Ăn gì trong những ngày nắng nóng để tốt cho sức khỏe?
Trong những ngày nắng nóng, lựa chọn thực đơn phu hơp sẽ giúp bạn bơt mệt mỏi, giư sưc khoe đê lam viêc va vui chơi.
Nắng nóng nên ăn gì?
Mùa hè, thường hay gặp tình trạng phải uống nhiều nước nên rất chán ăn, do đó các loại thực phẩm cần chế biến sao cho dễ ăn, dễ tiêu thích hợp với khẩu vị của nhiều người.
Nên chọn các loại rau củ, quả có tính mát để ăn trong ngày nắng nóng (Ảnh minh họa: Internet)
Những món canh cho ngày nắng nóng
Canh thường là món ăn chủ lực trong những oi ả. Các loại canh cua, tôm, tép, thịt nấu với rau đay, rau mồng tơi, rau dền… là lựa chọn hàng đầu. Đồng thời, cua, tôm, tép giàu chất canxi giúp xương chắc khỏe và tim hoạt động tốt.
Món rau cho ngày nắng nóng
Nên sử dụng các loại rau có tính mát, dễ tiêu cần được lựa chọn như: mướp đắng, bí xanh, rau dền…
- Rau ngót nhiều vitamin C, là rau mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt cao.
- Rau muống là loại rất thông dụng, có thể luộc, xào nấu đều rất dễ ăn.
- Cà rốt có chứa vitamin A rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các tế bào khỏe mạnh. Các loại vitamin B có trong cà rốt thì giúp cho cơ thể săn chắc, trẻ lâu và làm sáng da.
Video đang HOT
Lựa chọn thịt cho ngày nắng nóng
Nguồn chất đạm như thịt lợn, thịt bò cần chế biến sao cho dễ ăn, dễ tiêu như thịt luộc, thịt nấu canh chua với me, sấu… Nên hạn chế hoặc tránh làm các món ăn xào, rán do dễ gây cảm giác chán và khó ăn.
Cá và thủy hải sản
Đây là lựa chọn thích hợp để cung cấp chất đạm và béo trong mùa hè vì cá và thủy hải sản là đạm dễ tiêu, chất béo có lợi cho sức khỏe. Cá nên chế biến các món canh chua, hấp cho dễ ăn, tránh các món rán, nướng, kho vì khó ăn, mau ngán mà còn gây khát nước.
Trái cây ngay nong
Các loại trái cây vừa dễ ăn vừa là nguồn cung cấp chất muối khoáng rất tốt cho cơ thể. Các loại dưa như dưa hấu, dưa bở, dưa hồng… không chỉ là những thực phẩm thanh lọc tốt nhất mà còn có công dụng làm đẹp da hiệu quả mà phụ nữ rất ưa chuộng.
- Cam, quít, bưởi là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất, chúng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mùa hè.
- Chuối, đu đủ, vải, nhãn, na… nói chung là trái cây mùa hè đều chứa nhiều muối khoáng có ích và chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe khi bạn dùng sau các bữa ăn chính.
Bên cạnh việc ăn uống, khi đi ra ngoài, bạn nên có mũ áo hay khẩu trang chống nắng đầy đủ để cơ thể tránh bị say nắng hay cảm nắng.
Theo giadinhvietnam
Những bệnh trẻ rất dễ mắc phải khi trời nắng nóng
Mùa nắng nóng, độ ẩm trong không khí khá cao là những điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh bùng phát. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, trẻ em dễ bị mắc các bệnh về hô hấp bởi sốt cao co giật và tiêu chảy cấp do sức đề kháng còn yếu và chưa có ý thức bảo vệ bản thân.
Bệnh về đường hô hấp
Khi trời nắng nóng trẻ thường bị sốt viêm họng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp nhiều hơn sốt virus. Nguyên nhân là thói quen dùng điều hòa của bố mẹ. Khi nắng nóng, mọi người thường có thói quen bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp. Lúc đó nhiệt độ ở trong phòng lạnh nhưng bên ngoài lại quá nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa trong phòng và ngoài trời sẽ làm cơ thể không thích ứng kịp khi từ trong phòng ra ngoài hoặc ngược lại.
Tiêu chảy, nhất là tiêu chảy cấp
Mùa nóng là mùa bùng phát và dễ mắc bệnh tiêu chảy là do nắng nóng thức ăn dễ bị ôi thiu, môi trường ô nhiễm làm phát tán mầm bệnh tiêu chảy. Trẻ hay khát nước nên dễ uống những loại nước giải khát không đảm bảo vệ sinh khi mùa nắng nóng.
Ngộ độc thức ăn
Thời tiết nắng nóng nếu thức ăn không được bảo quản kỹ và việc chế biến không đảm bảo qui trình vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ là nguyên nhân gây ra ngộ độc thức ăn ở trẻ em, nhất là môi trường học đường.
Nhiễm siêu vi
Trẻ bị bệnh vào mùa nóng đa số là do mất nước hay nhiễm siêu vi. Đó là những loại virus gây bệnh như siêu vi hợp bào gây bệnh viêm đường hô hấp, siêu vi quai bị, thủy đậu, tiêu chảy hoặc ói cấp tính. Ngoài ra có nhiều loại siêu vi gây bệnh thành dịch như cúm, bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, dịch đau mắt đỏ.
Người mắc bệnh có thể lây lan do tiếp xúc với dịch tiết, dịch bắn ra từ hắt hơi, ho sổ mũi, nhanh chóng lan truyền nếu ở chỗ đông người như ở chợ, trường học.
Nhiều loại siêu vi gây bệnh ở đường hô hấp và đường tiêu hóa, khi xâm nhập vào cơ thể trẻ có thể biến chứng sinh một số bệnh khác nhau (viêm hầu, họng, thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa...).
Viêm não nhật bản B, viêm màng não ở trẻ em: Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế về bệnh truyền nhiễm thì tỷ lệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản B ở trẻ em mùa nắng nóng thường tăng cao hơn mùa mưa. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm nếu bệnh diễn tiến nặng mà không được phát hiện kịp thời.
Bệnh tay chân miệng
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhiều nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, khả năng lây lan rất cao. Bệnh liên quan đặc biệt đến vấn đề vệ sinh cá nhân và môi trường.
Bệnh nguy hiểm thật sự nếu xuất hiện các biến chứng về thần kinh như run chi, co giật, gồng người, hốt hoảng, lơ mơ...Nếu gặp những biểu hiện này phụ huynh nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để được chữa trị kịp thời.
Sốt xuất huyết
Thường kéo dài từ mùa mưa sang mùa nắng nóng. Sốt xuất huyết cần được phát hiện sớm để tránh biến chứng.
Bảo Ly
Theo baonhandao
Mùa nắng nóng, coi chừng những bệnh nguy hiểm với mắt Mắt không chỉ đối mặt với những nguy hại do tia cực tím gây ra mà còn dễ bị các loại vi rút gây bệnh tấn công. Bác sĩ cảnh báo dịch đau mắt đỏ và những loại bệnh liên quan khác thường bùng phát trong giai đoạn nắng nóng, cộng đồng chú ý phòng tránh. Tranh thủ giờ tan học của con...