cũng mang lại một số rủi ro và nguy hiểm, chẳng hạn như:
Lo ngại về quyền riêng tư: Có nguy cơ một hoặc nhiều người chia sẻ hình ảnh và tin nhắn thoại, văn bản hoặc video mà không có sự đồng ý của người gửi.
Ép buộc tình dục: Một người có thể nghe thấy những điều họ không muốn nghe hoặc cảm thấy bị áp lực khi quan hệ tình dục qua điện thoại. Trong một số trường hợp, mọi người có thể gửi cho người khác nội dung không mong muốn dưới dạng video, hình ảnh và tin nhắn.
Quan hệ với người không mong muốn: Mọi người có thể kết thúc việc quan hệ tình dục qua điện thoại với một người có danh tính không mong muốn hoặc với một người có ý định chia sẻ cuộc trò chuyện với người khác.
4. Không nên lạm dụng hình thức này
Không nên lạm dụng quan hệ tình dục qua điện thoại vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Quan hệ tình dục qua điện thoại là một cách để một người kết nối với bạn tình của họ. Mọi người có thể sử dụng cuộc gọi thoại hoặc video, tin nhắn văn bản và các dịch vụ nhắn tin tức thời khác để mô phỏng tình dục. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là sử dụng tình dục qua điện thoại luôn có những rủi ro và nguy hiểm. Mọi người có thể chia sẻ cuộc trò chuyện, hình ảnh và video mà không cần sự đồng ý của tất cả các bên. Ngoài ra, một số cá nhân có thể cảm thấy áp lực khi quan hệ tình dục qua điện thoại.
Theo BSCKII. Nguyễn Khắc Lợi (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội), quan hệ tình dục qua điện thoại thực ra cũng là một hình thức thủ dâm để giải tỏa tâm lý. Cách thức này không hề xấu, trong nhiều trường hợp còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt cảm xúc.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng hình thức "yêu" này cũng không khác gì việc tự "thủ dâm" quá nhiều, có thể khiến đàn ông bị suy giảm lượng tinh trùng, đàn ông tự "đạt cực khoái" quá mạnh cũng có thể làm tổn thương da quy đầu, thậm chí gây đứt phanh hãm.
Ngoài ra, nữ giới dễ đối mặt với nguy cơ bị viêm nhiễm nếu sử dụng nhiều vật dụng để tự kích thích trong quá trình quan hệ tình dục qua điện thoại...
Việc có nên "yêu" qua điện thoại hay không còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của các cặp đôi. Nhưng để đảm bảo sức khỏe sinh sản, chỉ nên dừng lại ở mục đích "hâm nóng", không nên lạm dụng.
Những nguyên nhân dễ dẫn đến vô sinh nữ Vô sinh nữ là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống với nhau mà người vợ không thể có thai trong khoảng thời gian một năm, mặc dù không sử dụng biện pháp tránh thai nào. Vô sinh nữ là tình trạng một cặp vợ chồng chung sống với nhau mà người vợ không thể có thai trong khoảng thời gian một...