An Giang: Hai phó phòng ngân hàng tham ô tài sản, lãnh tổng cộng 36 năm tù
Do không có tiền trả tiền vay lãi nặng nên Huỳnh Tiểu My bàn với đồng nghiệp kế toán rút hơn 7 tỉ đồng từ kho quỹ của ngân hàng để trả nợ.
Sau 2 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 5.7, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Huỳnh Tiểu My (42 tuổi) 20 năm tù và Vũ Thái An (35 tuổi, cùng nguyên là phó phòng kế toán và ngân quỹ của một chi nhánh ngân hàng ở H.Châu Phú, An Giang) 16 năm tù, cùng về tội tham ô tài sản; tuyên phạt Hoàng Mai Thùy Trang (39 tuổi, nguyên nhân viên của chi nhánh ngân hàng này) 3 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, cấm các bị cáo My, An và Trang đảm nhiệm chức vụ từ 1 – 3 năm sau khi chấp hành xong án.
Bị cáo Vũ Thái An (trái) và bị cáo Huỳnh Tiểu My tại phiên tòa
TRẦN NGỌC
Liên quan vụ án, TAND tỉnh An Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Mỹ Thanh (34 tuổi) 1 năm 6 tháng tù; Võ Hoàng Linh (40 tuổi) 1 năm tù cùng về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Đồng thời, xử phạt hành chính Nguyễn Thị Diễm Chinh (41 tuổi) và Cao Quốc Kiệt (42 tuổi, tất cả cùng ngụ An Giang) mỗi người 150 triệu đồng.
Theo cáo trạng, ngoài làm việc tại ngân hàng, My còn kinh doanh online. Do việc kinh doanh thua lỗ nên My vay tiền của nhiều người, đồng thời gia đình của My cũng đã nhiều lần trả nợ nhưng vẫn không hết nợ.
Ngày 29.11.2021, My vay của Nguyễn Thị Mỹ Thanh 6,5 tỉ đồng, với lãi suất 1,6%/ngày trong thời gian 7 ngày để trả nợ; tương đương mức lãi suất 48%/tháng và 548%/năm, cao hơn lãi suất quy định 29,2 lần.
Video đang HOT
Ngày 1.12.2021, Thanh yêu cầu My trả vốn 2 tỉ đồng, trong số 6,5 tỉ đồng rồi cho My vay lại. Do My đang thiếu của bị cáo An 5,3 tỉ đồng nên bàn bạc với An giúp My lấy tiền trong kho quỹ để có tiền trả nợ cho Thanh. Khi Thanh cho My vay lại 4 tỉ đồng, My sẽ nộp vào quỹ ngân hàng và trả tiền cho An. Từ đó, An lấy tiền trong kho quỹ đưa My và giúp sức cho My chiếm đoạt của ngân hàng 4,55 tỉ đồng.
Đối với bị cáo Trang, dù là giao dịch viên quỹ chính của ngân hàng nhưng không kiểm tra tính xác thực khách hàng, tính hợp lệ của chứng từ giao dịch vẫn thực hiện hạch toán giao dịch và chia sẻ mật khẩu trên hệ thống IPCAS để My chiếm đoạt của ngân hàng 4,7 tỉ đồng.
Tổng cộng trong 2 ngày 1.12 và 2.12.2021, dưới sự giúp sức của An và Trang, bị cáo My đã rút hơn 7 tỉ đồng của ngân hàng để trả nợ cho Thanh và không có khả năng hoàn trả tiền vào quỹ ngân hàng. Vào chiều tối 2.12.2021, My báo cáo sự việc với ban giám đốc chi nhánh ngân hàng. Sau đó, công an vào cuộc xử lý. Sau khi sự việc bị phát hiện, My, An và những người có liên quan đã tác động gia đình nộp khắc phục gần hết tiền cho ngân hàng.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh TRẦN NGỌC
Theo cáo trạng, Thanh cho My vay 6,5 tỉ đồng và đã nhận lãi 872 triệu đồng, sau khi trừ lãi suất theo quy định, Thanh thu lợi hơn 842 triệu đồng.
