An Giang cần ưu tiên phát triển giáo dục và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Ngày 17/7, đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm Trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo tỉnh An Giang về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2019.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã biểu dương, đánh giá cao những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đạt được trong thời gian qua. Là một tỉnh biên giới với dân số đông, điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng nhờ có sự chung tay, đồng lòng, quyết tâm cao nên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Giang đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc với Trường Đại học An Giang.
Trong đó, nhiều năm qua, lĩnh vực y tế và giáo dục của tỉnh luôn nằm trong top 10 tỉnh, thành phố đứng đầu toàn quốc về tỷ lệ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho ngành y tế cũng đã có nhiều cố gắng.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, An Giang vẫn là một tỉnh nghèo. Do đó, tỉnh cần cân đối ngân sách và dành sự ưu tiên phát triển một số lĩnh vực trọng tâm, nhất là ở lĩnh vực giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Cụ thể, đối với lĩnh vực giáo dục, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý An Giang đổi mới, phát huy tính sáng tạo trong dạy và học, sắp xếp lại hệ thống trường lớp theo đúng nhu cầu thực tế. Tỉnh cần tập trung cho bậc học mầm non và giáo dục đại học, để An Giang cùng với Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Trong lĩnh vực y tế, An Giang chủ động xây dựng đề án tự chủ cho một số bệnh viện đủ điều kiện, để dành nguồn lực đầu tư cho y tế dự phòng, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngay từ tuyến cơ sở. Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, để nâng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân; quan tâm cải cách quản lý bảo hiểm xã hội, vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý công tác khám chữa bệnh…
Liên quan đến việc chuyển giao Trường Đại học An Giang về Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá, Trường Đại học An Giang là một trong những trường đại học lớn của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về cả quy mô lẫn chất lượng đào tạo. Do vậy, sắp tới khi chuyển giao về Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học An Giang vẫn không tách rời khỏi tỉnh, vẫn là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho tỉnh, trên cơ sở tỉnh “đặt hàng” với nhà trường.
Ngoài ra, việc chuyển giao này sẽ giúp Trường Đại học An Giang được “cởi trói về cơ chế”. Từ đó, nhà trường có điều kiện để phát triển theo hướng chuyên sâu với quy mô, chất lượng cao hơn ở những lĩnh vực có lợi thế như nông nghiệp, thủy sản, biến đổi khí hậu…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng gợi mở với lãnh đạo tỉnh một số ý tưởng để An Giang nghiên cứu, áp dụng cho sát thực tế. Trong đó, tỉnh cần vận dụng một cách linh hoạt các quy định hiện nay của Trung ương sao cho phù hợp đặc điểm vùng miền, nhất là vấn đề tự chủ trên hai lĩnh vực y tế, giáo dục, để huy động được nguồn lực xã hội và tư nhân đầu tư vào giáo dục và y tế.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo đại diện một số bộ, ban, ngành Trung ương giải đáp những thắc mắc, tháo gỡ những khó khăn, đề xuất An Giang nêu ra tại buổi làm việc, như: quan tâm và hỗ trợ An Giang trong đào tạo cán bộ y tế, đặc biệt là đào tạo bác sĩ theo địa chỉ sử dụng; xem xét hỗ trợ An Giang tiếp nhận nguồn vốn ODA của Chính phủ Áo để đầu tư, bổ sung thêm các thiết bị chuyên dùng cho Bệnh viện Sản Nhi tỉnh An Giang với quy mô 500 giường; đầu tư xây dựng bệnh viện lao, bệnh viện phổi, bệnh viện tâm thần tỉnh An Giang, với mỗi bệnh viên quy mô là 100 giường; hỗ trợ đầu tư cho mạng lưới y tế cơ sở, đặc biệt là tại các huyện, thị xã biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít người; hỗ trợ địa phương đầu tư cở sở vật chất trường học, nhất là các phòng học và phòng chức năng phục vụ công tác dạy học, để tạo điều kiện triển khai công tác thay sách giáo khoa mới có hiệu quả hơn…
Video đang HOT
Theo Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình, 6 tháng đầu năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 6,35% so với cùng kỳ năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu đạt 432 triệu USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ; khách tham quan, du lịch đạt trên 7 triệu lượt khách, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái…
Tuy nhiên, An Giang vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: cơ cấu chuyển dịch chậm; nhiều chỉ tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, văn hóa xã hội chưa đạt được mục tiêu; việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân hạn chế; khả năng thu hút, kêu gọi đầu tư thấp; chất lượng giáo dục chưa đồng đều…
Trước đó, chiều 16/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn công tác đã thăm và làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh An Giang và Trường Đại học An Giang.
Tin, ảnh: Công Mạo
Theo TTXVN
Điểm thi THPT quốc gia 2019: Nam Định cao nhất; Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La xếp cuối
Điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia 2019 là 5,39. Nam Định là tỉnh dẫn đầu với điểm trung bình là 5,91. Các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La xếp ở cuối danh sách.
