Ăn gian thứ hạng trên App Store
Hoàn toàn có thể ăn gian được vị trí xếp hạng các tiện ích, game trên bảng xếp hạng của App Store. Cách ăn gian đó được thực hiện như thế nào?
Jampp – một trong số những hệ thống quảng cáo tiện ích nền di động Ảnh: ARSTECHNICA.
Khi nhiều cách quảng bá “bẩn” vẫn tồn tại, chi phối bảng xếp hạng trên App Store thì thành công bất ngờ của Flappy Bird khiến có người nghi ngờ thứ hạng của tựa game này là chuyện bình thường. Dĩ nhiên, tác giả Nguyễn Hà Đông bác bỏ thông tin này và chúng ta nên tin ở anh bởi anh chỉ là nhà phát triển mới khởi nghiệp, không đủ tiền để có thể chi phối bảng xếp hạng. Tuy nhiên, trên thực tế hoàn toàn có thể ăn gian được vị trí xếp hạng, nếu muốn.
Phù phép lượng tải về
Đối với App Store, dịch vụ phân phối tiện ích nền iOS của Apple, thứ hạng của các tiện ích và game được sắp xếp trong một bảng Top Chart. Người dùng sử dụng bảng Top Chart này để tìm kiếm các tiện ích hay các tựa game, chính vì vậy lọt vào các thứ hạng cao có thể dễ dàng đẩy độ phổ biến của một tiện ích lên rất nhanh.
Video đang HOT
Apple sử dụng một thuật toán để sắp xếp các tiện ích trên bảng xếp hạng và minh bạch thuật toán này hoạt động như thế nào để tránh tình trạng ăn gian. Tuy nhiên, thuật toán vẫn bị lợi dụng. Hồi tháng 6/2013, hãng phân tích Distimo ước tính một tiện ích cần có khoảng 23.000 lượt tải về trong một ngày để có thể lọt vào nhóm 50 tiện ích đứng đầu bảng xếp hạng các game miễn phí và 72.000 lượt tải về để đứng trong nhóm 10 tiện ích hàng đầu. Một nghiên cứu khác của nhà phát triển tiện ích Readdle cho thấy chỉ cần 4.000 lượt tải về là có thể lọt vào tốp 10 của các tiện ích trả phí. Từ đó, một nhà phát triển có thể biết được họ cần phải giả tạo lượng tải về bao nhiêu để có thể lọt vào các thứ hạng cao.
Dịch vụ quảng bá ăn gian
Hiện có rất nhiều dịch vụ quảng bá lợi dụng bảng xếp hạng Top Chart như thế, với nhiều thủ đoạn khác nhau, từ láu cá đến vô cùng “bẩn”. Đơn giản nhất thì có các bảng quảng cáo ở khắp các trang web, bên trong các tiện ích hoặc email quảng cáo. Phức tạp hơn thì có các dịch vụ tưởng thưởng người dùng bằng tiền thật để tải về các phần mềm tiện ích, càng tải về nhiều thì phần thưởng càng cao. Thậm chí, một số dịch vụ như ChartBoost còn cho các nhà phát triển phần mềm trao đổi quảng cáo trong tiện ích của mình với nhau mà không cần phải trả phí cho ai cả…
Những thủ thuật ăn gian như thế được xem là “bí mật” được biết đến từ lâu của các tiện ích và game thành công trên App Store. Điều này cho thấy đôi khi một phần mềm, tiện ích thành công không chỉ đơn giản là vì chất lượng của nó mà còn có thể do ăn gian thứ hạng. May thay, Apple đã có rất nhiều đợt cải tiến thuật toán xếp hạng tiện ích trong bảng Top Chart, liên tục “lấp” các lỗ hổng để không bị lợi dụng. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là không có cách khác để tăng thứ hạng một cách giả mạo.
Để đối phó với các biện pháp của Apple, các nhà quảng bá ăn gian nhắm đến một biện pháp khác: Đánh giá giả mạo. Các phân tích cho thấy từ tháng 7/2013, đánh giá phần mềm có hiệu quả hơn rất nhiều so với lượt tải về. Thế là hàng loạt dịch vụ quảng bá “bẩn” như SafeRankPro, BuyAppStoreReviews, BestReviewApp, AppRebates xuất hiện với mục đích cung cấp đánh giá và nhận xét giả tạo, dĩ nhiên phải trả phí.