Ngoài ra, My cũng vay của bị cáo Chinh với tổng số tiền 5,2 tỉ đồng, lãi suất thỏa thuận là 0,3%/ngày, tương đương 108%/năm, Chinh thu lợi hơn 41 triệu đồng. Cùng mức lãi suất này, Kiệt cho My vay 6,5 tỉ đồng và thu lợi hơn 52 triệu đồng. Bị cáo Linh cho My vay hơn 7 tỉ đồng, lãi 0,35 – 0,4%/ngày, tương đương 128 – 146%/năm, thu lợi bất chính hơn 112 triệu đồng.
Phát biểu luận tội tại tòa, đại diện Viện KSND tỉnh An Giang đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo My từ 16 – 17 năm tù; An từ 15 – 16 năm tù về tội tham ô tài sản; tuyên phạt bị cáo Trang mức án từ 3 – 4 năm tù về tội thiếu trách nhiệm và cấm (có thời hạn) cả 3 bị cáo này đảm nhiệm chức vụ sau khi chấp hành xong bản án. Đối với nhóm bị cáo cho vay nặng lãi, đề nghị tòa tuyên phạt tiền đối với Thanh từ 400 – 500 triệu đồng; Linh từ 300 – 400 triệu đồng; Chinh và Kiệt mỗi người từ 80 – 100 triệu đồng. Đồng thời đề nghị HĐXX tuyên nộp sung vào ngân sách nhà nước số tiền khoảng 18 tỉ đồng mà các bị cáo này sử dụng để cho vay nặng lãi và số tiền mà các bị cáo đã thu lợi bất chính.
Tuy nhiên, xét quy định của pháp luật và mức độ phạm tội của từng bị cáo, TAND tỉnh An Giang tuyên các bị cáo mức án nêu trên.
Vì sao phiên xử phúc thẩm đồng phạm của cựu Tổng Giám đốc DAB tạm hoãn?
Sáng 12/6, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xem xét đơn kháng cáo của các bị cáo đồng phạm cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Đông Á (DAB) Trần Phương Bình trong vụ cho vay trái phép, gây thiệt hại số tiền hơn 184 tỷ đồng.
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra giữa năm 2022, bị cáo Trần Phương Bình đã bị tuyên phạt 10 năm tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng". 9 bị cáo đồng phạm của bị cáo Trần Phương Bình tùy theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 24 tháng tù đến 30 năm tù về tội danh trên.
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Trần Đạo Vũ (cựu Phó Tổng Giám đốc DAB), Nguyễn Thị Kim Đường (cựu Giám đốc DAB chi nhánh Hà Nội), Lương Ngọc Quý (cựu Phó Tổng Giám đốc DAB) và bị cáo Phan Thúy Mai (cựu Giám đốc Công ty cổ phần An Phát) có đơn kháng cáo. Tại cấp sơ thẩm, cả 4 bị cáo đều bị tuyên phạt 5 năm tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Về phân dân sự, Tòa án sơ thẩm tuyên buộc Công ty cổ phần An Phát phải trả cho DAB số tiền 108 tỷ đồng, buộc bị cáo Phan Thúy Mai phải bồi thường cho DAB số tiền 75 tỷ đồng.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo Trần Đạo Vũ và bị cáo Lương Ngọc Quý kháng cáo kêu oan khi cho rằng, họ không vi phạm quy định cho vay của ngân hàng. Hai bị cáo Vũ và Quý đề nghị tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ nội dung liên quan. Còn bị cáo Nguyễn Thị Kim Đường và bị cáo Phan Thúy Mai kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm sáng 12/6.
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn dân sự là Ngân hàng TMCP Đông Á kháng cáo đề nghị tòa án cấp phúc thẩm xác định Công ty cổ phần An Phát và Công ty Tràng An là bị đơn dân sự. Nguyên đơn dân sự cũng đề nghị tòa án cấp phúc thẩm buộc Công ty cổ phần An Phát phải có nghĩa vụ bồi thường hơn 166 tỷ đồng nợ gốc, chưa kể tiền lãi phát sinh; buộc Công ty Tràng An phải bồi thường số tiền 18 tỷ đồng nợ gốc, chưa tính lãi.
