An Giang: Đề thi của Sở GD&ĐT biên soạn mắc nhiều sai sót
Theo xác nhận của ThS Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang, đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn toán lớp 12 do ở GD&ĐT An Giang biên soạn có nhiều sai sót.
Ngày 29/12, tỉnh An Giang đồng loạt tổ chức khảo sát chất lượng học kỳ I môn toán lớp 12. Theo đó trong thời gian 150 phút, (không kể thời gian phát đề) học sinh phải giải 5 bài toán theo thứ tự từ 1 đến 5 do Sở GD&ĐT An Giang biên soạn (gọi tắt là đề thi).
Tuy nhiên ngay sau khi buổi khảo sát kết thúc, chúng tôi nhận được thông tin từ nhiều giáo viên môn toán tại tỉnh An Giang (bằng file DPF) phản ánh đề thi có nhiều điểm sai sót về hình thức văn bản, quy cách ký hiệu toán học, sử dụng thuật ngữ toán học…
Để đảm bảo tính khách quan và rộng đường dư luận, chúng tôi liên hệ với ThS Hoàng Xuân Quảng, Phó Hiệu trưởng ĐH An Giang, người có nhiều năm giảng dạy môn toán.
Sau khi xem xét, ThS Quảng khẳng định: Phản ánh của giáo viên về cơ bản là chính xác. Đề thi mắc nhiều sai sót. “Không chỉ sai về hình thức văn bản, mà ngay cả những ký hiệu toán học, thuật ngữ chuyên môn của ngành toán cũng bị sử dụng chưa chính xác…”, ThS Quảng nhấn mạnh.
Ảnh chụp đề thi.
1.Trước hết về hình thức văn bản: Đề thi mắc nhiều sai sót cơ bản. Theo ThS Quảng, với yêu cầu của kỳ thi chung cho học sinh cả tỉnh, đòi hỏi phải nghiêm túc, chính xác và khoa học, thế nhưng đề thi lại mắc nhiều sai sót về hình thức văn bản. Ở đây xin đưa ra một vài ví dụ. Sau chữ “hàm số” không có khoảng trống (Bài 1); bỏ dấu hai chấm mà không có khoảng trống (câu a, b Bài 2); thể hiện dấu bằng (=) ở dòng trên, còn giá trị “a” bị rớt xuống dòng dưới (Bài 4); hay dùng dấu chấm phẩy (;) để kết thúc câu (câu a, b Bài 4).
2. Sai sót về ký hiệu toán học. Quy cách ghi các ký hiệu toán học thường phải lấy sách giáo khoa hiện hành làm chuẩn. Nhưng trong trường hợp này đề thi đã sử dụng khá tùy tiện. Theo quy định chung, các ký hiệu toán học phải được viết theo dạng in nghiêng, nhưng trong đề thi các ký hiệu “(C)” và “m” được viết với chữ in đứng (Bài 1). Sai sót này tiếp tục xuất hiện ở các Bài 4 và 5.
Video đang HOT
Theo ThS Quảng, tuy sai sót này không lớn, nhưng không thể chấp nhận được so với vị trí của đề thi cho toàn tỉnh.
3. Sử dụng thuật ngữ chuyên môn thiếu chính xác. Cũng như các môn khoa học khác, toán học có thuật ngữ chuyên ngành mang tính bắt buộc. Thế nhưng trong đề thi này, nhóm biên soạn lại sử dụng chưa đúng một số thuật ngữ rất cơ bản. Theo ThS Quảng, ở câu b Bài 1, chính xác của thuật ngữ là: “tiếp tuyến của đồ thị”, nhưng nhóm biên soạn lại ra đề là “tiếp tuyến với đồ thị” (câu b Bài 1); hay sử dụng thuật ngữ “biện luận theo m” thay vì “biện luận theo tham số m” (câu c Bài 1). Thậm chí trường hợp còn gây khó hiểu, thay vì “Giải phương trình” lại dùng “Tìm x biến”. Thậm chí còn viết nhầm thành “biết” (câu c Bài 2).
4. Diễn đạt 3 không chặt chẽ: Trong Bài 3 lẽ ra phải viết là” Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số y = x4 – 3×2 2 trên đoạn [1;5] nhưng đề thi lại thể hiện thành Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số sau trên đoạn [1;5] y = x4 – 3×2 2.
Theo ThS Quảng, bên cạnh việc chỉ ra đúng một số điểm sai sót, một số ý kiến của giáo viên này cũng chưa thật chính xác. Thí dụ góp ý về việc nêu rõ “số thực”, “số phức”. “Tôi nghĩ rằng không cần thiết, vì tới thời điểm thi cuối học kỳ I học sinh lớp 12 chưa học “số phức”, nên nói đến số ta thường hiểu đó là “số thực”. Trong sách giáo khoa cũng thường trình bày như vậy”, ThS Quảng nhấn mạnh.
Tuy nhiên theo ThS Quảng, ngay cả đáp án của đề thi này vẫn mắc sai sót.
Theo Lục Tùng/Lao động
Tranh luận về đưa người nổi tiếng bán chuối, bưởi vào đề thi
Với hình ảnh Sơn Tùng, Phạm Hương thích chuối, bưởi, nhiều cư dân mạng cho rằng, đề thi nêu vấn đề tế nhị, dễ gây cười nhưng cũng khiến người nghiêm túc cảm thấy lố bịch.
Gần đây, cộng đồng mạng tranh luận về đề thi môn Tài chính Tiền tệ của Đại học Nha Trang có chi tiết Sơn Tùng M-TP sản xuất chuối, Phạm Hương sản xuất bưởi và Hồ Ngọc Hà sản xuất sữa. Ở một mã đề khác, các nhân vật được gán cho "bán chuối, bán bưởi" là Đàm Vĩnh Hưng, Quân Kun, Trấn Thành.