Nam Định có điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia cao nhất nước
Điểm trung bình chung các môn thi THPT quốc gia 2019 các tỉnh xếp ở các vị trí tiếp theo sau Nam Định, tỉnh đứng đầu cả nước, là Hà Nam (5,89); Ninh Bình (5,817); Bình Dương (5,813), TP.HCM (5,8); Vĩnh Phúc (5,743), An Giang (5,725); Hải Phòng (5,706) và Bạc Liêu (5,68).
Bình Dương tiếp tục gây chú ý với vị trí thứ 4, cao hơn 2 bậc so với năm 2018. Trong khi đó, Hà Nội và Nghệ An tiếp tục không lọt vào top 10 tỉnh có điểm trung bình cao nhất.
Năm nay, vùng đất học Nghệ An chỉ đứng ở vị trí thứ 36 (năm 2018 là 42) còn Hà Nội xếp ở vị trí 26 (bằng vị trí năm ngoái)
Các tỉnh có điểm trung bình thấp nhất chính là 3 tỉnh xảy ra gian lận thi cử trong năm 2018. Cụ thể, Hòa Bình là 4,65 điểm; Hà Giang là 4,325 điểm còn Sơn La là 4,12. Trong năm ngoái, 3 tỉnh này cũng nằm ở vị trí cuối bảng về mức điểm trung bình.
Nam Định có điểm trung bình môn Toán cao nhất
Đối với môn toán, Nam Định tiếp tục là tỉnh có điểm trung bình môn toán cao nhất với 6,52 điểm (trong khi mức trung bình chung cả nước là 5,64).
Các địa phương tiếp theo là TP.HCM, Hà Nam, Bình Dương, Thái Bình, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Bắc Ninh và Ninh Bình.
Đối với môn ngữ văn, Hà Nam là tỉnh xếp số 1 với mức điểm trung bình là 6,31. Tiếp theo là Cần Thơ (5,78) và Nam Định (6,52), Bạc Liêu (6,02), Ninh Bình (5,98), TP. HCM (5,97). Ở môn tự luận duy nhất này, các tỉnh Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La tiếp tục xếp ở vị trí cuối bảng.
Đối với môn vật lý, Bắc Ninh là địa phương có điểm trung bình cao nhất với 6,31 điểm. Tiếp theo là Nam Định với 6,20 điểm. Các địa phương xếp ở vị trí tiếp theo là Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Tĩnh.
Đối với môn hóa học, Nam Định tiếp tục xếp đầu với 5,94 điểm, tiếp theo là Hà Tĩnh với 5,84 điểm. Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thừa Thiên Huế, Hà Nam, Cần Thơ, Ninh Bình lần lượt xếp ở các vị trí tiếp theo trong tốp 10 tỉnh thành có điểm trung bình cao nhất.
Đối với môn sinh học, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cần Thơ là 3 tỉnh có mức điểm trung bình cao nhất với 5,22 điểm. Các vị trí tiếp theo trong tốp 10 cũng chủ yếu là các tỉnh, thành phía Nam như Lâm Đồng, Bình Dương, An Giang, Bến Tre. Đại diện các tỉnh miền Bắc trong tốp 10 địa phương có điểm trung bình môn sinh học cao nhất cả nước là Lào Cai và Tuyên Quang.
TP.HCM có điểm trung bình môn ngoại ngữ cao nhất nước
Đối với môn lịch sử, Hà Nam là tỉnh có mức điểm trung bình chung cao nhất với 4,9 (mức trung bình chung cả nước là 4,3). Các tỉnh xếp ở vị trí tiếp theo là Ninh Bình (4,87), An Giang (4,84), Nam Định (4,83)... Các tỉnh xếp ở cuối bảng vẫn là Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La.
Môn địa lý, địa phương có điểm trung bình cao nhất là Hà Nam với mức 6,49 điểm. Tiếp theo là các tỉnh An Giang, Ninh Bình, Nam Định, Bình Dương...
Ở môn giáo dục công dân, Ninh Bình là địa phương có mức điểm trung bình cao nhất với 8.09. Tiếp theo là các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Nam Định, Bình Dương đều có mức điểm trung bình từ 8,0 trở lên.
Ở môn ngoại ngữ, TP.HCM tiếp tục là địa phương có điểm trung bình trung cao nhất với 5,79 điểm (mức trung bình chung cả nước là 4,36) cao hơn so với mức năm 2018 (5,051).
Các tỉnh xếp ở vị trí tiếp theo là Bình Dương (5,18), Bà Rịa - Vũng Tàu (5,11). Thủ đô Hà Nội xếp ở vị trí thứ 5 với mức điểm trung bình là 5,03. Tiếp theo là Đà Nẵng với 4,94.
Các tỉnh xếp ở cuối bảng tiếp tục là Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La với mức điểm lần lượt là 3,29; 3,08; 2,99.
Theo Thanh niên
Làng hiếu học Nhơn Mỹ Nhơn Mỹ là một xã nằm ven sông Hậu, thuộc cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Nhơn Mỹ được nhiều người biết đến bởi nơi đây có truyền thống hiếu học. Hiện nay xã có 4 tiến sĩ, 47 thạc sĩ và hơn 400 học sinh đỗ đại học, cao đẳng được vinh danh trên bảng vàng. Buổi tuyên...