Ăn gì trước khi tập thể dục để giảm cân tốt nhất?
Tập thể dục khi đói đốt cháy calo nhiều hơn, làm tăng tốc độ giảm cân. Tuy nhiên, nếu bạn tập thể dục khi đói cũng có thể gây chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, làm tăng nguy cơ chấn thương.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn nhẹ 1-2 giờ trước khi tập luyện. Nên tránh ăn những thực phẩm giàu axit và chất béo. Chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng đồ ăn nhẹ có carbohydrate và protein dưới 200 calo để tăng năng lượng.
Nên ăn nhẹ 1-2 giờ trước khi tập luyện để giảm cân tốt nhất – Ảnh: Internet
Ăn một bữa ăn nhẹ (từ 100-200 calo) trước khi tập thể dục
Bữa ăn nhẹ này nên chứa loại carbohydrate có thể tiêu hoá nhanh (chỉ số glycemic cao) và ít chất béo. Điều này sẽ giúp cơ thể nhanh chóng tiêu hóa hết thức ăn và cung cấp đủ năng lượng trong suốt thời gian tập luyện. Dưới đây là vài ví dụ phù hợp cho một bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục:
- Chuối rất tốt trong việc cung cấp carbohydrate cho cơ thể. Nó cũng chứa kali, hỗ trợ cơ và chức năng thần kinh. Ăn chuối trước khi tập luyện sẽ cung cấp protein thiết yếu cho việc xây dựng và sửa chữa cơ bắp.
- Yến mạch rất nhiều chất xơ, hỗ trợ giải phóng carbohydrate ổn định, cung cấp năng lượng trong khi tập luyện. Yến mạch chứa các vitamin B giúp chuyển đổi carbohydrate thành năng lượng.
- Nước trái cây là một bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện tuyệt vời bởi vì chúng bao gồm một lượng lớn protein. Nước trái cây cũng có thể được tiêu hóa nhanh chóng và cung cấp cho bạn năng lượng trước khi tập luyện.
- Một lát bánh mì nguyên hạt là một nguồn bổ sung carbohydrate rất tốt, đặc biệt nếu bạn có nó với mật ong hoặc mứt. Bạn có thể ăn bánh mì nguyên hạt với trứng luộc 45 phút trước khi bắt đầu làm việc.
- Lòng trắng trứng. Chất béo trong lòng đỏ trứng được chuyển hóa chậm trong cơ thể, làm bạn cảm thấy cồng kềnh và chậm chạp trong khi tập luyện. Vì vậy, ăn lòng trắng trứng trong bữa ăn của bạn trước khi tập thể dục sẽ cung cấp cho bạn 4 gram chất đạm mà không có chất béo.
Bổ sung đủ nước trong khi tập thể dục
Trong khi tập thể dục, bạn chú ý bổ sung thêm nước tinh khiết. Bạn có thể vắt thêm chút chanh để giải khát. Lưu ý, bạn không nên uống những loại nước pha sẵn như soda hay nước ngọt. Đặc biệt là không nên uống rượu trong lúc tập luyện.
Sau khi tập thể dục thì sao?
Sau một khoảng thời gian hoạt động, cơ thể lúc này đã sử dụng gần hết nguồn năng lượng bạn tích trữ trước đó. Bạn có thể nghĩ đến các món ăn có hàm lượng protein cao có trong thịt, cá, trứng, sữa để phục hồi cơ bắp. Ăn một ít ngũ cốc với sữa ít béo hoặc uống nước trái cây ngay sau khi tập sẽ giúp bạn “cứu rỗi” bao tử tạm thời trong lúc chờ đến bữa ăn tối chính.
Video đang HOT
Các thực phẩm bạn ăn trước khi bạn tập thể dục ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động thể thao của bạn. Những lời khuyên này sẽ giúp bạn có kế hoạch bữa ăn trước khi tập thể dục để ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp, để giữ cho bạn cảm giác đói, và làm nhiên liệu cho cơ bắp của bạn để hoạt động.
Thu Thủy
Theo motthegioi
Hàng loạt hiểu lầm về chuyện tập luyện mà dám cá bạn không hề nắm rõ
Chạy quá nhiều khiến bắp chân to hơn, nên đi bộ 10.000 bước mỗi ngày, tập thể dục càng lâu càng tốt... là 3 trong 9 sự hiểu sai hàng đầu của con người về vấn đề tập thể dục.
Các chuyên gia của Viện nghiên cứu khoa học thể thao Trung Quốc (CISS) đã đưa ra 9 hiểu lầm hàng đầu của mọi người về vấn đề tập thể dục thể thao.
1. Đánh cầu lông gây chấn thương đầu gối
Đánh cầu lông đòi hỏi người chơi phải vận động một cách linh hoạt, sử dụng nhiều đến phần chân, đặc biệt là đầu gối. Vì vậy, nhiều người cho rằng, đánh cầu lông dễ gây ra chấn thương đầu gối. Nhưng không phải vậy, chấn thương là do bạn hoạt động không khoa học.
Sự không khoa học này biểu hiện ở:
- Thiếu sự khởi động trước khi đánh cầu lông. Lúc tăng tốc đột ngột hay thay đổi hướng, bạn sẽ rất dễ bị căng dây chằng chân.
- Không chú ý luyện tập các cơ xung quanh khớp gối, tập luyện vội vàng không theo trình tự cũng rất dễ gây chấn thương đầu gối.
- Tần suất tập thể dục và số lượng bài tập không cân đối.
- Thiếu các bài tập sau hoạt động như giãn cơ.
- Quá phụ thuộc vào miếng đệm đầu gối.
