Ăn gì thanh lọc cơ thể sau Tết?
Sau Tết tôi bị tăng cân và ngấy thức ăn, nên bổ sung món gì vào thực đơn để thanh lọc cơ thể, ăn ngon miệng và không béo.
(Ngọc, 36 tuổi, Hà Nội)
Trả lời:
Sau Tết, gia đình cần loại bỏ toàn bộ các thực phẩm có carbohydrat không lành mạnh như ngũ cốc tinh chế, thực phẩm chế biến tinh bột. Bổ sung vào bữa ăn nhiều rau xanh và thực phẩm tươi. Hạn chế cho thêm muối và nước sốt hoặc gia vị vào món ăn. Nên ăn ở dạng luộc, hấp để giữ độ thuần khiết của các thực phẩm tươi.
Ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh để bổ sung chất xơ giúp tăng nhu động ruột và nhiều vitamin cũng như khoáng chất. Mọi người có thể phân chia phần thực phẩm thành 5 phần rau, 4 phần trái cây, 3 phần đậu và 3 phần ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung một số loại thảo mộc tươi vào món ăn nếu cần thêm hương vị như rau mùi, hạt mùi, cỏ xạ hương, hoa hồi, quế, bạc hà…
Các loại hạt dinh dưỡng chứa chất béo không bão hòa cũng rất phù hợp cho thực đơn sau Tết như hạt lanh, hạt thông, hạt điều, hạt dẻ…
Video đang HOT
Rau họ cải rất giàu vitamin B, sắt, magie, kali, glycine giúp bảo vệ tế bào gan và thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Các loại cải như bông cải xanh, cải xoăn, cải bắp đã được nhiều nghiên cứu khẳng định hỗ trợ bảo vệ tế bào gan và tăng đào thải độc tố, hỗ trợ miễn dịch tốt.
Đậu và ngũ cốc nguyên hạt (nguồn bổ sung protein tự nhiên từ thực vật) cũng chứa đầy đủ các loại acid amin cần thiết. Đây có thể là nguồn protein thay thế tạm thời cho protein từ động vật đã được sử dụng quá nhiều trong dịp Tết.
Bổ sung atisô giàu chất xơ và các chất dinh dưỡng như kali, vitamin C, magie và axit folic giúp thúc đẩy chức năng túi mật, gan khỏe mạnh, ngăn ngừa chứng khó tiêu. Hạt đậu xanh có thể lọc bỏ các chất kim loại nặng, thậm chí được coi là toa thuốc giải độc khi bị ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm.
Một số thực phẩm khác như củ cải, gạo lứt… làm giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, thanh lọc gan. Nước gạo lứt còn có làm đẹp da, giảm nhức mỏi, phong thấp ở người già.
Gừng, tỏi giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, tốt cho hệ tiêu hóa và đánh bại chứng đầy hơi, cải thiện tiêu hóa.
Bổ sung nước từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày. Uống thêm nước chanh, cam giàu vitamin C, cân bằng lượng kiềm và độ PH, tăng cường hệ miễn dịch, giúp gan khỏe mạnh và làn da săn chắc mịn màng. Ngoài ra, các loại trái cây họ cam, quýt… giúp gan sản xuất các enzyme giải độc, loại bỏ các chất ô nhiễm.
Nước dừa có tính hàn, giải nhiệt làm mát, chống mất nước, hỗ trợ tiêu hóa do có lượng chất xơ cao. Một ly nước dừa trong những ngày sau Tết sẽ giúp thanh lọc cơ thể và tốt cho tiêu hóa. Uống trà xanh ngăn ngừa các tình trạng như mụn cóc sinh dục, bệnh gan, các vấn đề tiêu hóa, nhiễm khuẩn,…
Tập luyện thể dục thể thao tiêu hao năng lượng dư thừa như aerobic, khiêu vũ, boxing, chạy bộ, đạp xe… hoặc các môn thể thao thư giãn như yoga, thiền. Các môn thể dục này không chỉ giúp thân hình săn chắc, hỗ trợ kiểm soát cân nặng mà còn giúp thanh lọc cơ thể bằng việc ra nhiều mồ hôi, thư giãn cơ bắp và là cách xả stress khá hiệu quả.