Lợi ích
Cách quảng bá “bẩn” này có thể ảnh hưởng đến danh tiếng của các nhà phát triển phần mềm nhưng tại sao chúng vẫn được sử dụng một cách phổ biến? Đó là vì lợi nhuận đem lại rất hấp dẫn so với mức phí phải trả cho các dịch vụ quảng bá “bẩn”. Theo hãng marketing Trademob, một lượt tải về giả tạo có giá từ 0,7-1,4 USD, phí tổng cộng để có thể đạt thứ hạng trong tốp 10 ước tính khoảng 96.000 USD nhưng với cái giá đó, nhà phát triển có thể làm tăng lợi nhuận của mình lên đến 70% đối với tiện ích và 100% đối với game – theo Trademob.
Tuy vậy, cách ăn gian này lại có tác hại rất lớn đối với người dùng thông thường và các nhà phát triển phần mềm nhỏ. Các tiện ích đôi khi không có chất lượng tốt, có nhiều lỗi, không đáng được sử dụng lại đứng đầu bảng xếp hạng, làm cho người dùng tưởng rằng chúng là các tiện ích tốt nhất. Trong khi đó, các nhà phát triển độc lập dù có thể làm ra những tiện ích chất lượng tốt hơn nhưng vì không có vốn nhiều nên không thể chạy đua với các hãng phần mềm lớn.
Theo Người Lao Động
Mashable khẳng định Flappy Bird là "sự kỳ diệu tự nhiên"
Trang công nghệ Mashable vừa có bài viết thú vị điểm lại câu chuyện thành công của Flappy Bird, một trò chơi vô cùng đơn giản nhưng dễ gây thất vọng do chàng trai người Việt Nguyễn Hà Đông tạo nên, trở thành một hiện tượng toàn cầu.
Trong bài viết có tựa đề "28 ngày danh vọng: Câu chuyện hay và lạ kỳ về Flappy Bird," Mashable cũng nói rằng khó có thể hiểu hết về câu chuyện của Flappy Bird, cả sự thăng tiến bất ngờ của nó lần sự ra đi nhanh chóng, một phần vì Hà Đông gần như từ chối mọi đề nghị phỏng vấn của báo chí.
Phân tích các dữ liệu trên Twitter của Topsy, dòng Twitter của Nguyễn Hà Đông và các dữ liệu về xếp hạng ứng dụng của App Annie, Mashable đã vẽ nên một lịch trình của trò chơi gây sốt toàn cầu này.
Hầu hết các dữ liệu xung quanh Flappy Bird và thành công từ hiệu ứng lan truyền trên Internet của được cung cấp bởi Zach Williams, một lập trình viên đã phân tích các con số đằng sau trò chơi.
Williams đã lưu lại các nhận xét về ứng dụng Flappy Bird trên iTunes trước khi trò chơi được gỡ bỏ, và kết quả là có 68.000 bài viết mà anh sẵn sàng chia sẻ với Mashable để từ đó tìm hiểu con đường phát triển của nó.
Thành công bất chợt của trò chơi khiến cho một số người cáo buộc Nguyễn Hà Đông đã sử dụng những thủ thuật mờ ám - kể cả việc mua traffic hoặc trả tiền để có các nhận xét giả mạo nhằm giúp cho Flappy Bird thăng hạng.
Tuy nhiên sau khi xem xét kỹ mọi dữ liệu trùng với thời điểm Flappy Bird bắt đầu được biết đến qua cách thức truyền miệng, Mashable khẳng định không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có những hành động không đàng hoàng, giả mạo đánh giá hoặc xếp hạng.
"Thực sự Flappy Bird không phải là một trò lừa đảo mà là một sự kỳ diệu xảy ra hoàn toàn tự nhiên từ một nơi không ai biết đến để rồi tạo nên một thành công tuyệt vời và việc gỡ bỏ khỏi App Store quả là điều cay đắng," bài báo nhấn mạnh./.
Theo Vietnamplus
Tác giả game Flappy Bird không ngờ về sức hút của trò chơi Nhờ trò chơi miễn phí này, Đông kiếm được khoảng 50.000 USD (tức khoảng 1 tỉ đồng) mỗi ngày. Flappy Bird đang trở thành ứng dụng miễn phí số một được người dùng di động ở nhiều quốc gia ưa chuộng. Trên các mạng xã hội, game nói trên trở thành hiện tượng, thu hút nhiều bình luận. Trên App Store, tính đến...