2. Chạy quá nhiều sẽ làm bắp chân to hơn
Sau khi chạy một thời gian dài, bạn hay cảm thấy đau nhức cơ bắp, đặc biệt là lúc mới chạy, và rất nhiều người cảm giác chân mình lúc đó to hơn, thô hơn.
Trên thực tế, do bắp chân phát lực hơn, gắng sức hơn, lưu lượng máu tăng cường ở bắp chân khiến bạn cảm thấy như vậy. Cảm giác đó sẽ dần biến mất, miễn là phương pháp tập luyện chính xác, hiệu quả.
3. Gập bụng giúp bụng thon gọn hơn
Gập bụng là lựa chọn hàng đầu của những ai muốn giảm mỡ bụng, có được vòng 2 thon gọn. Tuy nhiên, mặc dù đây là cách tăng cường sức mạnh cho cơ bụng nhưng hiệu quả làm giảm lượng mỡ cục bộ ở bụng không rõ ràng. Đối với việc giảm mỡ bụng, bạn nên tập aerobic, các bài tập liên quan đến các nhóm cơ lớn, toàn thân.
4. Không cần giãn cơ sau khi tập thể thao
Đa số mọi người đều biết rằng nên khởi động trước khi tập luyện hay chơi môn thể thao nào đó nhưng lại rất ít người chú ý đến giãn cơ sau khi tập thể thao xong.
Mục đích của việc giãn cơ sau khi tập thể thao là để giảm bớt sự mệt mỏi của các mô cơ, phục hồi chức năng cơ bắp, chuẩn bị cho bài tập luyện tiếp theo. Mỗi phần cơ được giãn ra trong khoảng 30 đến 60 giây, lặp lại 2 đến 3 lần.
5. Nên đi bộ 10.000 bước một ngày
Số liệu 10.000 bước một ngày do các nhà khoa học dựa vào khả năng nâng cao sức khỏe của đại đa số người thông qua việc tập luyện cường độ thấp. Hơn nữa, hiệu quả của việc đi nhanh 10.000 bước và đi chậm 10.000 bước là không giống nhau.
Đại học Y khoa thể thao Hoa Kỳ (ACSM) khuyến khích người trưởng thành nên thực hiện 7.000 bước đi bộ nhanh mỗi ngày. Những người lớn tuổi, yếu hơn có thể đi bộ ít rồi tăng dần số bước mỗi ngày.
6. Cân nặng không giảm có nghĩa là không gầy đi
Trọng lượng cơ thể thường được coi là chỉ số duy nhất, là tiêu chuẩn đánh giá béo phì nhưng đây hoàn toàn là cách nhìn phiến diện.
Giảm cân là giảm hàm lượng chất béo, giảm lượng mỡ trong cơ thể, còn nếu giảm lượng nước, giảm cơ bắp, chất lượng xương thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Sự thật là, trọng lượng của cơ gấp khoảng 1,4 lần so với mỡ.
Khi bạn tập thể dục, cơ thể sẽ tiêu hao lượng mỡ, chất béo trong cơ thể, thúc đẩy và tăng khối lượng cơ bắp. Bởi vậy, có thể cân nặng của bạn không giảm nhưng thực sự thì bạn đã giảm được lượng mỡ trong cơ thể của mình rồi.
7. Tắm ngay sau khi tập thể dục
Điều này là không đúng Tập thể dục khiến bạn đổ nhiều mồ hôi gây thiếu nước, tắm ngay sau đó dẫn đến giảm lượng máu trong cơ thể. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, hoặc những người ít tập thể dục mà tập thể dục cường độ cao có thể dẫn đến lượng máu cung cấp cho tim không đủ.
Nếu tắm nước nóng ngay lập tức, cơ thể sẽ tăng lưu lượng máu dưới da, thiếu máu về tim và não khiến bạn chóng mặt, hạ đường huyết, bị sốc và choáng.
8. Tập luyện càng lâu, hiệu quả càng cao
Tổn thương khớp tay, khớp đầu gối, bàn chân... chủ yếu là do sự tích lũy dần dần tổn thương vì tập luyện cường độ quá mức.
Ngoài ra, tập luyện quá sức, cường độ cao có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết và miễn dịch của cơ thể như giảm nồng độ testosterone, tăng rồi lại giảm nồng độ cortisol trong máu. Mọi người sẽ bị rối loạn giấc ngủ, khó chịu và mệt mỏi.
9. Phải tập luyện đến lúc cơ bắp đau nhức mới dừng
Rất nhiều người coi sự mỏi, đau nhức cơ bắp này là sự biểu hiện của việc tập luyện hiệu quả. Thật vậy, tập thể dục tác động nhất định đến cơ bắp, chính sự tác động này làm cho cơ bắp sản sinh sự thay đổi và đạt được hiệu quả luyện tập.
Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy đau nhức cơ bắp là do sự gãy, đứt các kết cấu nhỏ bên trong cơ bắp. Do đó, đau nhức cơ bắp không phải là chỉ số đo hiệu suất tập luyện mà là dấu hiệu của sự tổn thương vi mô đối với cơ bắp.
Theo Helino
Học hỏi cổ nhân Trung Hoa, cậu bé 12 tuổi tự đâm kim châm cứu vào dương vật để tỉnh ngủ khi làm bài tập về nhà Nếu như cậu bé không chủ động khai báo với bố mẹ, có lẽ sức khỏe đã gặp nguy hiểm. Trang Sohu đưa tin, bé trai tên Tiểu Long, 12 tuổi sống ở Thiểm Tây, Tây An, Trung Quốc vừa trải qua một cuộc phẫu thuật để rút một cây kim 11cm ra khỏi dương vật. Theo đó, câu chuyện đằng sau sự...