“Làm sạch” gian bếp, loại bỏ các loại thực phẩm tồn dư của dịp Tết bởi đa phần các loại thực phẩm này đều giàu chất béo, độ đạm cao.
Thư giãn bằng ngâm chân hoặc xông hơi để ngủ ngon và thải độc rất tốt. Bạn có thể ngâm chân vào chậu nước nóng có chút muối biển hoặc một tuần đi tắm xông hơi 2-3 lần.
7 thực phẩm giàu kẽm tốt cho hệ miễn dịch
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng liên quan đến sự phát triển cũng như chức năng sinh lý của con người. Dưới đây là một số thực phẩm chứa nhiều kẽm cho bạn tham khảo.
Hàu: Một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất, trung bình 6 con hàu sẽ có tới 52 mg kẽm, trong khi hàm lượng kẽm cần thiết của một người là 11 mg mỗi ngày. Bên cạnh đó các loại động vật có vỏ khác như cua, tôm hùm... cũng cung cấp nhiều kẽm. Các tác dụng phụ do nạp quá nhiều kẽm là điều rất hiếm gặp, tuy nhiên một số triệu chứng có thể xảy ra sẽ là đau đầu, buồn nôn, chán ăn và tiêu chảy. Ảnh: Everyday Health.
Đậu lăng: Bên cạnh món đậu hũ, người ăn chay có thể bổ sung đậu lăng với hàm lượng kẽm tương đối giống nhau, mỗi 130 g đậu lăng nấu chín sẽ có 3 mg kẽm. Loại đậu này có thể được sử dụng để chế biến rất nhiều món ăn ngon miệng như súp đậu lăng hay bánh mì kẹp thịt thuần chay. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại đậu khác như đậu gà, đậu hải quân (navy bean) và đậu đen. Ảnh: Medical News Today.
Yến mạch: Bên cạnh thịt và các loại đậu, yến mạch là một nguồn tinh bột có chứa kẽm và rất tốt cho cơ thể của bạn. Bên cạnh các chất dinh dưỡng đến từ yến mạch như vitamin B, sắt và chất xơ, cứ mỗi 120 g yến mạch còn có 2 mg kẽm. Hãy thêm vào bữa sáng của bạn một bữa yến mạch cùng với hạt gai dầu để tăng hàm lượng kẽm cho cơ thể cũng như chất xơ. Ảnh: Veggie Inspired.
Sữa chua: Ngoài việc cung cấp men vi sinh có lợi cho hệ thống đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và hệ miễn dịch, sữa chua cũng như các chế phẩm từ sữa cũng là một trong những nguồn thực phẩm chứa nhiều kẽm, canxi và đạm. Bên cạnh đó, trong các sản phẩm từ sữa còn chứa tryptophan, một axit amin giúp cải thiện giấc ngủ. Ảnh: Serious Eats.
Các loại hạt: Bên cạnh khả năng cung cấp chất béo tốt cho cơ thể, một số loại hạt cũng chứa kẽm. Đứng đầu trong danh sách là hạt gai dầu, với 28 g sẽ có 3 mg kẽm. Bạn có thể ăn kèm loại hạt này với sữa chua, salad hoặc yến mạch. Ngoài ra, những lựa chọn thay thế khác có thể kể đến là hạt chia và hạt lanh. Ảnh: WellMe.
Nấm: Mặc dù các loại rau không chứa hàm lượng kẽm cao, khoáng chất này lại xuất hiện nhiều hơn ở các loại nấm. Lựa chọn tốt nhất có thể kể đến là nấm hương và nấm mỡ trắng. Ảnh: Momsdish.
Mì sốt đậu đen Hàn Quốc ngon khó cưỡng Mì sốt đậu đen Hàn Quốc là món ăn nhanh được ưa thích tại Hàn, món mì này ngon và hấp dẫn người dùng ngay từ lần đầu thưởng thức. Vậy các bạn hãy nhanh tay cùng Thế Giới Ẩm Thực vào bếp và học cách làm món mì sốt đậu đen Hàn Quốc ngay tại nhà cho cả nhà cùng thưởng thức...