Đề thi được truyền trên mạng.
Có ảnh hưởng hình ảnh cá nhân?
Đề thi trên được thầy Nguyễn Hữu Mạnh - giảng viên bộ môn Tài chính - Ngân hàng, Đại học Nha Trang biên soạn cho sinh viên hệ cao đẳng. Mặc dù người ra đề khẳng định việc cho người nổi tiếng "bán chuối, bưởi" hoàn toàn chỉ để gây sự thú vị, không có ý khác, nhưng nhiều cư dân mạng cho rằng, đề thi đề cập vấn đề tế nhị, dễ gây cười nhưng cũng khiến người nghiêm túc cảm thấy lố bịch.
Độc giả Nguyễn Thắng bình luận: "Đưa những điều thú vị vào học tập nên được khuyến khích, nhưng phải tránh những yếu tố tế nhị, dễ gây hiểu nhầm. Một đề thi thì không nên thiếu nghiêm túc như vậy".
Một bạn đọc khác chia sẻ, nội dung của các bài kiểm tra nên thể hiện sự nghiêm túc và nhân văn. Giải trí có chỗ riêng, giáo dục cũng vậy.
Tuy nhiên, một số ý kiến đồng tình cách ra đề của thầy Mạnh. Bạn Hoàng Tân cho rằng: "Dạy kinh tế mà thêm chút gia vị showbiz vào thì quá hay chứ tại sao phản đối. Nếu ai đó phản đối vì sự khác lạ thì nên coi lại mình".
Bạn đọc Lê Dũng nêu quan điểm, đề thi vui vẻ mà còn tạo hứng khởi cho sinh viên, "vậy mà cũng làm rộ chuyện". Ở Mỹ, chính khách còn là nhân vật biếm họa, huống hồ mấy ca sĩ, diễn viên...
Bám sát thời sự nên đúng cách
Những năm gần đây, việc đưa thông tin thời sự hay nhân vật nổi tiếng vào đề thi mở đã trở thành cách làm phổ biến ở một số trường. Năm 2013, Sở GD&ĐT Hải Phòng từng gây nhiều tranh cãi với việc ra đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn có sự xuất hiện của bà Tưng và Ngọc Trinh. Đề thi học kỳ của trường THPT Cẩm Giàng (Hải Dương) năm 2014 có câu hỏi: "Để so sánh độ hot của hai thần tượng là ca sĩ Sơn Tùng M-TP và Lệ Rơi trong ca khúc Chắc ai đó sẽ về...".
Những đề thi nêu câu chuyện thật của nhân vật tài năng như Ánh Viên, Công Phượng thường nhận được phản hồi tích cực, trong khi những câu chuyện "chế" của người nổi tiếng trong ngành giải trí lại có nhiều ý kiến trái chiều.
Trao đổi với Zing.vn, tiến sĩ Sái Công Hồng, Giám đốc Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, trong những câu hỏi tình huống, giảng viên có thể thay tên ông A, bà B bằng nhân vật nổi tiếng. Tuy nhiên, điều này chỉ đơn giản là việc thay chủ ngữ, không thể hiện tính sáng tạo của người ra đề. Bên cạnh đó, phải lưu ý việc chọn tình huống cho nhân vật được nêu tên, tránh đưa ra tình huống sai sự thật hoặc gây ảnh hưởng tiêu cực đến người nổi tiếng.
Bình luận về chủ đề này, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, giảng viên Đại học Sư phạm TP HCM nêu quan điểm, dụng ý người ra đề muốn tạo tâm lý thoải mái cho sinh viên và chỉ sử dụng nội bộ trường. Tuy nhiên, việc sử dụng tên người nổi tiếng và gán cho họ những nghề nghiệp, hành động có vẻ thiếu tế nhị như "ăn chuối, uống sữa, thích bưởi" vừa làm mất đi tính nghiêm túc cần thiết của đề thi, vừa vô tình làm ảnh hưởng hình ảnh cá nhân.
Thầy Hiếu đặt vấn đề, nếu tên chúng ta bị đưa vào đề thi, trong đó nói rằng chỉ thích ăn chuối của người này hay uống sữa của người kia, tất nhiên sẽ cảm thấy không vui.
"Để tạo hứng thú cho người thi, chúng ta có thể đặt tên theo các nhân vật hư cấu (nhân vật cổ tích, nhân vật tưởng tượng...) để không ảnh hưởng ai. Tuy nhiên, dù dùng tên gì thì đề thi cũng đừng khơi gợi hình ảnh thiếu tế nhị trong trí tưởng tượng của sinh viên", giảng viên này chia sẻ.
Bạn Tracy Lê, cựu du học sinh Mỹ, nói: "Khi tôi học trung học và đại học ở Mỹ, những câu hỏi tình huống thường nhắc đến nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như: Robert Frost, Emily Dickinson, William Shakespeare, Mark Twain và Langston Hughe... Tôi chưa thấy nhân vật giải trí như Madona hay Lindsay Lohan lọt vào đề thi".
Theo người này, để bám sát thời sự, định hướng lối sống cho học sinh, các thầy cô nên biết chọn đề tài nào đưa vào đề thi, chủ đề nào chỉ để thảo luận trên lớp.
Theo Zing
Sở giáo dục Hà Nội chỉ đạo giải quyết vụ 2.000 HS nghỉ học Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đã cử hai cán bộ nắm bắt tình hình và chỉ đạo giải quyết việc 2.000 học sinh ở Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) nghỉ học để phản đối xây trung tâm thương mại. Chiều 23/12, Sở GD&ĐT Hà Nội có công văn về việc ba ngày qua khoảng 2.000 học sinh trường tiểu học và...