Trường hợp Công ty cổ phần An Phát và Công ty Tràng An không thanh toán được nợ thì DAB có quyền phát mãi tài sản thế chấp là 123 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc Dự án Đồi 79 Mùa Xuân tại tại huyện Mê Linh, Hà Nội.
Trong phần thủ tục phiên tòa, luật sư bảo vệ quyền lợi cho DAB đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm triệu tập Công ty Tràng An, Văn phòng công chứng số 2 tỉnh Vĩnh Phúc, Văn phòng công chứng Nguyễn Tú đến phiên tòa để làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ án.
Trước đó, Công ty Tràng An được Hội đồng xét xử phúc thẩm triệu tập đến phiên tòa với tư cách người liên quan. Tuy nhiên, Công ty Tràng An vắng mặt. Còn hai văn phòng công chứng trên không trong trong danh sách triệu tập của tòa án cấp phúc thẩm.
Về sự vắng mặt của Công ty Tràng An, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa nhận thấy, việc vắng mặt của công ty sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xét xử nên đề nghị Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để tiếp tục triệu tập Công ty Tràng An. Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử phúc thẩm quyết định hoãn phiên tòa.
Theo bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, Công ty cổ phần An Phát làm chủ đầu tư Dự án bất động sản Đồi 79 mùa xuân tại huyện Mê Linh, Hà Nội. Bị cáo Phan Thúy Mai có quan hệ thân thiết với Ban Giám đốc DAB nên đề xuất vay tiền tại đây.
Từ năm 2007 đến 2014, bị cáo Phan Thúy Mai đã lợi dụng quan hệ để vận động lãnh đạo DAB chỉ đạo DAB Chi nhánh Hà Nội giải ngân nhanh các khoản vay, bỏ qua quy trình thẩm định tài sản. Bị cáo Phan Thúy Mai còn làm giả tài liệu để giao dịch và dùng tài sản không đủ điều kiện mang đi thế chấp vay vốn. Đến nay, bị cáo Phan Thúy Mai và Công ty cổ phần An Phát không thể trả nợ.
Bị cáo Trần Phương Bình đã giúp bị cáo Phan Thúy Mai nhiều lần vay tiền tại DAB và trực tiếp phê duyệt gói tín dụng 500 tỷ đồng cho Công ty cổ phần An Phát. Bị cáo Trần Phương Bình và bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến (cựu Phó Tổng Giám đốc DAB) chỉ đạo DAB Chi nhánh Hà Nội giải ngân nhanh cho bị cáo Phan Thúy Mai làm hồ sơ gấp, bỏ qua các quy trình thẩm định và không thực hiện đúng các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo.
Nhóm bị cáo là cựu cán bộ DAB Chi nhánh Hà Nội biết bị cáo Phan Thúy Mai là khách hàng VIP, có quan hệ với bị cáo Trần Phương Bình, bị cáo Nguyễn Thị Kim Xuyến và được hai cựu lãnh đạo DAB yêu cầu "tạo điều kiện" cho bị cáo Phan Thúy Mai. Việc giải ngân khoản vay cho bị cáo Phan Thúy Mai khi chưa hoàn tất thủ tục về tài sản đảm bảo đều có sự đồng ý và chỉ đạo của Trần Phương Bình, qua đó gây thiệt hại số tiền 184 tỷ đồng.
Kháng cáo đòi tiền trong vụ án liên quan đến sai phạm tại Ngân hàng DAB Trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm, bà Nguyễn Thị Kim Xuyến (cựu Phó TGĐ DAB) rút đơn kháng cáo nên HĐXX cấp phúc thẩm đã đình chỉ xét xử đối với bà Xuyến. Ngày 12/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan ngân hàng xảy...